Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong những ngày qua, VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về vấn nạn này, tạo ra bức tranh giao thông hỗn loạn, cho thấy sự cấp thiết phải có những biện pháp mạnh tay hơn từ lực lượng chức năng nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
7h30 phút sáng, đang là giờ cao điểm của một ngày trong tuần. Dòng xe lấp kín các tuyến đường trung tâm thành phố Hà Nội, trong đó đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân), hướng từ Linh Đàm về Mai Dịch cũng không ngoại lệ.
Giữa khung cảnh hỗn loạn, đông đúc ấy, một thực trạng đáng báo động đang diễn ra trên tuyến đường Nguyễn Xiển, ở nửa bên đối diện, đoạn từ đường Phạm Tu về ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Hàng chục, thậm chí hàng trăm xe máy bất chấp nguy hiểm, ngang nhiên đi ngược chiều để thoát khỏi cảnh ùn tắc.
Nơi đây thực sự đang xảy ra “cuộc chiến” giữa dòng xe đi đúng chiều và ngược chiều. Chỉ trong vòng 15 phút, PV VOV Giao thông đã chứng kiến gần một trăm xe máy phóng vun vút ngược chiều, thậm chí trên vỉa hè nơi tôi đang đứng cũng không còn an toàn nữa.
Thực trạng này không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn khiến lực lượng CSGT vô cùng vất vả khi điều tiết giao thông trên tuyến đường này:
“Đi làm muộn rồi, tắc đường thế này biết đến bao giờ. Đi ngược chiều một đoạn cho nhanh”.
“Em nay đi thi nên vội đi ạ, em đi đường này cho nhanh. Bình thường em đi trong kia, trong Triều Khúc, nay em ra đây đi cho nhanh”.
“Em nay đi ngược chiều, em biết em sai rồi ạ, tại vội quá, biết là nguy hiểm nhưng vẫn đi ạ”.
Đó là những lời phân trần của người điều khiển xe máy khi bị lực lượng chức năng xử phạt vì lỗi đi ngược chiều. Nhưng đó chỉ là số ít, bởi CSGT không thể xử phạt được hàng trăm xe máy đi ngược chiều thành từng tốp lớn trên đường.
Thậm chí, nhiều người còn quay đầu bỏ chạy khi thấy bóng dáng tổ công tác, trong khi trên xe đang chở theo vợ và con, và cả gia đình thậm chí còn không đội mũ bảo hiểm.
Thường xuyên ứng trực tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến trong các khung giờ cao điểm cũng như tuần tra dọc tuyến Nguyễn Xiển, đội CSGT số 7, phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng gặp rất nhiều khó khăn trong điều tiết giao thông, phần lớn cũng bởi tình trạng xe máy đi ngược chiều. Nó giống hiệu ứng “domino”, người vi phạm càng đi ngược chiều để mong tránh được chỗ ùn tắc, thì càng khiến đường khó đi hơn, và còn gây nguy hiểm cho mình và người khác.
Trung tá Nguyễn Khắc Bốn, cán bộ Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường lực lượng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đi ngược chiều. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tái diễn do ý thức người dân còn kém, gây nguy hiểm cho chính mình, cho người khác và cả lực lượng CSGT.
Chúng tôi cũng thường xuyên có các đội ứng trực để tuần tra và xử phạt nghiêm sai phạm nhưng do lực lượng mỏng, thời gian tới chúng tôi đề xuất phòng CSGT Hà Nội phối hợp với công an quận, công an phường để tăng cường lực lượng xử lý tình trạng đi ngược chiều. Chúng tôi khuyến cáo người dân tuân thủ luật giao thông, không đi ngược chiều tránh nguy hiểm, và đội CSGT số 7 sẽ tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm”.
Hàng trăm xe máy đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển, cần nhấn mạnh đây là thực trạng nhức nhối, một vấn nạn cần được giải quyết triệt để. Đây không phải tuyến đường duy nhất xảy ra tình trạng này, trước đó VOVGT cũng nhiều lần phản ánh về việc này tại đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, hay tại đường Chùa Bộc, quận Đống Đa…
Cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, các giải pháp mang tính bền vững hơn nữa của các cơ quan chức năng, từ việc tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm đến việc hoàn thiện hạ tầng giao thông…
Nhưng trên hết, cần sự thay đổi từ chính ý thức của mỗi người tham gia giao thông. Xin nhấn mạnh, chấp hành pháp luật về giao thông không chỉ là bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ những người xung quanh. Đừng để sự ích kỷ, vội vàng của một vài cá nhân gây ra những hậu quả đau lòng cho cả cộng đồng.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.