Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hết thuốc giải độc Botulinum, bệnh nhân không thể thở máy mãi được

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn: Thứ hai 22/05/2023, 15:47 (GMT+7)

Vừa qua, tại TP.HCM đã xảy ra 2 vụ ngộ độc Botulinum do ăn chả giò bán dạo và mắm để lâu ngày. Đáng nói, cả nước chỉ còn 2 lọ thuốc giải độc và được dùng cho chùm ca 3 bệnh nhi, sau đó 3 ca người lớn thì hết thuốc, bác sĩ phải điều trị duy trì hỗ trợ bằng thở máy.

Trước tình hình các cơ sở y tế tại TP.HCM đã hết các loại thuốc biệt dược để sử dụng trong tình huống khẩn cấp cứu người, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng một kho thuốc quý-hiếm để dự phòng để tránh bị động, vì tính mạng con người là trên hết.

Phải có nguồn dự phòng, đừng ăn đong từng bữa

Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, đến khi nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra thì mới thấy các bệnh viện đang vận hành theo cách “ăn đong từng bữa”. Song, vấn đề này cho thấy sự bấp bênh. Chính bà là người trong cuộc đã đề nghị rất nhiều lần cần phải có dự trù cơ số thuốc.

“Vấn đề ở đây không phải là kho, kho để hộp thuốc quá dễ. Chúng ta cần phải có dự trù. Giống như quốc gia chúng ta dự trù gạo để phòng những lúc thiên tai, thuốc chúng ta cũng có dự trù để nếu có trường hợp bất ngờ xảy ra có thể huy động. Đề nghị đưa danh mục các thuốc, vắc xin vào danh mục dự trữ quốc gia và tính toán theo tỉ lệ”, bà Lan chia sẻ.

Khan hiếm nguồn thuốc giải độc.

Khan hiếm nguồn thuốc giải độc.

Và để không tránh lãng phí thì cũng cần tính toán mua đủ dùng cho một lượng bao nhiêu người, trong một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với dự trù cho tình huống thiên tai, thảm họa thì có tốn tiền cũng phải làm, vì tính mạng người dân là trên hết. Quan điểm bà Lan luôn mong những thứ dự trù không bao giờ dùng đến, thà hết hạn đổ bỏ nhưng khi cần là có cứu người ngay.

Khi đặt câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này và sẽ giải quyết vấn đề cấp bách ra sao, PSG.TS Phạm Khánh Phong Lan chỉ rõ vai trò của ngành y tế, Bộ Y tế phải đưa vào danh sách này không thể đợi đến lúc chết người mới loay hoay.

“Với lại thuốc này thì đừng trông chờ mua với giá bình thường, bởi khi cần buộc phải có và không có gì thay thế. Các công ty nhập khẩu họ cũng không lời lãi nhiều vì thuốc hiếm, số lượng ít, vướng nhiều thủ tục, vận chuyển, bảo quản... nên tính mạng con người là quý nhất cần phải có sự linh hoạt”, bà Lan nói.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Bộ Y tế là phải nhìn thấy nguy cơ đó và tất cả phải có dự trù. Nếu không biết cách làm thì cứ học tập các nước lân cận chúng ta, Thái Lan, Indonesia người ta dự trừ những chuyện đó thế nào để về làm”.

Tham kham cho benh nhan ngo doc (1)

Tính mạng con người không thể cân đo đong đếm

Đại biểu quốc hội Phạm Khánh Phong Lan khẳng định tính mạng con người là quan trọng, là vô giá. Chúng ta lúc đó không phải dùng tiền để cân đong đo đếm được. Đừng cho rằng một lọ thuốc giải độc 8.000 USD/lọ mà không mua.

“Chưa hết, khi ta dự trù tốt sẽ đàm phán đặt hàng sẽ có giá khác, chứ giờ cứ có việc sốt sắng lên chạy ra quốc tế đi kiếm, xách tay về đắt là phải”  và cần phải tính chung về nguồn ngân sách dự trữ, nếu sợ tốn tiền thì tính toán thương lượng giá để đưa vào chi phí bảo hiểm", bà Lan đưa ra giải pháp.

Đã trải qua 3 nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội, vừa là Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm, kiêm Chủ tịch Hội dược học TP.HCM, bà Lan liên tục kiến nghị các vấn đề “nóng” trong nghị trường. Vấn đề thuốc men điều trị trong các bệnh viện đang là một vấn đề lớn, cần phải tháo gỡ ngay nhưng còn nhiều vướng mắc về chính sách.

Trao doi chuyen mon dieu tri (1)

 

“Nếu chúng ta khẳng định lo an sinh xã hội, lo cho người dân thì càng lúc phải càng tăng đầu tư cho y tế. Tăng ở đây chính là tăng cơ sở vật chất trang thiết bị ở các BV công lập, tăng lương cho y bác sĩ. Ngoài ra, tạo cơ chế tự chủ cơ chế về con người, có thể bầu chọn các vị trí lãnh đạo Khoa - Phòng đúng theo nghĩa chuyên môn. Đối với tài chính bệnh viện được chủ động mua sắm trang thiết bị, mua sắm thuốc..”, bà Lan nói.

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XV, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan sẽ gửi đến nghị trường nhiều kiến nghị, bức xúc của người dân và mong mỏi có nhiều giải pháp sớm tháo gỡ cho các bệnh viện để đảm bảo quyền khám, chữa bệnh của người dân.

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.