Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ: Áp lực, thách thức và hi vọng

Huy Hoàng: Thứ sáu 28/07/2023, 15:43 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và trực tiếp đứng đầu Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ với mong muốn tìm ra một cơ chế phù hợp, thúc đẩy đầu tàu kinh tế cả nước phát triển nhanh, bền vững hơn.

Chủ trương này đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ tích cực từ người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia và chính quyền các địa phương trong khu vực.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật BắcVùng Đông Nam Bộ gồm TPHCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với tổng diện tích hơn 23.500 km2 (chiếm 7,1% diện tích cả nước); dân số khoảng 18,8 triệu người, (chiếm 18,9% dân số cả nước). Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia khi đóng góp khoảng 31% GRDP cả nước; khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 38% ngân sách cả nước.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật BắcVùng Đông Nam Bộ gồm TPHCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với tổng diện tích hơn 23.500 km2 (chiếm 7,1% diện tích cả nước); dân số khoảng 18,8 triệu người, (chiếm 18,9% dân số cả nước). Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia khi đóng góp khoảng 31% GRDP cả nước; khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 38% ngân sách cả nước.

Theo Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên thì trước đây, khu vực này đã có 1 hội đồng vùng, tuy nhiên việc hoạt động chưa đi vào thực chất nên chưa phát huy được tối đa tiềm lực của vùng, như Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị đã đề cập: "Các hạn chế yếu kém đó là nhận thức về vai trò vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng chưa đầy đủ. Một số mục tiêu đặt ra khá cao trong khi huy động và sử dụng nguồn lực còn hạn chế, phân bổ nguồn lực còn thiếu trọng tâm, trọng điểm. Thể chế liên kết vùng còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế chính sách khuyến khích huy động hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng".

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho rằng vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, đóng góp lớn cho phát triển quốc gia song mới chỉ có 103km đường cao tốc được khai thác, đang thi công 178km chuẩn bị khởi công 126km. Quá trình đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông của vùng còn nhiều thách thức: "Hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và nhu cầu của xã hội. Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông cấp vùng, liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ , các tuyến Vành đai 3 4 TP.HCM chưa hoàn chỉnh , tiến trình xây dựng đường sắt đô thị tại TP.HCM còn chậm, chưa giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông nội đô".

Ngày 18/7 vừa qua tại TP.HCM, Chính phủ đã công bố quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ với thành phần gồm các Bộ trưởng, Lãnh đạo các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong khu vực Đông Nam Bộ và đặc biệt trực tiếp Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng điều phối.

Chia sẻ về mục tiêu của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Hội đồng điều phối vùng không phải là một cấp hành chính nhưng là mô hình tổ chức hiệu quả để xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của vùng như các hoạt động liên kết theo 6 lĩnh vực đã đề ra cũng như góp phần giải quyết các bất cập mà một địa phương trong vùng không thể giải quyết được như các vấn đề giao thông liên vùng, ùn tắc giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi trường".

Bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ với chủ trương thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, tiến sĩ Trần Du Lịch – thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhận định: "Tôi rất mừng khi trong ban chỉ đạo có đồng chí Thủ tướng  là trưởng ban chỉ đạo, đồng chí Bí thư thành uỷ TP.HCM Uỷ viên Bộ Chính trị là phó trưởng ban, vậy là có đến 2 Uỷ viên Bộ chính trị tham gia hội đồng. Theo nghiên cứu thì hầu hết các vùng trên thế giới để làm được như vậy cần có 1 quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ mới hình thành được, chứ nếu để thị trường quyết định thì phát triển manh mún, tự phát. Tôi tin rằng ban điều phối vùng với tầm và quyết tâm chính trị cao sẽ biến ước mơ về phát triển vùng thành hiện thực".

Để có thể phát huy tốt hơn các tiềm năng hiện có của vùng, ông Phan Văn Mãi – chủ tịch UBND TPHCM kiến nghị 1 số cơ chế chính sách đặc thù cho vùng tương tự như nghị quyết 98 mà Quốc hội vừa ban hành cho TPHCM: "Chúng tôi đề nghị Thủ tướng đồng ý và cho phép nghiên cứu và trình cơ quan có thẩm quyền những cơ chế đặc thù cho Vùng như Quốc hội đã cho TP.HCM như trong Nghị quyết 98, thậm chí vượt trội hơn. Nếu có cơ chế chính sách thí điểm đặc thù vượt trội cho vùng thì ít nhất phải có các nội dung này. Mình đã có nền tảng là đã nghiên cứu cho TP.HCM"

Ở góc độ phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, Ông Võ Tấn Đức – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Vùng cần có 1 quỹ đặc thù dành cho phát triển các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, mang tính liên kết vùng: "Việc thành lập quỹ để phát triển hệ thống giao thông vùng là rất cần thiết, bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn xã hội hoá khác. Quỹ có nhiệm vụ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng. Việc có được 1 quỹ đầu tư cho hạ tầng chung cho toàn vùng với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết giữa các địa phương trong vùng".

