Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Năm 2022, sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã thích nghi với cuộc sống bình thường mới, mở cửa đất nước đồng thời tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh và những biến chủng mới của COVID-19.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho người dân để cùng cảnh giác trước những diễn biến của dịch bệnh, chiến dịch “Hành trình an toàn” đã được UNICEF, phối hợp cùng Bộ Y Tế và WHO phát động vào ngày 7/3/2022, nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ, thực hành các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bao gồm tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sau 9 tháng triển khai, chiến dịch đã đạt được những kết quả ấn tượng trên truyền thông và mạng xã hội, góp phần tích cực vào tiến trình "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mà Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ.
Cụ thể, các thông điệp của chiến dịch đã trở nên phổ biến và được công chúng tích cực đón nhận, với hơn 60 triệu người tiếp cận nội dung và hơn 5 triệu người tương tác trên Facebook. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả tích cực mà Chiến dịch mang lại:
“Chính phủ Việt Nam tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 coi đây là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong tiến trình thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Tính đến ngày 14/12/2022, đã có 265.077.045 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm chủng an toàn, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi trở lên xấp xỉ 100%, hơn 80% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm nhắc lại mũi 3, gần 90% nhóm người có nguy cơ cao từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 4.
Đối với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, mặc dù triển khai tiêm chủng muộn hơn, cũng đã có hơn 90% được tiêm mũi 1 và gần 70% trẻ được tiêm mũi 2. Kết quả tiêm chủng này có sự đóng góp lớn lao của công tác truyền thông vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 an toàn và Chiến dịch này chính là một minh chứng cụ thể.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự chủ động, phối hợp của UNICEF, WHO Việt Nam trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tiêm chủng an toàn”.
Trên các kênh truyền hình lớn của quốc gia, ba chương trình toạ đàm về các chủ đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại, chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà và các biện pháp phòng dịch có sự tham gia của các chuyên gia y tế hàng đầu như PGS.TS. Dương Thị Hồng, PGS.TS. Trần Minh Điển, GS.TS. Nguyễn Văn Kính, PGS.TS Trần Đắc Phu, Bác sĩ Trương Hữu Khanh và Thạc sĩ-Bác sĩ Lương Chấn Quang.
Đồng thời, chiến dịch đã thúc đẩy truyền thông trên nền tảng TikTok, với chuỗi video chia sẻ kiến thức về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em và tọa đàm “Những điều cần biết về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ”.
“Chiến dịch 'Hành Trình An Toàn' đã mang đến những thông tin quan trọng cho người dân ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những nhóm yếu thế hơn, giúp họ tin tưởng hơn vào sự an toàn của vaccine phòng COVID-19, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong những nỗ lực này”, bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.
“Sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về y tế, nhi khoa, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong chiến dịch đã giúp thông điệp đến được với hàng triệu người một cách hiệu quả, thuyết phục họ đi tiêm phòng và tái củng cố tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của họ” - bà Rana Flowers nhấn mạnh thêm.
“Chúng tôi tin rằng chiến dịch “Hành trình an toàn” đã cung cấp cho người dân những thông tin quan trọng và chính xác về vaccine phòng COVID-19, giúp mọi người hiểu rõ về sự an toàn, cần thiết và hiệu quả của vaccine, đặc biệt là đối với trẻ em.
Chiến dịch cũng nhấn mạnh rằng trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần ba điều sau: Đầu tiên, mọi người cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; Thứ hai, cha mẹ cần đảm bảo con mình được tiêm đầy đủ các mũi vaccine cơ bản; Thứ ba, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị”, bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết.
Trong chiến dịch, rất nhiều nội dung, bao gồm các video clip ngắn, infographic đã được đăng tải đồng thời trên các trang Facebook của Bộ Y tế (Sức khỏe Việt Nam), UNICEF Việt Nam, WHO Việt Nam, các trang mạng xã hội nổi tiếng với hàng nghìn tới hàng triệu người theo dõi; được những cá nhân có ảnh hưởng lớn như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H'Hen Niê, MC Minh Trang, Khang A Tủa, Chảo Yến, MC Hương Giang hỗ trợ lan toả đến người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Điều quan trọng là các thông điệp của chiến dịch được dịch sang ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ ký hiệu để tiếp cận nhiều nhóm đối tượng, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
Gửi lời chia sẻ tại Lễ tổng kết chiến dịch “Hành trình an toàn”, Hoa hậu H'Hen Niê cho biết: “Là người con Đắk Lắk, hơn hết tôi hiểu những khó khăn mà bà con trên buôn gặp phải trong việc tiếp cận các thông tin chăm sóc sức khỏe chính xác, khoa học và dễ hiểu. Vì vậy, tôi thấy rất may mắn khi mình có thể góp phần đưa các thông tin đúng đắn tới mọi người, với mong ước rằng mỗi em nhỏ, mỗi người dân đều có cơ hội tiếp cận các biện pháp phòng bệnh kịp thời, trong đó có việc tiêm vaccine phòng COVID-19.”
Với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, được thực hiện thông qua UNICEF, chiến dịch đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam. TikTok Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng giúp lan toả thông điệp của chiến dịch.
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.
72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.
Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.
Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.
Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…