Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Khi rừng cần người giữ và truyền lửa (Kỳ 1): Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng: Thiếu là điều dễ hiểu

Vũ Loan: Thứ sáu 05/05/2023, 16:07 (GMT+7)

Thực hiện Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, hạt kiểm lâm tại các Vườn Quốc Gia trên cả nước đều giải thể và thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thay cho lực lượng kiểm lâm trước kia.

Đến nay, sau hơn 4 năm hoạt động, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải đối mặt với những khó khăn rất lớn, đặc biệt về nhân sự, khiến cho nguy cơ rừng rỗng tại Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo động.

Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi với 34 vườn quốc gia đa dạng, phong phú các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, rừng VN đang phải đối mặt với nguy cơ rừng rỗng, khi hệ sinh thái rừng đang dần biến mất. T

rong khi đó, lực lượng chuyên trách trực tiếp bảo vệ rừng tại các Vườn quốc gia lại gặp rất nhiều biến động về nhân sự ngay sau khi Nghị định số 01/2019 được thực thi khá đột ngột.

Lực lượng kiểm lâm đi tuần tra. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Lực lượng kiểm lâm đi tuần tra. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ông Phạm Thiên Cường- GĐ Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ VQG Cúc Phương nói rõ sự bất cập đầu tiên về thẩm quyền:

"Mã ngạch nó là như nhau, VD Kiểm lâm viên là 1026 thì kiểm lâm tại các hạt kiểm lâm trực thuộc sở tỉnh là công chức, họ có quyền xử phạt vi phạm hành chính, phụ cấp công vụ, nhưng kiểm lâm tại các VQG lại là viên chức, nên không được xử phạt hành chính, nên nếu bây giờ bắt thì chỉ có bác Giám đốc vườn mới được xử phạt hành chính, nếu hết nhiệm kỳ 5 năm mà bác GĐ vườn thành viên chức thì cũng không có thẩm quyền xử phạt nên việc xử phạt này lại phải chuyển sang hạt kiểm lâm của huyện thì nó rất bất cập, nên kiểm lâm các vườn cũng thiệt thòi về cả cái quyền được làm, thiệt thòi về công vụ."

Ai cũng thấy rõ, điều kiện làm việc của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng  rất khó khăn, vất vả, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là khi thực địa, như: điện không có, nước sinh hoạt hay lương thực thực phẩm thiếu thốn, biên chế mỗi trạm lại chỉ có 2-3 người luân phiên nhau trong khi đây cũng là lực lượng trực tiếp phải đương đầu thường xuyên với rủi ro, nguy hiểm do các đối tượng vi phạm rừng gây ra. Tuy nhiên, mức lương cho công việc này cũng gặp phải biến động lớn ngay khi áp dụng Nghị định 01/2019.

Ông Hoàng Công Tuấn - Giám đốc vườn quốc gia U Minh Thượng chia sẻ: "Trước đây gọi là lực lượng kiểm lâm nên được nhiều chế độ như lực lượng kiểm lâm hiện nay như phụ cấp thâm niên nghề, rồi chế độ khác về quần áo, trang thiết bị, các phụ cấp khác nữa, nhưng sau khi chuyển sang lực lượng chuyên trách thì gần như không có phụ cấp gì thêm mà chỉ có lương hiện nay là 3-4 triệu đồng/người là gần như chỉ đảm bảo thu nhập cho cá nhân họ thôi chứ đừng nói gì tới gia đình.

Biên chế cần có tuyển nhưng chúng tôi có thông báo nhưng không có ai xin vào. Hầu như đến nay không có ai đăng ký, họ chỉ có đến tham khảo thôi, sau khi nghiên cứu và vào rừng thực tế thì họ không nộp hồ sơ nên hầu như chúng tôi không tuyển dụng được."

Đối với những người phụ trách các Vườn quốc gia thì nỗi lo về tuyển dụng được nhân sự giữ rừng đã lớn, nỗi lo giữ chân được những người đang làm công việc này còn lớn hơn nữa.

Ông Nguyễn Công Hoằng – GĐ Vườn quốc gia U Minh Hạ chia sẻ: "Trước được hưởng các khoản phụ cấp tương đối nhiều thì sau đó bị cắt hết nên tư tưởng anh em bất an, có tình trạng nghỉ việc, xin chuyển công tác, chuyển biến phức tạp nhiều hơn trước, trong năm nay một số anh em xin nghỉ nữa, điều kiện khó khăn quá, mặc dù yêu ngành nhưng cuộc sống khó khăn quá thì khó giữ chân anh em được."

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn