Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Hướng tới thương mại điện tử bền vững cần yếu tố nào?

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 21/02/2024, 19:36 (GMT+7)

Thương mại điện tử Việt Nam đã trải qua giai đoạn 10 năm phát triển nhanh chóng. Mức tăng trưởng thương mại điện tử được ghi nhận đạt từ 20-30%/năm; quy mô thị trường đạt 20,5 tỷ USD chỉ trong năm 2023. Con số này dự báo thay đổi theo hướng tốt hơn, ngay trong năm 2024.

Phát triển nhanh là hoàn toàn có thể, nhưng hướng tới thương mại điện tử bền vững còn cần gì?

 

Ảnh minh họa: Freepik

Ảnh minh họa: Freepik

Các chuyên gia nhận định, việc duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tích cực phải gắn liền với ổn định. Nếu tăng trưởng không tích cực hoặc thiếu tính ổn định, phát triển thương mại điện tử sẽ không bền vững. Thời gian qua yếu tố này luôn được đảm bảo và là điểm sáng của ngành khi tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 20-25%/năm và năm sau luôn cao hơn năm trước. 

Với yếu tố thứ hai là sự cân bằng, hài hòa lợi ích các bên - từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng, đến thu hẹp khoảng cách vùng miền và đảm bảo tính liên kết vùng … 

Chuyên gia thương mại điện tử Lê Thị Hà khẳng định, “vẫn là bài toán khó với cấp vĩ mô, cộng đồng doanh nghiệp và cấp tỉnh, thành, ngành”: "Yếu điểm vẫn cần phải khắc phục, thể hiện rất rõ, đó là thương mại điện tử vẫn tập trung vào một số thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh. Cần làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương để sẽ bắt nhịp được với tốc độ phát triển thương mại điện tử chung để kết nối được, đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ thế mạnh của địa phương tham gia thị trường xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường".

Thị trường hàng hoá truyền thống có khái niệm “khách hàng trung thành”, thương mại điện tử muốn bền vững cũng phải quan tâm tạo dựng và duy trì niềm tin tiêu dùng số. Trong vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ cần có động lực, niềm tin rằng thị trường sẽ có cơ chế bảo vệ để họ có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép; còn người tiêu dùng thì cần được tạo dựng niềm tin – đó là niềm tin vào chất lượng hàng hóa được bày bán online, niềm tin được đảm bảo quyền lợi khi tham gia thị trường này.

Hơn 10 năm qua, đây vẫn được coi là trở ngại lớn nhất trong nỗ lực phát triển và phát triển thương mại điện tử bền vững.

Để giải quyết vấn đề, ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương nhận định: "Thời gian qua, Cục Thương mại tử và kinh tế số luôn luôn thúc đẩy và luôn luôn là muốn trở thành đơn vị không chỉ quản lý mà đồng. Nền tảng này sẽ gồm có 5 thành tố và phải có hạ tầng có ba lớp: Thứ nhất là hạ tầng về công nghệ. Thứ hai là hạ tầng về các giải pháp để quản lý và điều tiết thị trường. Thứ ba là các hạ tầng về các chương trình phát triển. Chúng ta sẽ có những nền tảng để giải quyết tranh chấp, có những nền tảng công nghệ thông tin như phần cứng phải có viễn thông, phải có in tơ nét , phải có dấu thời gian…"

Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại ra môi trường, hay nói cách khác là phát triển xanh. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, vận chuyển, thương mại điện tử sẽ giảm được lượng lớn khí thải của các phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ.

Do đó, đây là nhiệm vụ không chỉ với cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà với cả người tiêu dùng trong khuyến khích các doanh nghiệp thương mại điện tử kinh doanh các sản phẩm xanh, tiến hàng các hoạt động “xanh hoá” trong đóng gói, vận chuyển và tiếp nhận hàng hoá.

Ông Trần Văn Trọng – Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam khẳng định: "Vấn đề trong trụ cột bền vững là môi trường. Ví dụ như thích đồ ăn giao nhanh chẳng hạn, vô tình chúng ta tạo ra một lượng rác thải nhựa rất lớn ra môi trường, túi bóng đựng đủ các loại. Muốn tốt, hoàn thiện hơn nữa thì bên đóng gói họ càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, thay vì một cái túi đựng rau họ chia các loại rau, rồi tăm, thìa, dĩa… đủ kiểu và vô hình trung là chúng ta đang làm hại môi trường. Nếu chúng ta mà không có định hướng sẽ tới một lúc nào đó toàn cộng đồng họ sẽ bắt đầu sợ vì quanh họ toàn rác thải nhựa TMĐT thôi. Chúng ta phải nghĩ cách để thay đổi cho phù hợp".

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực, với thương mại điện tử 2023 tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán trực tuyến tăng gần 20% so với năm trước đó. Để đạt thành quả đó, nỗ lực chuyển đổi số đã được đẩy mạnh trên nền tảng chiến lược phát triển 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đã đạt mức 12,3%.

Ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: hoạt động này đang và sẽ còn tiếp tục đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, đặc biệt trong năm 2024. Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đóng góp 20% GDP đang có rất nhiều thuận lợi nếu toàn nền kinh tế sớm nhận diện để có giải pháp hạn chế các bất cập, thách thức:

"Chúng ta phát triển trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tương đối tốt; Chính phủ có rất nhiều nỗ lực phát triển kinh tế số; Khu vực doanh nghiệp thì rất năng động, cố gắng nắm bắt tất cả tiến bộ khoa học công nghệ; lực lượng lao động trẻ và thị trường rất lớn; Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, lộ trình tốt để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tuy nhiên còn nhiều thách thức: so với các nước trong khu vực và châu Á, mức độ trưởng thành số doanh nghiệp VN chưa cao; giáo dục Việt Nam chưa hoàn toàn theo kịp xu thế phát triển kinh tế số. Ngoài ra, về thể chế pháp luật, đây là vấn đề mới".

Cùng với chủ trương chuyển đối số toàn diện từ Chính phủ: các hạ tầng số có liên quan như dịch vụ logistics thông minh, thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử, hợp đồng điện tử, xác thực định danh điện tử đều đang có những bước chuyển mình nhanh chóng… dù thương mại điện tử còn nhiều bất cập, cũng đã đến lúc không thể chậm trễ trong từng hoạt động mua-bán-quản lý online hướng đến mục tiêu xanh, bền vững./.

Thông tin trong nước

Ảnh: Tuổi trẻ

Ảnh: Tuổi trẻ

# Kết quả khảo sát nhanh của Công ty cổ phần Nghiên cứu kinh doanh Việt Nam (Viet Research) cho thấy, 70% các doanh nghiệp trong khảo sát dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo trong ít nhất 2 năm tới.

Còn theo VN-Direct, kinh doanh khởi sắc trở lại và yếu tố nền thấp so với cùng kỳ năm 2022 đã giúp lợi nhuận quý IV/2023 và đầu năm 2024 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn 30% so với cùng kỳ. 

# Tuy nhiên, thói quen của khách hàng thay đổi cùng các quy định liên quan đến nồng độ cồn khiến hoạt động kinh doanh của DN trong ngành bia-rượu thiệt hại nặng nề từ cuối năm ngoái đến nay, thị trường tiêu thụ giảm 20-30%. 

# Theo thống kê từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023, tổng thu nhập hoạt động các ngân hàng trong cả năm 2023 đã tăng nhẹ so với năm trước, với mức tăng 4,3%.

# Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, dòng tiền từ ngân hàng sẽ đổ vào lĩnh vực BĐS trong năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng dòng tiền sẽ không ồ ạt như trước mà diễn ra một cách đều và tăng dần theo sự tăng nhiệt của thị trường. 

# Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, triển vọng thị trường lao động quý I của năm 2024 là 51,7 triệu người có việc làm, tăng 217.000 người so với quý trước.

Dự báo 3 ngành nghề gồm: Ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện... sẽ dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng lao động ngay sau Tết Nguyên đán.

# Theo Coin Insights, nhà đầu tư tiền ảo, tiền mã hóa tại Việt Nam chủ yếu là nam giới, chiếm 85,3%.

Mức thu nhập phổ biến của nhà đầu tư tiền ảo tại Việt Nam là 10-25 triệu VNĐ/tháng (chiếm 45%) và dưới 10 triệu/tháng (chiếm 26%).

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa đi ngang so với phiên trước, tại 1.230 điểm.

# Tâm điểm phiên hôm nay thuộc về hai nhóm Khu công nghiệp và Hóa chất với TIP, CSV tăng trần, VGC, DRC, DGC cũng tăng. Một số mã Bất động sản tầm trung cũng bật tăng tích cực, như KDH, IJC.

Đa số nhóm ngành còn lại đều giao dịch thận trọng, nhất là nhóm Thép – Tôn mạ, Dầu khí do sự điều chỉnh của HSG, HPG, PVS.

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh sàn HOSE vẫn ổn định ở mức cao từ đầu năm là 20,5 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ 23 tỷ đồng.

 

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.