Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngày nay nơi này đã thưa vắng hơn, liệu đó là sự thay đổi tất yếu của thời cuộc khi con người có thể dễ dàng liên lạc với nhau hơn? Ký ức về bưu điện Hà Nội của nhiều thế hệ khác nhau sẽ được kể ngay sau đây.
Những bức thư tay được bà Lan (sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cất giữ cẩn thận trong 40 năm qua như kỷ vật. Giấy đã chuyển màu. Dòng chữ cũng nhoè đi theo năm tháng. Có bức vẫn vẹn nguyên, đọc rõ những dòng chữ hỏi thăm tình hình hậu phương, động viên người ở nhà vững tâm.
Đây là những bức thư được người bạn là bộ đội gửi về từ chiến trường cho bà. Bà kể, ngày đó con gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ anh bộ đội, chỉ có thư từ qua lại như thế, bưu điện Hà Nội là nơi quen thuộc để bà gửi thư cho người yêu:
"Mỗi lần độ khoảng tháng 1 lần nhận được thư thì rất chi là hồi hộp và xúc cảm vì khi nhận được thư thì thấy người mình yêu thương vẫn khoẻ mạnh là thấy sung sướng hồi hộp. Rồi nhận thư có khi còn khóc cơ. Còn ở đây mình viết thư gửi lên báo tình hình sức khoẻ công việc, kể các loại chuyện để các anh lính khi đọc được thư người nhà gửi lên thì tha hồ sảng khoái".
Ngày trước viễn thông không thông dụng như bây giờ, người Hà Nội chỉ có thể liên lạc với người ở phương xa bằng cách gửi thư hay gọi điện thoại ở bưu điện. Để gửi bức thư hay nhận món hàng, người ta phải xếp hàng rất dài chờ đến lượt.
Nhìn lại đất nước giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, thậm chí đến cả trước khi đổi mới, các nhà máy xí nghiệp di chuyển về nhiều nơi. Người dân sơ tán. Nhiều gia đình có con em đi bộ đội. Đâu sẽ là sợi dây liên lạc để họ nghe ngóng tin nhau? Theo nhà “Hà Nội học” Nguyễn Ngọc Tiến, bưu điện Hà Nội là nơi duy nhất đảm nhận nhiệm vụ này:
"Rõ ràng là không có bưu điện trong một giai đoạn kháng chiến chống mỹ thì kinh tế xã hội khó mà có thể phát triển được. Và không có bưu điện không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Vì thế bưu điện thời xưa hay trong chiến tranh, thời bao cấp được coi như là mạch máu của một đất nước. Không có mạch máu thông tin liên lạc thì mọi chuyện sẽ rất khó khăn để sản xuất, để mà đánh Mỹ, để mà xây dựng kinh tế, bảo vệ hậu phương và cung cấp cho tiền tuyến".
Sau ngày đất nước đổi mới, nhiều cô bé cậu bé theo gia đình vào Nam đành lòng chia tay bạn bè đồng trang lứa. Họ chỉ có thể liên lạc với nhau bằng những bức thư tay và gửi tặng nhau món quà nhân dịp sinh nhật qua bưu điện. Với nhà báo Hoàng Minh Trí, mỗi lần đi gửi quà cho chúng bạn ở xa đều là kỷ niệm khó quên:
"Nói đến món quà sinh nhật nhớ lắm. Ra đóng gói rất cẩn thận, ra bưu điện để gửi. Nhiều lúc đóng gói ra đấy thì bưu tá ở ngoài đấy bắt dỡ ra để kiểm tra lại từ đầu, coi như là công của mình đóng gói hộp đẹp nhất coi như là uổng công rồi".
Anh kể mình có người anh họ là lao động xuất khẩu tại Bungari. Hàng hoá gửi về phải ra bưu điện nhận. Bưu tá sẽ thông báo đến ngày giờ này ra bưu điện ô số bao nhiêu để nhận hàng. Mỗi lần được mẹ báo ra bưu điện nhận đồ là một lần hồi hộp, dù có khi chỉ là đôi giày hay mấy cân bột mì:
"Ngày trước việc hàng hóa nó không thuận tiện có shipper bấm chuông hẹn giờ đến tận nhà đâu. Ra bưu điện mở ra là run run không biết bên trong có gì. Và tôi rất hay chú ý những con chữ mà viết trên thùng hàng. Bởi vì họ viết bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng tiệp hay tiếng Bun gì đó tôi không hiểu được. Nhưng có rất nhiều dấu ấn của cả gói hàng đã đi một vòng quả đất để đến được tay gia đình. Nó là thứ tôi nghĩ là mang nặng dấu ấn một thời nghèo khó của đất nước".
