Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Hạ tầng - Chìa khóa quyết định thành bại của xe điện

Huy Văn - Lê Tùng: Thứ hai 31/10/2022, 10:50 (GMT+7)

Hạ tầng chính là chìa khóa quyết định sự thành bại của xe điện không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào. Là một quốc gia đang phát triển, chúng ta không thể đòi hỏi tiến trình phát triển hạ tầng nhanh và sớm. Tuy nhiên, cũng có những lợi thế nhất định mà cần phải nắm bắt tốt.

Để hiện thực hóa cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 876 về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải của ngành giao thông vận tải với những mục tiêu, lộ trình và nhiệm vụ cụ thể đối với từng lĩnh vực; trong đó giao thông vận tải đường bộ với việc phát triển phương tiện điện được xác định là trọng tâm.

Tuy nhiên, lộ trình này chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thử thách, trong đó có một số vấn đề nổi cộm liên quan tới chính sách và hạ tầng dành cho xe điện.

Thị trường xe điện thế giới trong những năm qua đã có những bước nhảy vọt, nhất là khi vấn đề ô nhiễm không khí trong lĩnh vực giao thông vận tải nhận được nhiều quan tâm. Tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8/2022 cả nước đã có gần 3 nghìn ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019.

Đến nay, cả nước cũng đã có gần 1,8 triệu mô tô - xe máy điện hoạt động, phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày. Việt Nam cũng đã đặt lộ trình 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải chuyển đổi sang xe điện vào năm 2050.

Về lộ trình chuyển đổi, bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT chia sẻ:

“Giai đoạn từ nay đến năm 2030, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm năng lượng hiệu quả thông qua các giải pháp về sử dụng các nhiên liệu sạch. Đồng thời, sẽ tích cực chuẩn bị các cơ sở, vật chất, cũng như là khung pháp lý và thể chế để tiến hành chuyển đổi mạnh mẽ sang phương tiện điện và các dạng năng lượng xanh từ sau năm 2030.

Cụ thể ở đây là đến năm 2040, VN sẽ dự kiến dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Với lộ trình chung như vậy, đến năm 2050, chúng ta sẽ đảm bảo là có thể thực hiện được hoàn thành 100%”.

Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào cho việc xây dựng các trạm sạc xe điện, dẫn tới việc các doanh nghiệp phải bám theo tiêu chuẩn quốc tế (Ảnh: Trạm sạc của Vinfast)

Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào cho việc xây dựng các trạm sạc xe điện, dẫn tới việc các doanh nghiệp phải bám theo tiêu chuẩn quốc tế (Ảnh: Trạm sạc của Vinfast)

Tuy nhiên, để có thể theo đúng lộ trình đã đề ra, ngành giao thông Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức. Trong đó dễ thấy nhất là vấn đề về hạ tầng dành cho phương tiện chạy điện.

Dù có một lượng lớn mô tô, xe máy điện đang hoạt động, nhưng chúng ta đều biết, các phương tiện này đều được sạc tại nhà. Còn hạ tầng trạm sạc, trụ sạc dành cho ô tô điện thì vẫn còn rất hạn chế.

Chưa kể tới việc, hiện nay Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào cho việc xây dựng các trạm sạc xe điện, dẫn tới việc các doanh nghiệp phải bám theo tiêu chuẩn quốc tế. Ông Vũ Thắng, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm sạc của Vinfast chia sẻ:

“Hiện nay thì từ bộ KH-CN đang dựa vào bộ tiêu chuẩn quốc tế IEC 61851 và đã ra một số tiêu chuẩn cho Việt Nam về trụ sạc, nhưng chưa có bộ tiêu chuẩn cho trạm sạc, ví dụ như hệ thống nối điện của trạm sạc hoặc về hệ thống thiết bị bảo vệ cho trạm sạc thì chưa có bộ tiêu chuẩn rõ ràng. Cho nên khi chúng tôi xây dựng vẫn phải áp dụng tiêu chuẩn tương đương của quốc tế.

