Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mới đây, 38 hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ đã được nhận thưởng sau khi tham gia quy trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Đây cũng là lần đầu tiên người dân được nhận tiền thưởng từ canh tác lúa theo quy trình giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn Cần Thơ cũng như trong vùng ĐBSCL.
Dự án do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm thí điểm khuyến khích kinh tế đối với nông dân thực hành sản xuất lúa theo gói canh tác “1 phải, 5 giảm” và giảm phát thải khí nhà kính.
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc HTX Khiết Tâm – đơn vị tham gia dự án sản xuất lúa phát thải thấp cho biết: Khi mà thực hiện đề án này thì nó đem lại hiệu quả cho các thành viên hợp tác xã. Ngày xưa khi chúng tôi làm theo tập quán cũ thì chúng tôi phải ra đồng rất là nhiều, bởi vì làm cỏ, tất cả sạ dầy chúng tôi phải đi thăm đồng thường xuyên. Nhưng từ khi chúng tôi sạ thưa không phải ra đồng thường xuyên thì chúng tôi ở nhà làm những công việc khác, tăng thu nhập cho gia đình.
Tại Hội thảo “Thực trạng và chiến lược phát triển Hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp tại ĐBSCL nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu biến đổi khí hậu” diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Ong Quốc Cường (Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế - IRRI) cho biết: Canh tác lúa đóng góp khoảng 6-8% vào lượng khí thải của hệ thống lương thực toàn cầu, trong khi chăn nuôi đóng góp 40-50%. Tuy nhiên, tiềm năng giảm phát thải tương đối của lúa gạo lại cao hơn nhiều so với chăn nuôi và trồng trọt.
Ông Quốc Cường thông tin thêm: Khi mà chúng ta tính tiềm năng về giảm phát thải lúa gạo thì chúng ta thấy lúa gạo có thể giảm tới 36% (khoảng 225 triệu tấn ngoài khí CO2, cao hơn nhiều so với trồng trọt. Người ta dự đoán theo 1 số nguồn thì đến năm 2030, khoảng 28% lượng khí thải tiềm năng từ lúa gạo, hay 62 triệu tấn CO2 tương đương có thể giảm thiểu ở mức giá dưới $0/tCO2 tương đương với mức giảm thêm 26% so với đường cơ sở có thể đạt được trong khoảng từ $0 đến $20/tCO2 tương đương.
Không chỉ riêng ngành sản xuất lúa gạo, các ngành sản xuất lương thực thực phẩm khác cũng đang đẩy mạnh giảm phát thải CO2 để phát triển bền vững. TS Phạm Thu Thủy, Đại học Adelaide (Úc) cho rằng phát thải trong lĩnh vực lương thực thực phẩm chiếm khoảng 31% phát thải toàn cầu, riêng tại Việt Nam chiếm khoảng 1%. Tuy lượng phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam còn thấp hơn nhiều quốc gia khác nhưng tốc độ phát thải đang có dấu hiệu tăng rõ rệt. Cụ thể, phát thải năm 2020 tăng 8% so với 2010.
Vì vậy, việc kiểm soát lượng phát thải là rất quan trọng: Nếu chúng ta nhìn vào chính sách giảm phát thải thì chính sách quốc gia hoặc các biện pháp giảm phát thải thì chính sách quốc gia hoặc các biện pháp giảm phát thải là điều kiện tiên quyết để những tập đoàn lớn đang đầu tư hoặc mua các chuỗi cung ứng sản phẩm quyết định chuyển dịch đầu tư sang các quốc gia khác. Do đó nếu chúng ta không tranh thủ thì cơ hội của chúng ta sẽ bị chuyển dịch sang các quốc gia khác vì chúng ta không đủ hành lang pháp lý hoặc những chính sách kịp thời.
PGS.TS Kha Chấn Tuyền, Trường ĐH Nông lâm TPHCM cho rằng thách thức lớn nhất của nông nghiệp vùng ĐBSCL chính là khâu tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật còn manh mún, nhỏ lẻ. Ông Tuyền cho rằng, nông nghiệp ĐBSCL cần tránh phát triển theo chiều rộng còn mang tính tự phát, phá vỡ các quy hoạch ngắn hạn và dài hạn, khai thác tài nguyên đất, nước thiếu kiểm soát, gây nên tác động xấu cho phát triển bền vững như mất cân bằng nguồn nước, tình trạng hạn hán, thoái hóa đất và xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đang diễn ra với quy mô ngày càng gia tăng, mâu thuẫn sử dụng nước, biến đổi khí hậu,..
PGS.TS Kha Chấn Tuyền gợi mở: Từ thực tế thì chúng ta sẽ thấy những cái vấn đề đặt ra mà cần giải quyết đó là cái gì. Thứ nhất, đó là cái thực trạng mà chúng ta áp dụng, cái cơ chế hóa hiện nay nó như thế nào cũng như là cái ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước như thế nào, có những điểm mạnh nào, có những cái điểm yếu như nào vân vân và cái mô hình nào là phù hợp…
Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp không chỉ tác động đến môi trường mà còn đến sự bền vững của ngành nông nghiệp và đời sống người dân địa phương. Để giải quyết vấn đề này, cần một chiến lược toàn diện và đồng bộ nhằm gỡ bỏ các “nút thắt” trong quản lý và thực tiễn sản xuất.
Cùng với những thành quả đạt được về sản lượng lương thực, thực phẩm được sản xuất hàng năm, ĐBSCL cũng góp phần không nhỏ vào lượng phát thải CO2 của quốc gia. Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không chỉ làm giảm chất lượng đất mà còn gia tăng lượng khí thải nhà kính.
Hơn nữa, hệ thống tưới tiêu lúa không hiệu quả cũng làm phát sinh khí metan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều lần so với CO2. Trong chăn nuôi, việc kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cũng như các điều kiện để xây dựng liên kết, hình thành chuỗi sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi vẫn chưa được đảm bảo là yếu tố phát sinh lượng lớn khí thải độc hại.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát thải cao là chất lượng đầu vào và sản xuất nông thuỷ sản còn yếu. Hay nói cách khác là việc áp dụng các phương pháp canh tác lạc hậu, chưa áp dụng mạnh mẽ cơ giới hoá trong sản xuất dẫn đến năng suất thấp và phát thải cao. Việc sử dụng phân bón hóa học không hợp lý đang gây ra tình trạng ô nhiễm đất và nước, đồng thời gia tăng khí thải. Nguyên nhân kế tiếp là mối liên kết giữa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rất yếu.
Ngoài ra, doanh nghiệp chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chưa đầu tư, khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nhà thu mua yêu cầu, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hướng dẫn sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Từ đó dẫn đến hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản chậm phát triển, chưa đáp ứng về quy mô, công nghệ.
Để gỡ “nút thắt” trong quản lý và thực tiễn sản xuất, đảm bảo phát triển hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp cần có sự chung tay phối hợp từ nhiều phía. Về mặt chính sách, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế; khuyến khích liên kết giữa các công ty kinh doanh vật tư, nông sản và các trang trại; các ban ngành có liên quan cần triển khai thực hiện tốt việc xây dựng, vận hành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có cơ chế đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; có chính sách cụ thể phối hợp 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.
Về nhận thức và giáo dục, cần tạo ra các chiến dịch truyền thông và giáo dục về tác động của phát thải CO2 và lợi ích của canh tác bền vững cần được triển khai rộng rãi. Đẩy mạnh các khóa đào tạo kỹ thuật. Việc đào tạo nên chia theo từng đối tượng với mục tiêu và nội dung cụ thể để mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn.
Về mặt quản lý, cần tổ chức các lớp tập huấn trang bị kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn và cả người sản xuất nông thuỷ sản để đáp ứng yêu cầu sử dụng trang thiết bị một cách có hiệu quả; cấp quản lý cần thúc đẩy xây dựng mô hình hệ thống mẫu tại địa phương để nông hộ có cơ hội nhận biết và tiếp cận; cấp quản lý ở các địa phương mở các cuộc hội thảo tọa đàm giới thiệu đến nông hộ về hệ thống tự động giám sát.
Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển hệ thống lương thực thực phẩm phát thải tháp cần định hướng xây dựng chuỗi giá trị nông thuỷ sản ở ĐBSCL. Về kỹ thuật công nghệ, cần đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật/thú y; lai tạo giống có hiệu suất cao; phát triển phân bón sinh học/ thức ăn gia súc; ứng dụng cơ giới hoá trong các khâu quan trọng; có hệ thống giám sát tự động và định hướng công nghệ 4.0 (sản xuất thông minh).
Có thể thấy, việc gỡ bỏ các “nút thắt” hiện tại không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm sự phát triển bền vững cho vùng đất chín rồng. Chỉ khi thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, ĐBSCL mới có thể trở thành hình mẫu cho một nền nông nghiệp xanh và bền vững trong tương lai.
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.