Với bà Lê Thị Vân và Nguyễn Thị Thảo sinh sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bưu điện Hà Nội không đơn thuần chỉ là một địa danh trong thành phố:
"Là người Hà Nội cho nên đối với tôi thì bưu điện rất gắn bó. Vì lúc trẻ tôi đi làm gần đây. Thì cứ đến trưa 11 giờ lại nghe tiếng chuông của bưu điện đánh điểm. Coi như là rất nhiều kỷ niệm ở đây. Rồi thì đã có những gia đình có anh em bạn bè xa gửi bưu kiện về thăm hỏi thì tôi đều đến đây lĩnh".
"Tôi ở đây từ bé, mà tôi rất yêu Hà Nội, bưu điện này gắn bó với tôi từ ngày xưa. Coi như ngày xưa thư tín không có như bây giờ nghĩa là liên lạc khó, chỉ trông chờ vào lá thư thôi. Cái thứ 2 nữa là con cháu ở bên nước ngoài gửi hàng về nên tôi lên bưu điện nhận hàng về. thế cho nên tôi rất thân quen với bưu điện này".
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, việc viết một lá thư tay rồi ra bưu điện gửi cũng ít hơn hẳn. Bưu điện Hà Nội giờ cũng khác, vắng vẻ hơn trước. Không còn là nơi độc quyền để gửi thư gửi bưu phẩm, nhận bưu phẩm, gọi điện, nhận điện báo. Bưu điện đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Đó là nhận định của nhà “Hà Nội học” Nguyễn Ngọc Tiến:
"Nói như thế không có nghĩa là xóa sổ bưu điện mà bưu điện ngày nay chuyển sang làm việc khác rất quan trọng. Đó là họ làm dịch vụ thu cước phí, quản lý các cuộc gọi, quản lý các tin nhắn. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ rất quan trọng là nghe các cuộc điện thoại để từ đó giúp cho các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm bảo vệ an toàn an ninh quốc gia".
Dù công nghệ hiện đại kết nối mọi người gần nhau hơn. Chỉ cần một cuộc điện thoại là có thể nói chuyện với người thương cả tiếng đồng hồ, thậm chí còn nhìn được nhau khi cách nửa vòng Trái Đất. Nhưng vẫn có sự tiếc nuối trong mỗi người:
"Mình nghĩ đấy là một cái mà tất yếu của sự phát triển thôi. Cũng đôi chút có sự tiếc nuối bởi vì không còn được thấy cái cảnh mà người ta viết thư xong rồi cho phong bì mang ra bưu điện phải dán tem rồi phải nhét vào cái hòm thư".
"Những ngày xưa trông nó cổ hủ zích zắc nhưng cuộc sống thấy vui làm cho mình có những kỷ niệm. Trong 3 năm mà người yêu đi bộ đội giữ được không biết bao nhiêu cái thư. Đó là những kỷ niệm vui của thời bao cấp. Còn bây giờ công nghệ số rồi thì mọi việc nó đơn giản".
SỐNG Ở HÀ NỘI
Những câu chuyện được lưu truyền về vườn hoa Con Cóc và tượng đài được xây dựng trên đó đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Hà Nội tìm hiểu. Vậy Chuyện thực hư ở vườn hoa Con Cóc là gì khiến mọi người cất công tới vậy?
Thời Pháp thuộc, tên vườn hoa cũng phục vụ mục đích chính trị vì thế 17 vườn hoa đều mang tên người Pháp.
Họ đã dựng tượng hay đài tưởng niệm một số quan chức thực dân tại 3 vườn hoa gồm: Paul Bert, công sứ đầu tiên của Pháp ở Hà Nội năm 1886, Laurent Chavassieux, phó toàn quyền Đông Dương và Joost Van Vollenhoven cũng là phó Toàn quyền. Tượng Paul Bert được dựng tại vườn hoa mang tên ông ta năm 1890 (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).
Đài tưởng niệm Laurent Chavassieux cũng được dựng tại vườn hoa Laurent Chavassieux (còn gọi là vườn hoa Con Cóc). Đài tưởng niệm Joost Van Vollenhoven dựng trong vườn Bách Thảo.
