Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Giữ lửa nghề mộc xưa

Trần Thanh Phê: Thứ ba 05/03/2024, 15:27 (GMT+7)

Nghề mộc từ lâu đã trở thành công việc ăn nên làm ra của nhiều bà con tại miền Tây. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, và năng khiếu.

Trải qua bao thăng trầm, những đồ mộc thủ công bị canh tranh gay gắt với những sản phẩm máy móc nhưng vẫn có đó những người thợ đang ngày ngày kiên trì theo đuổi cống hiến tài năng, sức lực tạo ra những sản phẩm độc đáo, góp phần quan trọng “giữ lửa” cho nghề, truyền lại “nguồn vốn” quý cho thế hệ sau.

Tiếng cưa tay, cưa máy, bào cây, tiếng đục đẽo của máy khoan, quyện với mùi dâm bào … là những điều gắn liền như máu thịt với bà con các làng nghề mộc miền Tây suốt hàng chục năm qua. Bền bỉ với thời gian, sự khéo léo và đam mê với nghề cha ông đã giúp những người thợ tài hoa biến khúc gỗ thô sơ thành những cái bàn, cái ghế hay những chiếc ghe, xuồng, làm phong phú vật dụng trong nhà của bà con miệt vườn miền Tây.

Theo nhiều bậc cao niên kể lại, nghề mộc có từ lâu đời ở nước ta và rất phát triển cho đến ngày nay. Rừng phương Nam thời ấy có nhiều gỗ quý như trắc, cẩm lai, gõ… dùng đóng, chế tác những vật dụng quan trọng trong nhà: tủ thờ, giường, phản, bàn ghế... Các loại cây gỗ tốt khác dùng làm cột nhà, ghe, thuyền, như: sao, bằng lăng, căm xe, … có ở khắp nơi.

Những thợ giỏi thường gốc miền Trung và Bắc, di cư vào Nam vừa hành nghề vừa truyền nghề, lập ra nhiều phường thợ nổi tiếng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.

Một sản phẩm ra đời phải qua nhiều công đoạn phức tạp (Ảnh: Báo An Giang)

Một sản phẩm ra đời phải qua nhiều công đoạn phức tạp (Ảnh: Báo An Giang)

Nghề mộc xưa nay quan trọng nhất là sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo, tính thẩm mỹ cao. Một số làng nghề mộc ở Nam bộ có thế mạnh là dựng những ngôi nhà bề thế, hoành tráng với kiến trúc, bố cục rất hài hòa, trang trí tỉ mỉ, tinh tế. Một trong những nơi nổi tiếng với nghề mộc đó là làng nghề chợ Thủ ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, làng nghề được mệnh danh "đệ nhất làng mộc và chạm khắc gỗ vùng đất miền Tây Nam bộ”.

Làng nghề mộc Chợ Thủ được hình thành vào năm 1892. Trải qua bao thăng trầm, sản phẩm của làng nghề phát triển và phong phú từ những đồ gia dụng đến các sản phẩm trạm trổ mỹ nghệ phục vụ du lịch, nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: tủ thờ, tủ quần áo, bàn ghế,... Năm 2006, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống với hơn 1.000 cơ sở, khoảng 2.000 thợ. Từ cái nôi này, nghề mộc phát triển ra 4 xã lân cận của huyện Chợ Mới.

Ông Trần Minh Đoàn, ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cho biết: "Cả 100 năm rồi, xứ của làng nghề, ở chợ mới có 5 làng nghề mộc lận. Mua bán bây giờ có nhiều cách làm rồi, do đó khác hồi xưa một chút. Bây giờ những cơ sở làm ra có cơ sở thu gom phân phối các tỉnh, đa số là cơ sở nhỏ. Tôi tính ra làm cũng được vài chục năm thôi, còn nhiều cơ sở khác cha truyền con nối kéo dài, thì có thể dài hơn, cũng làm ba đồ trang trí nội thất thôi, ai đặc gì làm nấy".

Ðể tạo ra được những sản phẩm ưng ý, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn như: cưa gỗ, bào nhoẵn, đo và lấy kích thước, làm khung cho từng loại, vẽ, chạm khắc, lắp ráp, sơn... Nét đặc trưng sản phẩm của làng nghề Chợ Thủ là độ tinh xảo pha lẫn nét mộc và truyền thống, không lạm dụng khắc máy bởi họ quan niệm dù máy móc chính xác đến đâu cũng không bằng đôi tay, khối óc của người thợ. Ngoài khách hàng trực tiếp đến tận nơi mua, sản phẩm mộc nơi đây còn theo đường xe đi Long Xuyên, Châu Đốc,... lên tận TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương ra cả tận miền Trung, miền Bắc...

Một làng nghề khác cũng ghi dấu trong lòng người miền Tây đó là làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Đến nay, làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm tuổi và được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2015. Tuy không còn cảnh nhộn nhịp như xưa nhưng làng nghề ở đây vẫn còn hàng chục hộ tâm huyết lưu giữ nghề truyền thống cha ông.

Ông Nguyễn Văn Tốt hay còn được gọi là ông Bảy Tốt là một trong những người thợ luôn đau đáu với nghề mộc truyền thống. Với ông Bảy và nhiều người thợ mộc ở miền Tây, giữ nghề, phát triển nghề không chỉ vì kinh tế mà họ coi đó là trách nhiệm để nghề không bị mai một, đồng thời, lưu giữ nét riêng, độc đáo của nghề.

