Top 13 lỗi trừ điểm bằng lái nhiều nhất 2025
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
BÊN DÒNG THỜI GIAN
Chẳng biết có từ bao giờ, ô mai đã trở thành thứ quà không thể thiếu của người Hà Nội. Những phút giây thư giãn, nhấp một ngụm trà sen Tây Hồ thơm mát, thưởng thức những quả ô mai có đủ hương vị mặn ngọt chua cay như tận hưởng mọi dư vị của cuộc sống đời thường. Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hường – quận Long Biên, Hà Nội:
"Như nhà mình thường trong mâm tiếp khách bao giờ cũng có một số ô mai mấy loại. Thật ra mọi người đến ăn chỉ thích ăn ô mai".
Hà Nội 36 phố phường. Mỗi tên phố đều mang trong mình nét đặc sắc về văn hoá ẩm thực, ẩn chứa trong đó là nét truyền thống riêng có của người dân Thủ đô. Trong số đó có một con phố mà người dân Hà Nội truyền tai nhau với cái tên: Phố ô mai.
Ô mai không biết có từ bao giờ, nhưng từ rất lâu rồi, thứ quả muối đủ vị chua cay mặn ngọt này đã trở thành món quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi đi xa. Nó gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Ngay cả cái tên ô mai nghe thân thương nhưng không phải ai cũng biết câu chuyện thú vị về nguồn gốc của nó. Bà Lê Thị Tân – người làm ô mai gia truyền ở phố Hàng Đường nói:
"Buôn bán ở trên mạn ngược cụ mới thấy những người dân tộc bán các loại hoa quả ở chợ. Đến chiều người ta không bán thì vứt hết ở đó. Cụ thấy thế nhặt lại về muối. Muối lên thì từ màu xanh vàng chuyển màu thâm, hkhác đi. Khi phơi lên vớt ra thì nó lại màu đen".
Trái ô mai nhỏ xinh gói trọn hương vị cay nồng của gừng, đằm thắm chất ngọt của cam thảo, khe khẽ mùi chua thanh tao của trái chín và mặn mòi của muối từ biển khơi. Đằng sau tất cả là những bí quyết làm nghề mà không phải ai cũng làm được như bà Tân chia sẻ:
"Quan trọng nhất là mình phải lấy hoa quả tươi. Mình mua hơi đắt hơn một chút nhưng mà nó đảm bảo. Bao giờ mình ngâm thì phải cho cứng quả. Sau đó mới được nấu. còn nếu anh trực tiếp nấu thì nó trở thành siro. Nó không dẻo dai. Phải làm với các loại thảo dược, phải ngâm với nó thì mới dai và ngon. Nếu phơi phải phơi theo gió. Nó thấm khô từ bên trong ra ngoài. Mình phưoi đảm bảo vệ sinh và chăng lưới muỗi ra".
Cửa hàng ô mai trên phố Hàng Đường, vẫn giữ nguyên nếp nhà và cách bài trí theo kiểu cổ xưa mộc mạc. Trong tủ kính xếp hàng chục lọ ô mai và những món quà thuần Việt như chè, bánh khảo, bột sắn, bánh cốm.
Cửa hàng ô mai Tiến Thịnh và 2 cửa hàng Tứ Xuyên, Gia Lợi là những gia đình tiên phong làm nghề sản xuất ô mai trên phố Hàng Đường. Bao năm qua, họ vẫn giữ cách làm truyền thống của các cụ xưa để lại dù mất nhiều thời gian:
"Nếu anh làm theo máy móc sây lên thì hiện đại nhưng ăn sẽ không ra gì vì khô bên ngoài nhưng bên trong sẽ nhạt. Ngày xưa thì các cụ làm ít thôi. Nhưng bây giờ một loại hoa quả anh sẽ làm ra được nhiều thứ. Ví dụ sấu bao tử rồi sấu dẻo gừng, sấu xào, sấu dẻo cay".
Khi đặt chân lên đất kinh kỳ hay chọn mua một vài món quà từ thủ đô ngàn năm văn hiến gửi tặng bạn bè phương xa thì ô mai Hà Nội là lựa chọn ý nghĩa. Chỉ cần nếm một chút thôi. Vị mặn mặn ngọt ngọt chua chua cay cay sẽ tan nơi lâu đầu lưỡi, thấm dần. Ngậm càng lâu càng cảm nhận rõ nét tinh tế của thức quà dân dã mà thanh cao này. Bà Nguyễn Thị Vân – du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cảm nhận:
"Tôi cũng hay ra Hà Nội. Ở đây có nhiều đặc sản rất quý và mua về để làm quà. Ô mai và mơ đồng ý là đặc sản của Hà Nội nhưng người miền Nam rất thích, nên lần nào ra tôi cũng mang về làm quà".
Không quá cầu kì. Không quá cao sang cho một món quà nhỏ nhưng nó là những kỷ niệm đẹp về môt vùng đất đã từng đặt chân đến. Dù có núp sau tủ kính của cửa hàng lớn, hay rong ruổi phố phường trên những mẹt hàng rong bình dị, cái mùi vị thơm thảo ấy vẫn khiến người ta khắc khoải. Để rồi cứ vào mỗi mùa trái chín, lòng lại thầm nhớ nhung thứ quà đơn sơ nơi đất Bắc.
SỐNG Ở HÀ NỘI
Tháng 5, cả thành phố và trên phay búc bừng sắc tím bằng lăng. Giống cây nhập từ Úc về năm nay được mùa hoa. Ngược lại, phượng năm nay mất mùa, không chói đỏ như năm trước. Hoa bằng lăng đẹp nhưng hoa phượng lại gắn bó với Hà Nội hơn bởi những câu chuyện.
Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ đã biến mảnh đất từng kinh đô từ thời Lý đến thời Lê thành thành phố thuộc địa. Họ cải tạo khu phố cổ, xây dựng phố mới và trên phố Tràng Tiền, con phố Tây đầu tiên hình thành năm 1885 họ đã trồng phượng. Vì sao thành phố lại trồng phượng mà không phải cây khác?
Thường thì hoa của những cây cho quả ăn được không rực rỡ. Nhưng trong các loài cây quả không được thì phượng rực rỡ nhất, hoa át lá đỏ như thắp lửa. Về sinh học, phượng là giống bản địa nên dễ trồng, dễ sống, cây lớn khá nhanh, chỉ vài năm là có dáng vẻ đà điệu đà, tán xòe tạo bóng mát và có hoa. Khi hoa nở những chú ve bám trên thân cây tấu bản nhạc đón chào sắc đỏ.
Mùa hè năm 1888, hàng phượng phố Tràng Tiền đã nở hoa làm hồng cả con phố. Song thật không may, chủ các cửa hàng người Pháp ở phố này đã vu cho phượng là nơi trú ngụ của loài ve kêu nhức óc mùa hè, là chỗ đậu của muỗi gây sốt rét cho người Phương Tây. Họ kêu la cành và lá che mặt tiền cửa hàng khiến việc buôn bán chậm lại.
Và thế là họ làm đơn gửi chính quyền yêu cầu chặt bỏ, trước kiến nghị phi lý của những kẻ công thần, chính quyền đã xuống thang cho chặt bỏ hàng phượng dang mơn mởn. Nhưng cũng thời kỳ đó, thành phố cho trồng phượng ở hai bên đường Cổ Ngư, hai hàng phượng giao cành, tháng 5 hoa nở, người đi đường như đi dưới bụng con rồng đỏ.
Cánh hoa tàn rụng xuống hồ Tây và Trúc Bạch, gió thổi dồn vào một góc tạo thành tấm thảm đỏ bồng bềnh trên mặt nước. Vào tháng cuối thu, lá rụng trên cành phượng còn lại những quả khô đu đưa trong gió đông bắc đầu mùa.
Vì sao phượng được trồng nhiều ở trường học? Cuối thế kỷ 19, chính quyền thành phố lập các trường tiểu học Pháp-Việt. Căn cứ vào thời tiết và văn hóa Việt Nam, toàn quyền Đông Dương đã ban hành qui định các trường khai giảng vào tháng 9 dương lịch và kết thúc năm học vào tháng 5, trước khi bắt đàu một mùa hè nắng nóng gay gắt.
Trong năm, học sinh sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán, Noel, tết Tây và ngày Phật Đản. Và có sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi năm học sắp kết thúc cũng là tháng phượng nở hoa, vì thế chính quyền thành phố bắt buộc các trường công trồng phượng. Với các trường tư, họ khuyến khích nên trồng cây này. Khi những cánh hoa rụng xuống, đám học trò lấy nhụy có đài chơi trò chọi gà, nếu đài hoa của đứa nào gãy là thua.
Lại có đứa lãng mạn gom cánh phượng mang lên trên tầng rải xuống làm mưa hoa. Khi hoa kết thành quả, lủng lẳng trên cành, lúc này xuất hiện trò thường dành cho nam sinh, chúng hái quả lấy đá đập vỏ lấy nhân ăn. Có đứa kỳ công đập lấy một nắm nhân rồi gói lại bí mật cho vào cặp bạn gái mà nó thích. Và cây phượng trở thành biểu tượng của các trường học, gắn với học trò.
Ngày nay, Hà Nội có nhiều phố, công viên, vườn hoa trồng phượng. Và cứ đến hẹn lại lên, tháng 5 là hoa nở. Nhưng nhiều năm nay khi phượng nở lại không còn tiếng ve. Tiếng ve tắt có lẽ vì không khí Hà Nội ô nhiễm nặng quá.
TIN YÊU
- Chỉ cần thao tác quét mã QR đơn giản, khách du lịch bốn phương đã có trong tay thông tin đầy đủ, chi tiết về các di tích lịch sử quanh Hà Nội. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở Đoàn thanh niên trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.
- Quận Hai Bà Trưng là đơn vị đầu tiên của Hà Nội hoàn thành triển khai số hóa 360 độ cho toàn bộ điểm di tích có trên địa bàn quận. Dự kiến lễ ra mắt sẽ diễn ra ngày 25-5 tại địa chỉ website: https://haibatrung.hanoi.vietnaminfo.net.
Trang thông tin được xây dựng với mục đích đẩy mạnh quảng bá du lịch văn hóa, giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa cũng như phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn quận.
- Vừa qua, phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức lễ khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó của vùng Bưởi xưa. Đây không chỉ là điểm dịch vụ, du lịch văn hóa, nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị của làng nghề mà còn là địa chỉ tin cậy, quen thuộc đối với người dân Thủ đô và du khách khi về tham quan, du lịch trên địa bàn quận Tây Hồ.
- 89 tác phẩm xuất sắc của thành viên các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội với góc nhìn đa dạng về đất nước, con người Việt Nam, đang triển lãm tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).
- Thời điểm này, trên các con đường của Hà Nội, hoa bằng lăng và hoa phượng đua nhau nở ven hai bên đường, tạo nên cảnh sắc đẹp thu hút người dân Thủ đô và du khách.
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Mưa lũ, sạt lở đất, đặc biệt là lũ đất đá liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại sao lại có hiện tượng lũ kèm đất đá? Có những dấu hiệu nào để có thể nhận biết và phòng tránh thảm họa lũ đất đá ập đến bất ngờ?
Theo đại diện Cục CSGT, mức xử lý vi phạm nồng độ cồn và mũ bảo hiểm sẽ được giữ nguyên theo như nghị định 100 vì trong thời gian qua được người dân rất ủng hộ.
Giữa đêm khuya trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, lái xe khách 16 chỗ vô tư trải chiếu ngủ trước đầu xe cho đến khi lực lượng chức năng đánh thức.
Hiện nay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra tình trạng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đặc biệt là gần khu vực ngã ba tuyến đường giao với đường Lê Trọng Tấn. VOV Giao thông sẽ trò chuyện với người dân tại khu vực để rõ hơn về tình trạng này.
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…