Bên cạnh đó còn những cái khó khăn khác liên quan về mảng pháp lý, hướng dẫn lắp đặt trạm sạc ở từng địa phương cụ thể, vì mỗi nơi họ hiểu một cách khác nhau nên sẽ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể”.

Cũng theo ông Vũ Thắng, hạ tầng nguồn điện để cung cấp cho các trạm sạc cũng là một thách thức, bởi không phải địa phương nào cũng có đủ nguồn điện để cung cấp cho các trạm sạc. Chưa kể, khi áp dụng hệ thống trạm sạc xe điện trên toàn quốc, lưới điện quốc gia sẽ bị ảnh hưởng ra sao, đó cũng là bài toán cần phải tính tới.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam, Cố vấn năng lượng và An ninh năng lượng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID cho biết:

“Nếu chúng ta chỉ nhìn việc phát triển các trạm sạc để phục vụ cho nhu cầu của các phương tiện cá nhân hay xe buýt điện mà quên đi ảnh hưởng của chúng tới lưới điện thì sẽ làm cho việc quản lý lưới điện, hay hạ tầng lưới điện nói chung sẽ bị ảnh hưởng”.

Việc ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng hiện cũng nằm trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đảm bảo lộ trình từ nay đến năm 2050

Việc ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng hiện cũng nằm trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đảm bảo lộ trình từ nay đến năm 2050

Hạ tầng chính là chìa khóa quyết định sự thành bại của xe điện không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào. Đơn cử như Hà Lan, một trong những quốc gia có cái nhìn và quy hoạch dài hạn với xe điện từ những năm 2009 – 2010.

Vận dụng mô hình đối tác công tư PPP đi kèm những khuyến khích đầu tư vào hệ thống trạm sạc, tính đến cuối tháng 3/2022, Hà Lan đã có hơn 97 nghìn điểm sạc xe điện. Trung bình, cứ khoảng 2km là có một trạm sạc, đưa Hà Lan trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng sạc điện, dù số lượng xe điện đang vận hành tại quốc gia này mới chỉ hơn 410 nghìn chiếc.

Là một quốc gia đang phát triển, chúng ta không thể đòi hỏi tiến trình phát triển hạ tầng nhanh và sớm như Hà Lan. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những lợi thế nhất định mà theo các chuyên gia là cần phải nắm bắt tốt.

Bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết: “Cho đến thời điểm này, cũng đã có nhiều nước ở trên thế giới thực hiện chuyển đổi. Như Châu Âu, hiện nay 20% đội xe đã được chuyển đổi sang phương tiện điện và vì vậy, chúng ta cũng có thể học tập được rất nhiều các kinh nghiệm về cả thể chế, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn, quy trình… để có thể rút ngắn được thời gian và chuyển đổi một cách hiệu quả".

Cũng theo bà Phương Hiền, việc ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng hiện cũng nằm trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đảm bảo lộ trình từ nay đến năm 2050.

Theo đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi, đặc biệt là sang phương tiện điện, sẽ liên quan đến các nhiệm vụ về việc xây dựng các quy hoạch triển khai đầu tư, thu hút đầu tư và triển khai xây dựng các hệ thống trạm sạc ở trên hệ thống đường quốc gia và ở các đô thị.

Tài xế ngồi chờ sạc xe tại Thượng Hải, Trung Quốc

Tài xế ngồi chờ sạc xe tại Thượng Hải, Trung Quốc

Hiện nay, việc xây dựng các trạm sạc ô tô điện đang gặp phải rất nhiều vấn đề từ cơ chế chính sách đến nguồn lực, tại mỗi địa phương lại có những hướng dẫn lắp đặt khác nhau, mức độ cung cấp điện không đồng đều, hay thậm chí bị người dân phản đối vì lo sợ cháy nổ.

Dẫu vậy, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành xe điện, cùng với đó là những chính sách thông thoáng từ phía Chính phủ mang đến. Song, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trạm sạc xe điện vẫn cần sớm được hoàn thiện để bắt kịp với sự phát triển của các loại hình phương tiện này.

