Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Hà Nội: Thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào sau bão

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ hai 09/09/2024, 20:33 (GMT+7)

Sau khi bão số 3 đi qua, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội hoạt động nhộn nhịp sau bão. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại bình thường, lương tiêu thụ nhiều vẫn là thực phẩm và mặt hàng thiết yếu.

  

Chợ Thanh Xuân Bắc dồi dào nguồn thực phẩm sau mưa bão. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Chợ Thanh Xuân Bắc dồi dào nguồn thực phẩm sau mưa bão. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Chỉ ngay ngày hôm qua, một ngày sau khi bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, lượng hàng hóa hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả…tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội được cung ứng đầy đủ cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, giá các mặt hàng rau củ tại chợ truyền thống tăng nhẹ. Cụ thể, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi giá tăng lên 20.000 đến 30.000 đồng/mớ; rau cải từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg; xà lách có giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg. Giá các loại thịt ở một số chợ truyền thống không có nhiều biến động. Giá thịt lợn tại một số chợ dao động trong khoảng từ 120.000 đến 160.000 đồng/kg tùy loại, giá thịt gà ta từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg, tùy loại.

Một số người dân chia sẻ với VOV Giao thông như sau:

"Tôi đã đi chợ lại từ hôm qua và thịt cá rau tươi đầy đủ cả. Giá cả ngoài chợ thì không tăng, có rau xanh tôi mua thì có tăng giá nhẹ chút".

"Tôi đi chợ thì thấy cũng không thiếu thịt cá hay rau xanh. Tuy nhiên, rau thì thấy tăng một chút, thịt cá rất nhiều, không bị thiếu. Tôi cũng mua ít rau để sử dụng trong ngày thôi".

"Hôm qua khi bão tan tôi đã đi siêu thị và các mặt hàng rau củ thịt cá đầy ắp. Khác hẳn hình ảnh chiều thứ 6 trước khi bão về. tôi hay đi siêu thị thì thấy hàng hoá đã được các siêu thị lấp đầy, không thiếu thứ gì".

Khách mua hàng tại cửa hàng WIN (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Báo Tin tức

Khách mua hàng tại cửa hàng WIN (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Báo Tin tức

Tại một số hệ thống siêu thị như WinMart, Big C Thăng Long,Co.opmart, Co.op Food... các mặt hàng thực phẩm, rau xanh được cung ứng đầy đủ. Lượng khách đến siêu thị không còn đông đúc như những ngày trước đó. Hệ thống WinMart chủ động làm việc với nhà cung cấp và dự trữ tăng thêm 30% các nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Công tác dự trữ hàng tại các kho trung tâm khu vực miền Bắc được triển khai theo hướng tăng lượng hàng tồn tại các siêu thị, đảm bảo có đầy đủ hàng hóa và bình ổn giá phục vụ khách hàng.

Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực miền Bắc - Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) - vận hành hệ thống Co.opMart cho biết, sau bão các hệ thống siêu thị vẫn mở cửa phục vụ người dân bình thường:

"Về mặt hàng như thực phẩm khô (gạo, mì ăn liền, bún ăn liền …), nước tinh khiết, bánh kẹo … hệ thống đã dự trữ lượng hàng lớn do đang thực hiện chương trình khuyến mại 35 năm Tự hào hàng Việt nên nhóm hàng này đảm bảo nguồn hàng dồi dào, không biến động. Về mặt hàng rau xanh, trái cây tươi, Co.opmart đặt hàng từ những nhà cung ứng tại Sơn La, Việt Trì, Bắc Giang, hiện tại những đơn vị này vẫn cung ứng như bình thường; đồng thời tăng sản lượng, tăng chủng loại từ các nhà vườn Lâm Đồng, Đà Lạt để bổ sung nguồn rau xanh cho khu vực miền Bắc...".

Đồng thời, Trung tâm phân phối Saigon Co.op tại miền Bắc hoạt động 24/24 để điều phối nguồn hàng cho các siêu thị Co.opmart, Co.op Food khu vực miền Bắc. Ông Liêm chia sẻ thêm rằng trung tâm này tăng cường các chuyến xe vận chuyển gấp 3 lần so với ngày thường:

"Saigon Co.op đã có nhưng công tác chuẩn bị. Chúng tôi có Trung tâm phân phối Saigon Co.op tại miền Bắc hoạt động 24/24 để điều phối nguồn hàng cho các Co.opmart, Co.op Food khu vực miền Bắc. Co.opmart hướng dẫn nhà cung ứng thịt gia súc, thịt gia cầm giao sản phẩm trực tiếp đến siêu thị". 

Thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) từ sáng hôm qua, cơ bản các điểm bán hàng hóa, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội và một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 3 đã mở cửa hoạt động bình thường phục vụ người dân.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân trong mọi tình huống. Đồng thời chỉ đạo Sở Công Thương và các cơ quan chức năng địa phương rà soát và có phương án bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo tại cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục: "Các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối phải cung ứng đủ lượng hàng cho hệ thống bán lẻ, đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất, đời sống người dân. Chỉ đạo Công Thương các địa phương và hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống bán lẻ cả nước, đặc biệt là các tỉnh mà có ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, huy động mọi nguồn lực và sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân".

Cùng với đó, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu./.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, trước ngày nhậm chức 20/1/2025, chính quyền Biden được cho là đang có những bước "chạy nước rút" để phân bổ hàng tỷ USD tiền đã được cấp.

Cổ phục xuống phố

Cổ phục xuống phố

Dù đã gần một tuần trôi qua nhưng những hình ảnh của Ngày hội cổ phục Việt Nam diễn ra ngày 17/11 vừa qua tại phố đi bộ Hồ Gươm vẫn gây sốt trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo Bộ Tài chính, mục đích của việc giảm thuế giá trị gia tăng trong nửa đầu năm 2025 là để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp.

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.