Có một điều khó hiểu là Laurent Chavassieux và Joost Van Vollenhoven chỉ tạm giữ chức toàn quyền trong thời gian ngắn nhưng lại được dựng đài tưởng niệm trong khi rất nhiều toàn quyền thì không. Tuy nhiên, chuyện gây dư luận chính là tượng đài Laurent Chavassieux.
Năm 1897, người Pháp đã mở cuộc thi thiết kế đài tưởng niệm Laurent Chavassieux và thiết kế của kiến trúc sư Harlay đã được chọn. Đài tưởng niệm do Harlay thiết kế có bể nước nửa chìm nửa nổi hình tròn đường kính khoảng 4m. Giữa bể có tháp đá liền khối hình trụ chiều ngang khoảng 1,2m bốn góc có 4 cột tròn.
Tính từ chân đến đỉnh, trụ đá cao khoảng 3,5m. Trong bể nước có 4 con cóc đặt theo chính hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc còn 8 con rồng nằm trên những “dãy núi” và cứ hai con chầu về một hướng là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc.
Khi hệ thống máy bơm hoạt động, 4 con cóc sẽ phun nước lên thân tháp. Trên đỉnh tháp có khối chữ nhật giống như cái tiểu bằng đá. Vì có cóc phun nước nên người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc.
Ngày 29-9-1899, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã họp bàn việc chọn vị trí dựng đài tưởng niệm đối diện với Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Và đài này sẽ nằm trong một vườn hoa kẹp giữa các phố mà nay là Ngô Quyền, Lý Thái Tổ.
Công trình tiêu tốn một khoản tiền lớn được khánh thành năm 1901. Đài tưởng niệm này là sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Tất cả đều sử dụng vật liệu là đá, gốm sứ của Việt Nam.
Tháng 7-1945, bác sĩ Trần Văn Lai làm thị trưởng Hà Nội đã đổi tên vườn hoa này thành Hồng Đức. Khi ông Trần Duy Hưng làm thị trưởng ngày 1-12-1945 đổi tên vườn hoa Hồng Đức thành Diên Hồng. Tên Diên Hồng giữ nguyên đến ngày nay.
Cách đây mấy năm, trên trang web của cơ quan lưu trữ quốc gia có một bài viết về đài tượng niệm này, tác giả cho rằng, khối đá giống như cái tiểu trên nóc đài tượng niệm chính là cái tiểu đựng hài cốt của Laurent Chavassieux.
Và ngay lập tức, bài viết được nhiều báo mạng, các trang cá nhân lấy lại theo chiều hướng “thờ hài cốt thực dân”. Thực ra cuối thế kỷ 19, ở gần hồ Trúc Bạch có nghĩa địa chôn cất những người Pháp chết tại Miền Bắc (sau nghĩa địa này chuyển xuống vị trí mới mà nay là khu tập thể Nguyễn Công Trứ).
Khi Chavassieux chết, ông ta cũng được chôn ở đây như những người Pháp khác. Chavassieux là người theo đạo Công giáo, trong Giáo luật Công giáo khi đó, người chết sẽ được “đào sâu chôn chặt” (kim tĩnh), nên không có chuyện chính quyền cho bốc mộ rồi bỏ xương cốt vào tiểu đặt trên đó.
Có thể tác giả đã nhầm lẫm khi dịch tài liệu. Rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội như: Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Văn Uẩn, Nguyễn Vinh Phúc...đã lục tung kho tư liệu Hà Nội bằng tiếng Pháp, nếu chuyện đó là thật thì họ đã có ý kiến từ lâu rồi.
TIN YÊU
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy 'Lời hứa Điện Biên' và 'Chiếc xe thồ Điện Biên'.
Triển lãm 'Tranh truyện Hàng Trống' đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. 40 bức tranh vẽ những tích truyện quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Mỗi bộ tranh gồm bốn bức, thể hiện sinh động các tích truyện quen thuộc trong kho tàng truyện Hán-Nôm lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay.
Từ ngày 30/3-12/4, lần đầu tiên Dàn nhạc Trẻ Thế giới - World Youth Orchestra (WYO) sẽ tới Hà Nội để tập luyện và biểu diễn cùng các thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (VNAMYO) trong dự án Âm thanh của tình anh em.
Giải chạy bán marathon Tây Hồ 2024 sẽ diễn ra vào ngày 14-4-2024 gồm 3 cự ly: 21km - 15km - 5km. Sau 4 năm tổ chức, giải chạy đã và đang trở thành một ngày hội kiểu mới dành cho các vận động viên, các bạn chạy phong trào và người dân địa phương.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.