Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Các bác tài chia sẻ gì về nội dung này, mời các bạn cùng VOV Giao thông đến với cuộc trò chuyện ngay sau đây:
Tôi đang ngồi trong xe cùng anh Đoàn Hữu Mạnh, một tài xế taxi sân bay. Chào anh, anh có biết thông tin cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe trong xuyên suốt dịp nghỉ lễ sắp tới?
Có, nói chung theo tôi, càng những ngày nghỉ lễ, cảnh sát giao thông càng ra đứng kiểm tra 24/24 càng tốt.
Bởi những ngày đấy, nhiều trường hợp lợi dụng rượu bia rồi đi ngổ ngáo, lạng lách, đánh võng, gây nguy hiểm cho bản thân người ta cũng như xã hội.
Ngoài tăng tần suất, việc kiểm tra tiếp tục theo phương châm “không có vùng cấm”…
Đúng rồi, không có vùng cấm như thế là tốt. Khi mà Nhà nước đề ra luật, mà cứ xin xỏ, gọi điện hỗ trợ thì luật đó không nghiêm, con người ta bị nhờn luật.
Dưới góc độ tài xế, anh nhận thấy người đi đường đã có chuyển biến nhận thức về vi phạm nồng độ cồn?
Nói chung, từ ngày cơ quan chức năng ra quy định về nồng độ cồn, mình ra đường cảm thấy yên tâm hơn, người ta đi nghiêm túc hơn. Ví dụ mình là người lái xe thì không dám uống, mà đã uống thì 2-3 hôm không dám lái xe.
Còn các hành khách của anh thì sao?
Cũng có say đấy, nhưng nếu bảo say xỉn quá như xưa thì giờ người ta cũng hạn chế. Trước đây, sau khi nhậu, họ lên xe say mềm người không biết gì, nhưng có thể bây giờ, họ uống giảm đi 50% chẳng hạn. Cảm thấy khách hàng đi cũng tỉnh táo, không như ngày xưa.
Cảm ơn ý kiến của anh.
Nhận thức của các tài xế được nâng cao về vi phạm nồng độ cồn, đó cũng là nhận định của anh Đoàn Văn Thiệu, ở Hoàng Mai, Hà Nội. Theo anh Thiệu, bên cạnh kiểm tra tài xế ô tô, lực lượng chức năng cũng cần kiểm tra nồng độ cồn với người đi xe máy, xe đạp:
"Quan điểm của em đã uống rượu bia không tham gia giao thông. Vì trên đường nhiều cái khó nói lắm, va quệt, nhiều cái bất lợi khi di chuyển. Nếu uống thì em không di chuyển hoặc gọi xe. Em thì thấy nếu đi xe máy sử dụng rượu bia là nhiều, và thêm chế tài với người đi xe đạp. Nếu buông lỏng cho xe đạp thì đấy là lỗ hổng lớn."
Vào dịp nghỉ lễ 2/9 hàng năm, thương vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia đều có xu hướng tăng so với ngày thường. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng bản thân và những người xung quanh, ý thức chấp hành quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe” cần dựa trên sự tự giác, không chỉ ở những tuyến đường, những thời điểm có lực lượng chức năng ra quân triển khai.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.