Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo ghi nhận của PV, trải dọc tuyến đường không khó để bắt gặp các trường hợp vi phạm như: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đổ rác bừa bãi. Tại khu vực Bệnh viện E, trung tâm đo lường miền Bắc, chợ Cầu Đá… lòng đường, vỉa hè đã biến thành nơi họp chợ.
Do mặt đường hẹp, thường xuyên bị lấn chiếm làm nơi họp chợ nên đường Trần Cung đã trở thành một “điểm đen” về tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
Xuyên suốt chiều dài 3km có đến 5 chợ cóc họp ngay dưới lòng đường, dù biển báo “Cấm họp chợ” ngay trước mắt.
Bức xúc về con đường “khổ ải” ngày nào cũng tắc, chị Thu Ánh chia sẻ, chiều nào đi làm về cũng phải đi qua đường này mới về được tới nhà: "Ở đây cư dân rất đông đúc, mà 1 phần cũng do nhiều hàng quán bày bán tràn hết ra đường chiếm diện tích lòng đường gây cản trở giao thông. Rồi lại thêm người dừng lại mua hàng càng lắm tắc hơn".
Nhiều người dân cũng phản ánh rằng, tình trạng vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường vỉa hè để họp chợ này đã nhiều năm.
Lực lượng chức năng có kiểm tra, xử lý rồi nhưng lại đâu vào đấy. Cũng có ý kiến trái chiều rằng, nếu không hợp chợ ở đấy thì người dân cũng không biết đi chợ nào cho gần để phục vụ sinh hoạt.
Được biết, tuyến đường này chỉ có một xe bus số 28 (Giáp Bát - Đông Ngạc) chạy qua, nhưng con đường vốn nhỏ hẹp, lại có những lúc 2 chiếc xe bus giao nhau thì đúng là rất “vất vả”.
Hàng ngày đi chơi tại đây, cô Mai người dân sinh sống trong ngõ 120 Trần Cung cho biết: “Giờ tan tầm tắc kinh khủng, 2 xe bus tránh nhau đứng cả tiếng đồng hồ cũng chưa chắc đã qua được. Người buôn bán thì lấn chiếm từng góc nhỏ. Họp chợ xong người ta còn vứt rác bừa bãi ra đây nữa. Tình trạng này nhiều năm rồi”.
Người dân sinh sống quanh khu vực phố Trần Cung hy vọng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm lề đường, tu sửa đoạn đường mấp mô trả lại sự an toàn, thông thoáng cho người tham gia giao thông cũng như người dân sinh sống hai bên đường.
Căn cứ khoản 1, Điều 12, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định: đối với hành vi lấn chiếm sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.
Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.