Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giữ chân cán bộ viên chức: Cơ quan nhà nước cần thay đổi mạnh mẽ

Trọng Điển - Minh Thùy - Trúc Thủy: Thứ sáu 14/10/2022, 15:06 (GMT+7)

Thời gian qua, “làn sóng” nghỉ việc của cán bộ công chức, viên chức có xu hướng tăng nhanh tại nhiều địa phương, bộ, ngành. Điều đáng nói là những người chủ động xin thôi việc thường lại là những người có năng lực chuyên môn cao.

Thực trạng này khiến dư luận băn khoăn về môi trường làm việc tại các đơn vị nhà nước và cần làm gì để giữ chân người tài?

"Khối lượng công việc hiện nay rất lớn, gây áp lức cho cán bộ công chức".

"Có ngày tôi giải quyết một trăm mấy hồ sơ mà chỉ có một người thôi".

"Tất cả nhân viên y tế đã nghỉ việc và đang có ý định nghỉ việc là quyết định không ai mong muốn. Mức thu thập chi trả quá thấp và không tương xứng với công sức và sự hy sinh của cán bộ y tế bổ ra".

Đó là những khó khăn thực tế đang diễn ra tại nhiều đơn vị nhà nước trên cả nước. Đặc biệt là “làn sóng” nghỉ việc đáng báo động của hàng chục ngàn nhân viên ngành y tế từ sau năm 2020 bùng phát dịch Covid-19 đến nay.

Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức trong ngành y thôi việc, bỏ việc cao như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng. Về vấn đề này, Ông Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết:

“Số lượng chuyển dịch từ y tế công sang y tế tư tăng rõ rết so với cùng kỳ và so với những năm trước. Cụ thể từ năm 2021 đến tháng 9/2022, khoảng 2.000 nhân viên y tế từ công chuyển sang tư hoặc một số xin nghỉ việc. Số lượng nhân viên nghỉ việc từ các bệnh viện công lập cũng chiếm phần lớn. Trong đó bác sĩ có, điều dưỡng có. Đó là thực trạng đáng lo ngại của ngành y tế thành phố”.

Theo ông Tăng Chí Thượng, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân ít ai nói ra đó là họ mệt mỏi sau gần 2 năm chống dịch cả về thể chất, lẫn tinh thần; cộng thêm nguồn thu nhập không đủ cho các gia đình của y bác sĩ.

Được biết, lương tối thiểu vùng áp dụng khu vực công, người có bằng đại học với mức lương khởi điểm chỉ 2,96 triệu đồng/tháng là rất khó khăn, đặc biệt là ngành y.

“Làn sóng” nghỉ việc đáng báo động của hàng chục ngàn nhân viên ngành y tế từ sau năm 2020 bùng phát dịch Covid-19 đến nay (Ảnh: VOV)

“Làn sóng” nghỉ việc đáng báo động của hàng chục ngàn nhân viên ngành y tế từ sau năm 2020 bùng phát dịch Covid-19 đến nay (Ảnh: VOV)

Tương tự, ngành giáo dục một số địa phương cũng lâm vào tình trạng “khát” giáo viên. Cụ thể, UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khoảng 2.400 viên chức ngành giáo dục xin thôi việc trong 6 tháng đầu năm; còn tại Bình Dương có hơn 500 giáo viên nghỉ việc. Ngoài ra số lượng cán bộ, công chức, viên chức khu vực công cũng có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn mà còn là thách thức đối với quản lý nhà nước. Ông Nguyễn Ngọc Tuân – Chủ tịch UBND Phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức kiến nghị:

“Số lượng cán bộ công chức người lao động giảm, rất thiếu so với công việc hiện nay. Qua đó, trong thời gian vừa qua có một số cán bộ không chịu nổi áp lực công việc hoặc vì lý do gia đình nên đã xin nghỉ hoặc chuyển công tác.

Chúng tôi kiến nghị Trung ương và Thành phố xem xét yếu tố này để bổ sung thêm cán bộ công chức cấp phường xã cho các phường xã có số lượng dân số đông. Và đối với người lao động không chuyên trách, đề xuất bổ sung thêm số lượng, vị trí và chế độ chính sách cho người lao động không chuyên trách”.

Đánh giá về thực trạng này, vừa qua, Bộ Nội vụ cũng cho hay, đến thời điểm này, Bộ đã tiếp nhận được công văn “cấp tốc” của 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về tình hình cán bộ, công chức, viên chức xin thôi việc, nghỉ việc.

Cụ thể, trong vòng 2 năm rưỡi từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022, gần 40.000 cán bộ, công chức viên chức thôi việc, chuyển việc sang khu vực tư, so với biên chế được giao chiếm gần 2%. Tức bình quân một năm khoảng 15.820 người, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng biên chế được giao.

Chủ yếu là địa phương 82%, còn lại là Trung ương. Phân tích về nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết:

“Có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan là sự phát triển của thị trường lao động, cả khu vực công, khu vực tư có những tương tác cạnh tranh để cùng phát triển. Qua việc này chúng ta cũng nhìn nhận lại khu vực công chính ra sao, khu vực tư chính sách như thế nào để hoàn thiện và phát triển.

Còn nguyên nhân chủ quan là chế độ chính sách tiền lương công chức viên chức so với nhu cầu cuộc sống cần thiết thì còn nhiều khó khăn.

Nguyên nhân thứ ba về việc tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế gắn với tổ chức sắp xếp bộ máy. Trong quá trình tinh giảm biến chế có những công việc, cơ quan đơn vị khối lượng công việc tăng thì đây cũng là sức ép, áp lực nhất định”.

Ngoài ra, môi trường làm việc chưa tạo ra cơ hội cho công chức phát huy năng lực; công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt đội ngũ chuyên gia chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến công chức rời bỏ công việc Trong khi, cán bộ có năng lực giỏi thì khu vực tư có nhiều chính sách thu hút hơn.

Để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc, trước mắt, Bộ Nội Vụ sẽ cùng Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và các Bộ báo cáo Chính phủ trình Quốc Hội về việc điều chỉnh tiền lương công nhân viên chức như thế nào cho phù hợp.

Về lâu dài, nhà nước tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền.

Người mới tuyển vào dù bằng cấp đầy đủ nhưng cũng phải mất nhiều năm mới lấp đầy khoảng trống này vì đa số còn non kinh nghiệm (Ảnh: VOV)

Người mới tuyển vào dù bằng cấp đầy đủ nhưng cũng phải mất nhiều năm mới lấp đầy khoảng trống này vì đa số còn non kinh nghiệm (Ảnh: VOV)

Hiện tượng công nhân viên chức “rời công sang tư” không phải là câu chuyện mới. Nhưng đằng sau câu chuyện đó là lúc cần suy ngẫm về công tác quản lý, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Nhất là các chế độ đã ngộ về môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến công bằng và chính sách tiền lương hợp lý để cán bộ nhà nước yên tâm công tác lâu dài.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Cơ quan nhà nước cần thay đổi mạnh mẽ

Thật là tiếc khi có những người nghỉ việc nhà nước hiện nay ra tư nhân làm nhiều người có thâm niên nghề nghiệp, trình độ tay nghề cao. Được đào tạo khá bài bản qua nhiều lớp ngắn hạn và dài hạn khi còn công tác.

Sự rời bỏ của họ cũng gây không ít khó khăn cho từng đơn vị, khi các vị trí đó bấy lâu nay họ xử lý khá rành rẽ và chuyên sâu. Người mới tuyển vào dù bằng cấp đầy đủ nhưng cũng phải mất nhiều năm mới lấp đầy khoảng trống này vì đa số còn non kinh nghiệm.

Nhất là đối với ngành y và giáo dục. Có trưởng phó khoa bệnh viện gần 20 năm công tác; hay giáo viên đứng lớp cả chục năm.

Đây được coi là những nhân tố nòng cốt của từng đơn vị trong suốt một thời gian dài. Vì thế khi họ xin nghỉ việc lập tức gây xáo trộn.

Vấn đề cần thiết lúc này là phải tìm cách giữ chân người có trình độ, kinh nghiệm để họ gắn bó lâu dài với môi trường công sở.

Tinh gọn, sẵn sàng cho nghỉ việc những người không làm được việc. Bộ máy hành bớt cồng kềnh mới giảm được chi phí, dồn tiền lương thưởng cho người làm có trách nhiệm. Thực tế, đa số người nghỉ việc khu vực công để qua khu vực tư là do thu nhập.

Với mức lương cơ sở, cộng với thâm niên một chút vẫn không đủ để đảm bảo cho họ lo cho cuộc sống bàn thân và gia đình. Khiến nhiều người phải chấp nhận rời bỏ môi trường nhà nước mình từng có mơ ước cống hiến khi mới tuyển dụng vào để ra làm cho các công ty, doanh nghiệp có mức thu nhập tốt hơn.

Đó là chưa kể, môi trường làm việc bên ngoài do tính chất công việc không bị gò bó, ràng buộc nhiều về mặt tổ chức; đánh giá hiệu quả qua chỉ tiêu cụ thể, không chung chung; không cào bằng cũng là động lực thúc đẩy nhiều người từ khu vực công chuyển qua tư.

Người làm nhiều, cống hiến tốt phải có thu nhập cao hơn và ngược lại (Ảnh: VOV)

Người làm nhiều, cống hiến tốt phải có thu nhập cao hơn và ngược lại (Ảnh: VOV)

Hiện nay, hàng năm cả nước có hàng triệu sinh viên ra trường. Nhu cầu tìm việc làm cũng rất lớn. Nguồn nhân lực này không làm ở khu vực công mà sang khu vực tư thì cũng đều đáng mừng; vì đã là lao động thì ở đâu cũng cần và đều cống hiến cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cái thiếu và yếu ở nhiều cơ quan đơn vị nhà nước hiện nay vẫn còn hiếm những người thực sự có trình độ, tâm huyết gắn bó lâu dài với tập thể.

Trong khi số người làm việc ở mức độ trung bình, hiệu quả công việc chưa cao vẫn còn. Nhưng do đặc thù về đánh giá, nhận xét chưa được định lượng cụ thể nên không thể cho nghỉ việc một cách dễ dàng vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ.

Đây chính là nút thắt mà công cuộc giảm 10% chỉ tiêu biên chế hàng năm gần như khó có cơ quan công sở nào đạt được trong suốt thời gian qua.

Chính sự chậm đổi mới, xoay chuyển trong nhân sự nội bộ cũng khiến người làm nhiều việc, được việc nản lòng vì tính cào bằng trong chế độ, chính sách đãi ngộ như nhau này.

Đã đến lúc, ở các cơ quan đơn vị nhà nước dứt khoát áp dụng xây dựng vị trí việc làm một cách rõ ràng, mạch lạc. Đúng theo nguyên tắc, người làm nhiều, cống hiến tốt phải có thu nhập cao hơn và ngược lại.

Ai chậm đổi mới, chây ì, không hoàn thành nhiệm vụ phải bị sa thải. Đó là chưa kể, người đứng đầu cơ quan đơn vị có đầy đủ thẩm quyền, tâm huyết và tầm nhìn,tạo ra môi trường làm việc thực sự văn minh, hiện đại để các nhân tố tích cực muốn đóng góp và làm việc lâu dài cho cơ quan.

Đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần thay đổi thực sự trong quản lý, điều hành và sử dụng con người; để tạo ra đôi ngũ nhân lực  đủ tâm, đủ tầm và sẵn sàng gắn bó lâu dài với cơ quan.

Trọng Điển - Minh Thùy - Trúc Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.