Vùng Đông Nam Bộ là khu vực tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp nhất cả nước, vùng cũng đang chịu áp lực lớn từ quá trì công nghiệp hoá nhanh kéo theo sự gia tăng mạnh về hoạt động công nghiệp xây dựng, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ …tất cả tạo tác động lớn đến chất lượng môi trường, nhất là không khí.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững cho khu vực, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng: "Phải phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn, tăng trưởng xanh , kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, thúc đẩy sần xuất và tiêu dùng bền vững. Chuyển đổi nhanh sang mô hình kinh tế tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên hướng tới mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thểu ô nhiễm suy thoái môi trường".

Tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, các địa phương về mô hình hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ nhấn mạnh: "Những năm trước mắt sẽ tập trung giải quyết 3 vấn đề là ách tăng giao thông, môi trường trong đó có môi trường sống, môi trường sinh thái và vấn đề nhà ở và ứng dụng khoa học công nghệ. Qúa trình đó sẽ kiện toàn dần hội đồng sao cho phù hợp, gọn, nhẹ, tinh nhưng lại mạnh và phải tạo ra của cải vật chất chứ không chỉ dừng lại ở hình thức. Với 1 khí thế mới, phương pháp mới, cách tổ chức mới chúng ta hi vọng và tin tưởng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm thì Hội đồng sẽ hoàn thành công việc mà Đảng và Nhà nước, nhân dân giao phó".

Áp lực, thách thức và hi vọng

Ảnh minh họa: Zing.vn

Ảnh minh họa: Zing.vn

Mô hình điều phối vùng đã và đang giúp cho nhiều quốc gia phát triển vượt trội, mang đến nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Và việc quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ nói riêng, một số vùng khác nói chung trong thời điểm này cho thấy quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước nhằm đưa quốc gia phát triển nhanh hơn, xa hơn, bền vững hơn.      

Nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị đủ lớn mà còn cho thấy một tư duy mang tính đột phá từ phía những người đứng đầu, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ. Đây là điều cần thiết, nhất là với một khu vực năng động, sáng tạo và rất nhiều tiềm năng như vùng Đông Nam Bộ. Tuy vậy, cũng có một số quan điểm bày tỏ sự lo ngại về tính hiệu quả của tổ chức này bởi bài học nhãn tiền về sự thiếu thực chất, kém hiệu quả của các hội đồng vùng trước đây.

Như Thủ tướng Chính Phủ đã nói, Hội đồng vùng nói chung, các Bộ ngành và địa phương trong khu vực nói riêng cần bắt tay ngay vào việc hoàn thiện các thể chế pháp lý cần thiết để có thể khởi động các công việc, dự án, công trình cụ thể, đặc biệt là ở các lĩnh vực về hạ tầng giao thông, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành các trung tâm dữ liệu lớn hay kéo giảm ô nhiễm môi trường…

Quan trọng hơn là cần phát huy tối đa tinh thần tự lực tự cường của các địa phương trong mối tương quan mật thiết, chặt chẽ và trách nhiệm cao với Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan.

Sẽ là quá sớm để bày tỏ sự lạc quan hay nghi ngại về tổ chức này, song Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ vẫn sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để hiện thực hoá những khát vọng nhiều năm nay của vùng miền Đông gian lao mà gian khó. Tuy vậy, cũng nên thường xuyên nhắc nhớ với nhau rằng, hiệu quả của một tổ chức, một chủ trương chính là những kết quả vật chất cụ thể để phát triển đất nước.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Quảng Ninh: Hơn 35 tàu bị chìm do bão, cần làm gì để khắc phục ô nhiễm tràn dầu?

Quảng Ninh: Hơn 35 tàu bị chìm do bão, cần làm gì để khắc phục ô nhiễm tràn dầu?

Siêu bão Yagi đã khiến 21 tàu du lịch bị đắm tại chỗ, 5 tàu cá và một số tàu vận tải bị đắm trên địa thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hiện nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu.

Lợi nhuận ngân hàng dự báo sẽ có sự phân hóa trong năm nay

Lợi nhuận ngân hàng dự báo sẽ có sự phân hóa trong năm nay

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn cuối năm 2024, sự phân hóa giữa lãi suất huy động và cho vay sẽ tạo áp lực lên biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng.

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.

Mua bán hóa đơn bất hợp pháp: Cần xử lý nghiêm

Mua bán hóa đơn bất hợp pháp: Cần xử lý nghiêm

Mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Không chỉ công khai mua bán hóa đơn trái phép trên mạng, các đối tượng còn sử dụng nhiều chiêu thức đối phó với cơ quan thuế.

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.