Ông Bảy Tốt tâm sự: "Thường thường, ông bà xưa thường nói là “ruộng đất ê hề, không bằng cái nghề trong tay. Chú là thế hệ thứ 4 rồi đó, thời ông cốc, ông nội, ông già rồi tới đời chú. Tổ tiên ông bà để lại cái nghề truyền thống rồi, rồi giữ mẫu mã lại, cái mực của cái chiếc thuyền, chiếc ghe đó của hồi xưa ông bà mình để lại đó, giữ lại đó để cho con cháu nó biết… Mần nghề này phải yêu nghề, tâm huyết mới mần được, chứ còn không yêu nghề mần không được đâu".

Để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, nghề chạm khắc gỗ cần đến rất nhiều dụng cụ chuyên dụng - Nguồn Báo An Giang

Để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, nghề chạm khắc gỗ cần đến rất nhiều dụng cụ chuyên dụng - Nguồn Báo An Giang

Để có được một người thợ mộc "cứng" phải học đến vài năm, và cũng cần có một chút năng khiếu. Nhưng đó, chỉ là nền tảng thuận lợi hơn để đến được với nghề, còn muốn đi đường dài, người thợ cần phải có nỗ lựcvà không ngừng học hỏi. Anh Nguyễn Minh Toàn, một thợ mộc có mấy chục năm trong trong nghề ở tỉnh Cà Mau cho hay, anh đến với nghề từ khi mới 14 tuổi. Cần mẫn làm quen với gỗ, với bào, đến khoảng 8 năm sau, anh Toàn đã trở thành một người thợ cứng nghề. Anh Toàn nói, người thợ luôn bắt kịp với từng mẫu mã mới theo nhu cầu của khách hàng.

Anh Nguyễn Minh Toàn, bộc bạch: "Nghề mộc này nếu làm cho đẹp, sắc sảo chắc phải tỉ mỉ, kỹ càng mới được, cũng có nhiều người vô hỏi xin học lắm, học làm được thời gian thấy không được. Tay nghề người ta đến đó hà, người ta không chịu nữa, không tỉ mỹ bắt buộc người ta phải nghỉ thôi. Trước kia làm tay hết, tất cả salon, tủ đục cái này người ta đục bằng tay hết, chứ không có đục máy. Trước khi có máy nếu mà một bộ salon vậy đục, hoàn thiện luôn tầm nửa tháng, hơn nửa tháng mới rồi. Bây giờ có máy, máy đục xong gáp 2-3 ngày là xong bộ salon rồi"

Ngoài đóng các vật dụng trong nhà, ở vùng nông thôn miền Tây, ngày xưa bà con thường dựng nhà bằng gỗ. Thợ mộc hồi ấy hiếm nên rất được trọng vọng. Thợ thì có thợ cả và thợ phụ. Cái hay của người thợ cả là họ tính toán rất chính xác, nên dân gian có câu “nẻ mực tàu, đau lòng gỗ” là vậy. Từng cây gỗ được xẻ thành ván, đo ni, cắt bào tỉ mỉ để làm nên ngôi nhà cho gia chủ. Không chỉ làm nhà, họ còn đóng thêm ghế đẩu, bàn tròn, kệ,... Bây giờ, đời sống phát triển, người ta cất nhà tường thay cho nhà cây, người thợ cũng chuyển sang làm cho các tiệm đồ nội thất hay xưởng gỗ để giữ nghề.

Để tạo nên xưởng mộc nho nhỏ tại nhà, ông Nguyễn Hoàng Diễm, chủ Đồ Gỗ Nội Thất Hoàng Diễm ở tỉnh Cà Mau phải trải qua bao năm tháng học nghề. Khi có nghề, tích góp được số vốn, ông Diễm mạnh dạn mở xưởng mộc cho riêng mình.

Ông Nguyễn Hoàng Diễm, cho biết: "Những người thợ bây giờ đa số là những người trẻ, những người lớn tuổi, mắt, mũi người ta hơi yếu rồi người ta không có làm nữa. Cái nữa là những người thợ lớn tuổi đa số họ làm bằng thủ công, bây giờ máy móc nhiều khi họ không biết sử dụng rồi nó nguy hiểm lắm. Tại vì máy móc chịch một cái là mình bị tai nạn. Những máy móc bây giờ nó hiện đại lắm, đưa vô mình cắt ăn thua mình lấy mực thôi, mình cắt, chính xác 100%, chưa có máy mình làm công phu lắm, ngày xưa bào gọt bằng tay lâu công lắm, ngày nay bào bào máy và có máy mài nhám mài gỗ rất nhanh. Máy hết toàn bộ".

Không chỉ yêu nghề, nhiều người đeo đuổi nghề mộc còn mong muốn giữ cho nghề không bị mai một. Chính sự khéo léo và đam mê ấy đã “hô biến” những thớ gỗ thô sơ thành những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống đời thường. Với nhiều người, giữ nghề, phát triển nghề còn được xem là trách nhiệm để nghề không bị mai một, đồng thời, lưu giữ nét riêng, độc đáo của nghề mộc miền Tây.

Trần Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.