Đấy cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Cần sớm thu hẹp “khoảng trống” về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng trạm sạc xe điện

 

Không khó để thấy những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong lộ trình chuyển đổi sang phương tiện chạy điện. Như Trung Quốc – với tổng số xe điện hiện vượt quá con số 10 triệu xe đã gặp một cuộc khủng hoảng trong đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa hè vừa qua.

Trước tình trạng nguồn cung điện thiếu tin cậy, Chính phủ nước này đã đưa ra hạn chế đối với việc sạc xe điện để ưu tiên các nhu cầu điện hàng ngày quan trọng hơn.

Chính điều này đã đẩy hàng dài các xe điện phải xếp hàng chờ ngoài trạm sạc ngay cả sau nửa đêm và các tài xế taxi điện thì bị ảnh hưởng nặng nề vì cuộc sống mưu sinh phụ thuộc vào xe điện.

Nhìn qua có thể thấy, Trung Quốc dù đã có một cơ sở hạ tầng sạc tương đối tốt, nhưng khi có một sự kiện, sự việc gì đó xảy ra – chẳng hạn như lệnh hạn chế sạc được đưa ra thì các vấn đề mới được phơi bày.

Còn tại Việt Nam, đi theo xu hướng của thế giới, vì chưa có quy chuẩn tiêu chuẩn về việc xây dựng trạm sạc, hệ thống/thiết bị bảo vệ trạm sạc, khiến doanh nghiệp sản xuất xe điện tại Việt Nam vẫn còn vấp phải sự lúng túng khi lắp đặt mạng lưới trạm sạc.

Với những người đang tham gia hoặc quan tâm tới lĩnh vực ô tô điện, hẳn đều biết nếu không có một hạ tầng trạm sạc đầy đủ, thống nhất, chắc chắn sự thất bại trong việc phát triển xe điện tại Việt Nam, hay một quốc gia, là chuyện sẽ sớm xảy ra.

Phương tiện xanh, nhưng phải phù hợp với bối cảnh đất nước

Phương tiện xanh, nhưng phải phù hợp với bối cảnh đất nước

Theo ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ GTVT, Với quy định trong luật quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật thì khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì tùy theo công nghệ, tùy theo bí quyết hay những quy định riêng của các hãng về mặt kĩ thuật, doanh nghiệp sẽ đi tìm những quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới để áp dụng.

Điều này là đúng. Nhưng liệu những quy chuẩn, tiêu chuẩn đó đã thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam?

Đơn cử như Singapore, dù là quốc gia có điều kiện kinh tế, nhưng khi tính toán tới việc xây dựng hệ thống trạm sạc, chính phủ nước này vẫn phải cân nhắc xem nên áp dụng những công nghệ mới nhất, hay lựa chọn những phương án hợp túi tiền với không chỉ chính phủ, doanh nghiệp mà cả với người dân.

Trạm sạc đầu tư nhiều thì chắc chắn sẽ tốt, nhưng sẽ kéo theo áp lực thu hồi vốn cao, dẫn tới việc chi phí sạc cũng tăng theo. Trong bối cảnh chi phí cho một chiếc xe điện vẫn cao hơn xe chạy xăng, thì nếu cả chi phí sạc cũng cao, liệu sẽ lôi kéo được bao nhiêu người dân chuyển đổi phương tiện?

Vì vậy, một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng với hạ tầng trạm sạc cho Việt Nam là điều cấp bách trong giai đoạn đầu của lộ trình phát triển xe điện.

Bởi chính sách phù hợp thì mới hấp dẫn được doanh nghiệp đầu tư, mới đủ sức thuyết phục người dân chuyển đổi. Phương tiện xanh, nhưng phải phù hợp với bối cảnh đất nước.

Huy Văn - Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

TP.HCM đưa vào sử dụng Công viên Sáng tạo

TP.HCM đưa vào sử dụng Công viên Sáng tạo

Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe

Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Cục CSGT giải thích về ý kiến 'Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục'

Cục CSGT giải thích về ý kiến "Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục"

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.