Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hà Nội làm gì để kịp khởi công ít nhất một dự án nhà ở xã hội

Xuân Tú: Chủ nhật 09/06/2024, 06:10 (GMT+7)

Việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ các khu nhà ở xã hội, cam kết bảo đảm đến 1/10/2024 có thể khởi công ít nhất 1 dự án và phải bảo đảm chất lượng lâu dài đã khiến dư luận rất quan tâm.

Tuy nhiên nhìn vào thực tế nhiều năm qua, việc triển khai dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn, chưa hiệu quả, không ít người băn khoăn liệu yêu cầu trên có quá sức? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội về vấn đề này.

PV: Trước yêu cầu của chủ tịch UBND TP Hà Nội với các sở ban ngành, chậm nhất ngày 1/10/2024 phải triển khai 1 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, là một chuyên gia về lĩnh vực bất động sản, ông có suy nghĩ gì ạ?

TS Nguyễn Hữu Cường: Ai nghe thấy cái mệnh lệnh hành chính này cũng vui mừng, kể cả lo lắng. Vui mừng vì đây là mệnh lệnh thực hiện đề án của thủ tướng chính phủ phê duyệt từ nhà xã hội. Đây là một tín hiệu mừng, cũng là một sự vào cuộc quyết liệt.

Nhưng để thực hiện được tới ngày 01/12/2024, ít nhất phải khởi công một dự án ở xã hội. Thì cũng phải xem xét với cả dưới thời hạn ngắn như vậy thì những quy mô, quy trình, những dự án như thế nào có thể là khả thi, còn lại là không thể thực hiện được.

Cho nên là giữa các mệnh lệnh hành chính, các ý chí mong muốn trong việc phát triển định hướng ở xã hội, với cả việc quy trình, các thủ tục thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, giá cả, những vấn đề không phải là đơn giản.

Ảnh minh họa vneconomy

Ảnh minh họa vneconomy

PV: Theo ông, liệu yêu cầu đó có quá sức với thực tế triển khai các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội từ trước đến nay?

TS Nguyễn Hữu Cường: Không chỉ thành phố Hà Nội mà cả nước, 10 - 20 năm nay đều rất vướng mắc về rất là nhiều các thủ tục, nhiêu khê, rất nhiều những rào cản từ ở các đơn vị chuyên gia thẩm định, cho tới các khó khăn vướng mắc từ phía khách quan, tình hình kinh tế chính trị, rồi sự đầu tư cơ sở hạ tầng xung quanh các dự án bởi vì quỹ đất, rồi tiền sử dụng đất, rồi lựa chọn các nhà đầu tư. Không chỉ ở thành phố Hà Nội mà cả nước đều giống nhau: để đến ngày 1/10 này phải có ít nhất một dự án nhà ở xã hội.

Thế thì chúng ta thấy quy định để một dự án có thể khởi công, nó phụ thuộc vào rất nhiều quy trình, thời gian của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta sẽ hình dung là sẽ lựa chọn một trong những dự án mà các khâu thẩm định dự án nó đã đạt được tới tám mươi chín mươi phần trăm thì 01/10 mới có thể có giấy phép xây dựng. Còn lại nếu như bây giờ mà bắt đầu để thực hiện dự án thì không thể hiện được.

PV: Nên quy trách nhiệm ra sao trong trường hợp triển khai dự án không đạt hiệu quả, để không còn điệp khúc "nhà ở xã hội chỉ có trên giấy", thưa ông?

TS Nguyễn Hữu Cường: Đây là một câu hỏi rất hay. Những vướng mắc nào, quy trách nhiệm, tôi nghĩ là đơn vị cá nhân, tổ chức, và nhà thầu nào nếu như chậm tiến độ thì các quy trình đều phải tuân thủ theo quy định của nhà nước.

Vì vậy không thể bỏ qua bất cứ một khâu nào. Chủ tịch UBND các tỉnh thành nơi mà có các dự án phải nhìn thấy được hết những khó khăn nội tại từ các sở ban ngành của mình trong quá trình tham gia thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cho tới các công nghệ thiết bị gắn với cả tòa nhà đấy.

Thì tất cả những cơ quan ban ngành phải là một, phải liên đới với nhau, tập trung giải quyết vấn đề liên quan, và thường xuyên trao đổi với chủ đầu tư để hỗ trợ chủ đầu tư những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị đầu tư, cũng như kiểm tra quá trình xây dựng để tránh những trường hợp khi đầu tư xây dựng xong, lúc đấy các cơ quan quản lý nhà nước mới thấy thi công không đúng bản vẽ, sai quy định.

Cho nên là rất nhiều những tòa nhà xây xong nhiều năm nay rồi nhưng không được ở, chưa đủ điều kiện để bàn giao, đẩy chủ đầu tư vào tình huống khó, hoặc là đẩy các cơ quan ban ngành liên quan vào rủi ro.”

PV: Xin cảm ơn ông. 

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Đừng sợ mùa đông

Đừng sợ mùa đông

Nếu ví các độ tuổi trong đời như bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, thì mùa đông có lẽ là mùa ít được mong chờ hơn cả. Nhưng nếu quan sát người già trên phố, bạn sẽ thấy, mùa đông không đáng sợ.

Hạ tầng trạm sạc điện được Luật hóa ra sao?

Hạ tầng trạm sạc điện được Luật hóa ra sao?

Hiện nay, chúng ta đang thiếu những quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể cho các trụ, trạm sạc điện và loại hình năng lượng cung cấp cho các phương tiện giao thông sử dụng hình thức này. Điều này đòi hỏi cần sớm có các chính sách phù hợp liên quan đến trạm sạc xe điện...

Ngành ngân hàng hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trước khi vay tiền

Ngành ngân hàng hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trước khi vay tiền

Vào quý cuối năm, các ngân hàng vừa có hướng dẫn người dân kiểm tra nợ xấu bằng CMND hoặc CCCD trước khi có nhu cầu vay vốn. Theo đó, có thể kiểm tra trực tuyến qua website của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC); qua ứng dụng CIC Credit Connect hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng.