Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Gò Công vọng tiếng đất lành

Kim Loan: Thứ tư 23/10/2024, 13:43 (GMT+7)

Thành phố Gò Công hiện là trung tâm kinh tế – xã hội khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Đây là nơi sinh ra những bậc anh hùng hào kiệt, lương tướng danh thần.

Tại Gò Công, người ta đã phát hiện một “Làng thành phố” - đô thị đầu tiên của đất Nam Kỳ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Gò Công đã được trả về đúng vị trí và khát khao phục dựng lại những dấu xưa vang bóng một thời.

Một góc chợ Gò Công xưa

Một góc chợ Gò Công xưa

Nhắc đến Gò Công, nhiều sử sách ghi lại rằng, khi Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620- 1687) cho tổ chức Nam tiến, người Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất hoang hóa ở phương Nam. Khu vực Gò Công bây giờ xưa là một gò đất khá cao, có nhiều chim công trú ngụ, nên người ta gọi là Gò Công. Lần giở sử cũ, 265 năm trước, bán đảo Gò Công thu hút nhiều quan chức, địa chủ, nhà giàu có đến sinh sống, làm nhà cửa, phố xá buôn bán. Khi đó Gò Công được gọi là “Làng thành phố” của xứ Nam Kỳ lục tỉnh.

Ông Phan Thanh Sắc – Nhà nghiên cứu lịch sử địa phương cho biết: “Vùng Gò Công vừa giáp với biển Đông 32km, phía Bắc có sông Sa – Rạp, phía Nam có sông Cửa Tiểu, phía Tây có những con rạch, sau này Tây cho đào kinh Chợ Gạo thì từ trên cao nhìn xuống Gò Công quả là một vùng đất cù lao. 60 nhà thì đã lập thành làng, năm 1874 Tây đã gọi đây là Làng thành phố”.

Dinh Tham biện xưa

Dinh Tham biện xưa

Theo nghiên cứu của ông Phan Thanh Sắc, ngoài sự sung túc của chợ, đường sá, dãy phố thì ở Làng thành phố Gò Công xưa có sự đa dạng, đặc trưng của kiến trúc nhà ở. Khuôn viên mỗi nhà thường rào chắn bằng nhiều loại cây bụi thấp như: Dâm bụt, quýt dại, bùm sụm, bông trang. Nhà ở Làng thành phố Gò Công có nhiều kiểu nhà khác nhau.

Chẳng hạn, nhà chữ Nhất (gồm 3 gian hoặc 3 gian 2 chái thành một hàng ngang giống chữ Nhất); nhà chữ Nhị (hay còn gọi là nhà sắp đọi), tức giống úp 2 chén trong chạn chén, thành hình chữ Nhị; nhà chữ Tam (cũng gọi là nhà sắp đọi nhưng giống úp 3 chén, hình giống chữ Tam); nhà chữ Đinh (gồm 1 nhà ngang (nhà chính) và 1 nhà dọc (nhà phụ) kề nhau giống chữ Đinh.

Rõ rệt nhất là nhà Đốc Phủ Hải, nhà của bá hộ Mưu, của cả Trượng, của hội đồng Anna, của bà Lâm Tố Liêng… với vật liệu chủ yếu vẫn là gỗ, ngói, xi măng, gạch: “Mé ngoài tiền sảnh của các ngôi nhà cổ ở Gò Công xưa là kiến trúc kiểu Pháp. Từ tiền sảnh đó sẽ thấy một ngôi nhà có 3 căn – chái đôi. Lối nhà cổ ở Gò Công rất thấp, khi bão hoặc gió lớn không bị ảnh hưởng gì hết”.

Làng thành phố xưa cũng có hội quán của người Hoa, công sở của chính quyền thuộc địa. Những giai cấp này đã sớm sở hữu sớm những dãy nhà phố, nhà vườn, nhà kho, lẫm lúa, lăng mộ, chợ, nhà thờ, hồ nước.

Nhà đốc phủ Hải xây dựng năm 1860 là một trong số ít những kiến trúc cổ của Gò Công xưa được gìn giữ và trùng tu đến hôm nay

Nhà đốc phủ Hải xây dựng năm 1860 là một trong số ít những kiến trúc cổ của Gò Công xưa được gìn giữ và trùng tu đến hôm nay

Huy hoàng là vậy, nhưng trải qua nhiều thăng trầm, chiến tranh đã khiến dấu tích cũ ở Làng thành phố dần mai một. Những ngôi nhà xưa nằm trong lòng TP. Gò Công được bảo tồn, gìn giữ tốt hiện không còn nhiều. Một phần là do tác động theo năm tháng của tự nhiên, một phần là do chủ nhân của những ngôi nhà không đủ khả năng để bảo tồn, tôn tạo lại. Khi hỏi về Chủ sự Thiều, Chủ Phước, Pétrus Ký, Tổng Thứ, đại lộ Phạm Đăng Hưng... nhưng ai cũng lắc đầu. Những dãy nhà phố, hiệu buôn cổ ngày nay hầu như không còn. Dấu tích nhà xưa của một Làng thành Phố cũng dần được thay mới bằng những cơn sốt đất và kiến trúc nhà cao tầng.

Gò Công ngày nay cũng là vùng đất nổi tiếng với nhiều sản vật độc đáo, trong đó có đặc sản mắm tôm chà. Dù chỉ là món ăn dân dã, nhưng gần 200 năm trước, mắm tôm chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào cung đình Huế và nổi tiếng từ đó đến nay. Hiện tại ở Gò Công có chừng chục cơ sở sản xuất mắm tôm chà thương phẩm. Nhưng mỗi cơ sở đều chế biến theo phương thức bí truyền của gia đình.

Đặc sản mắm tôm chà Gò Công

Đặc sản mắm tôm chà Gò Công

Ông Cao Văn Hồ, người dân sống tại TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Gò Công có 2 món ăn ngon nhất là mắm tôm chà và bánh hỏi. Dù ai xuôi ngược sông Tra, ghé ăn bánh hỏi mắm tôm chà Gò Công. Bánh hỏi cuốn thịt chấm mắm tôm chà là tuyệt vời luôn. Thái hậu Từ Dụ ngày xưa tiến cung Huế, mang cho vua an khen ngon và đây là món thứ 3 của cung đình Huế mà bậc hoàng gian dùng để ăn”.

Kế đến là là bánh nghệ ( bánh hỏi sợi lớn), vị ngọt, hương thơm, được làm hoàn toàn bằng tay. Bánh nghệ được làm từ bột gạo và bột nếp với tỷ lệ 2-1. Hiện nay các lò chỉ làm theo đơn đặt hàng, với giá 900 đồng/cái, mỗi ngày thu nhập 200 ngàn đồng. Ngon nên hiếm, ở vùng Gò Công hiện nay rất ít ai làm món bánh này bởi độ kỳ công, nhưng đã theo chân lưu dân nam tiến về Gò Công từ thuở xa xưa. Chính vì thế mà khi đến vùng đất này, ai cũng phải một lần ăn bánh nghệ.

Ông Lê Văn Kỷ, ngụ xã Tân Tây cho biết: “Bánh này se đâu có dễ, phải se bằng tay và kiên trì lắm mới làm được. Tài nghệ của người làm bánh nhanh thì 1 tiếng đồng hồ làm được 80 cái bánh. Trời nắng hay mưa gì cũng làm, se xong rồi mình để bánh tự nhiên rồi để vào hấp. Có khi trời mưa, bánh ỉ ỉ là phải hong bằng quạt máy”.

Đặc sản bánh nghệ Gò Công

Đặc sản bánh nghệ Gò Công

Nhắc đến Gò Công, người ta cũng không quên một ao Trường đua nhộn nhịp ngày nào. Năm 1917, người Pháp tổ chức cuộc đua xe đạp đầu tiên ở xứ này. Hiện nay, Xung quanh ao cải tạo thành khu công viên khang trang để người dân có nơi nghỉ ngơi hóng mát, tập thể dục sớm chiều.

Gò Công ngày nay đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đưa thị xã Gò Công trở lại vị thế thành phố khiến người dân vui mừng. Tuy nhiên, vùng đất gò này vẫn ước ao, một ngày nào đó, có thể khôi phục những nét cổ kính, vàng son một thuở của Gò Công xinh đẹp để phát triển du lịch như phố cổ Hội An!.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sao vẫn phải mua vé bằng tiền mặt?

Sao vẫn phải mua vé bằng tiền mặt?

Thanh toán điện tử đã trở thành thói quen của cư sân đô thị trong hầu hết hoạt động giao dịch. Dù vậy, như một nỗ lực giữ lại chút Hoài niệm cho thủ đô ngàn năm văn hiến, khi bạn đi tàu điện trên cao ở Hà Nội, bạn vẫn sẽ phải dùng tiền mặt.

Liên tiếp xảy ra TNGT trên cao tốc: Lỗi tại đường sá hay con người?

Liên tiếp xảy ra TNGT trên cao tốc: Lỗi tại đường sá hay con người?

Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt, các tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà… khiến nhiều người chết. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, nguyên nhân là do đâu, tại con đường hay tại con người?

Nhiều nhà trọ “vắng bóng” người thuê

Nhiều nhà trọ “vắng bóng” người thuê

Thời gian qua những người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng dần rời bỏ phố thị để trở về quê hương. Điều này kéo theo hệ lụy là hàng loạt nhà trọ tại các khu vực vùng ven, nơi vốn tập trung đông đúc công nhân, rơi vào cảnh ế ẩm, vắng bóng người thuê.

TP.HCM cố gắng không để xảy ra ùn ứ đăng kiểm dịp cuối năm

TP.HCM cố gắng không để xảy ra ùn ứ đăng kiểm dịp cuối năm

Ngay sau đại án đăng kiểm, TP.HCM đã khôi phục hoạt động và kịp thời bổ sung nhân sự để đảm bảo nhu cầu kiểm định phương tiện của người dân và doanh nghiệp. Theo Sở GTVT TP, trong quý 4 này, theo chu kỳ hàng năm, sẽ có khoảng hơn 70.000 phương tiện đến thời hạn đăng kiểm.

Kết nối ký ức Hà Nội

Kết nối ký ức Hà Nội

Những lần dạo bước trên phố bỗng trở nên thú vị và đầy bất ngờ, như trong một lần men theo chân cầu Long Biên dẫn tới phố Nguyễn Thiếp, bộ hành bắt gặp cả một “không gian nghệ thuật công cộng” ngay tại lối lên xuống phía sau ga Long Biên.

Bắt buộc phân loại rác tại nguồn sắp có hiệu lực, liệu có khả thi?

Bắt buộc phân loại rác tại nguồn sắp có hiệu lực, liệu có khả thi?

Từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác tại nguồn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc tại tất cả các địa phương trên cả nước. Đây là bước đi quan trọng nhằm giảm áp lực lên môi trường, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Vé máy bay dịp Tết, đến “hẹn” lại tăng

Vé máy bay dịp Tết, đến “hẹn” lại tăng

Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu đặt vé máy bay của người dân ngày càng tăng. Một số chặng bay thậm chí đã sớm "cháy vé" khiến nhiều người chuyển hướng sang các phương tiện vận tải khác hoặc thay đổi kế hoạch.