Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Hàng cây, “tri âm” của phố

Ái Kiều: Thứ hai 25/12/2023, 10:31 (GMT+7)

Ngoài phố, có những hàng cây hàng trăm năm tuổi giống hàng cây trên phố Tràng Thi, đã trở thành một phần của Hà Nội, như bầu bạn tri âm, như gạch nối thời gian, như nơi giao cảm giữa người quê với người phố.

Đối diện với gốc đa ở Thư viện quốc gia, phía bên kia đường có một góc cà phê nhỏ ở số 6b Tràng Thi là chốn quen thuộc của ông Nguyễn Huy. Từ khi về hưu, ông dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi nơi ấy, thư thả bên một cốc cà phê đắng để ngắm nhìn dòng người qua lại.

Ông Huy rời Hải Phòng từ năm 1976, cưới một bà vợ người Hà Nội, rồi gắn bó với con phố này. Khi cùng nói chuyện về cây đa già, ông nhớ về câu chuyện nhỏ:

"Có cây cuốn hút hơn, ở thoải mái hơn, màu xanh làm cho con người dịu đi. Đặc biệt ngồi cà phê nhìn cây thì càng tốt. Cây đa này bà xã tôi bảo từ năm học cấp một vẫn đi nhặt lá đa, nghĩa là lâu lắm rồi. Mình nhìn thấy cây quen thuộc hàng ngày không muốn rời bỏ, bởi có kết nối giữa người và cảnh".

Ông Nguyễn Huy ngày nào cũng ngồi trong quán ngắm nhìn hàng cây trong phố (Ảnh: Ái Kiều)

Ông Nguyễn Huy ngày nào cũng ngồi trong quán ngắm nhìn hàng cây trong phố (Ảnh: Ái Kiều)

Có những cái cây có tuổi đời hàng trăm năm trên phố Tràng Thi đã chỉ dấu đường về cho bao người con Hà Nội. Họ nhớ như in vị trí của từng cái cây đang sống và những cái cây đã không còn. Còn với những người nơi khác tới “ở trọ phố phường”, thứ níu giữ họ lại là bóng cây trong ngày mưa nắng và nỗi nhớ về vùng quê xanh thẳm trong quá khứ:

"Cây nhỏ này năm sáu chục năm, còn cây xà cừ, cây bàng, cây me này phải hơn trăm năm rồi. Có những cây này thì mới. Giờ cửa hàng nhiều hơn, đông người hơn, còn hàng cây vẫn thế. Xưa chỗ này là cây bàng, chỗ kia là cây cơm nguội, cây nhãn bên kia nhưng người ta trồng cây khác vào. Mình đi về cứ thấy cái cây thế là biết là về nhà".

"Cô quê ở Hưng Yên, cây cổ thụ chặt hết rồi. Ngày xưa bé thôi giờ không còn cây to nào. Ngồi đây nó là bóng mát".

Sự thay đổi từng ngày của phố thị có thể quan sát qua những hàng cây xanh. Những cây già cỗi, dễ ngã đổ trong mùa mưa bão hoặc nhường chỗ cho mở rộng không gian sống là các loài như: xà cừ, bàng, me, phượng, được trồng bổ sung mới thêm các loài: bàng lá nhỏ, ban Tây Bắc, chiêu liêu, sấu, giáng hương, muồng vàng.

Chỉ trên một con phố đã thấy có cây thân to mấy người ôm vừa, có những cây đang đợi mùa hoa về, có cả gốc đa ngỡ như ở làng xưa xóm cũ. Sự đan xen cũ, mới ấy là đặc trưng vốn có của Hà Nội.

Cây đa trên phố Tràng Thi (Ảnh: Ái Kiều)

Cây đa trên phố Tràng Thi (Ảnh: Ái Kiều)

Liệu rằng khi cây mới được trồng thay thế, đã có những suy tính cẩn trọng cho tương lai của thành phố này hay chưa khi một con đường rợp bóng cây cổ thụ 50 năm tuổi, thường phải đợi nửa thế kỷ để nhìn thấy thành quả lao động của mình. Trồng cây dường như là nhiệm vụ dài hơn một đời người. Những gì con người gửi gắm, vun đắp vào một cái cây chỉ biết nhờ thời gian lưu giữ lại cho tới ngày sau.

Những hàng cây rợp bóng khiến lòng người dịu lại giữa ngổn ngang bộn bề của nhịp sống nơi phố thị. Khi ngước mắt lên cao thấy tán lá thay màu báo hiệu chuyển mùa, hay chỉ là ngồi ngắm nghía những ụ cây nhấp nhô, đó là lúc hàng cây xanh này đưa con người tìm lại phần bản năng trong trẻo của mình trong bụi phố.

Cây khiến người ta yêu thêm vùng đất, không nỡ rời bỏ và khiến người ta chẳng thể nào quên. Có người nghệ sĩ đã ôm lấy cây mà gào khóc khi có người định chặt đi cái cây trước cửa nhà. Ấy mới thấy người Hà Nội yêu cây Hà Nội như thế nào, yêu như hơi thở vậy.

Nếu nói rằng, thiếu cây Hà Nội như thiếu nửa linh hồn chắc cũng không phải quá lời.

Ái Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.