Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giá thức ăn chăn nuôi giảm, liệu có “cứu” được người nuôi?

Tuấn Triều: Thứ năm 20/04/2023, 13:59 (GMT+7)

Sau một thời gian dài liên tục tăng giá, gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đã giảm giá bán thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi là một trong những mặt hàng tăng giá liên tục và tăng rất mạnh thời gian qua. Riêng năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng giá 6 lần khiến người chăn nuôi “khóc ròng”. Mãi gần đây, các ông lớn trong ngành mới có động thái giảm giá. Tùy doanh nghiệp, mã ngành hàng mà mức giảm dao động từ 100 - 1.100 đồng/kg. Nhưng câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là “Giá thức ăn chăn nuôi giảm, liệu có “cứu” được người nuôi?”. 

Mới đây, nhiều doanh nghiệp trong nước thông báo giám giá thức ăn chăn nuôi có thể kể đến như: Công ty Gold Coin Feedmill Đồng Nai, AFC, Nutreco, New Hope, DABACO – Kinh Bắc, Tân Việt, Tập đoàn Mavin… Tiêu biểu một số sản phẩm có mức giảm khá là thương hiệu DABACO – Kinh Bắc. Các loại sản phẩm thức ăn đậm đặc và cám bò D36,37 giảm 500 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp mã sản phẩm D41,47 300 đồng/kg.

Từ ngày 1/3/2023, Công ty Nutreco cũng giảm giá thức ăn chăn nuôi gồm: cám bò giảm 1.100 đồng/kg; cám đậm đặc: 1.000 đồng/kg. Một số doanh  nghiệp khác cũng áp dụng nhiều hình thức tặng tiền, khuyến mại… Đây là cách làm thiết thực của các doanh nghiệp để hỗ trợ người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn, giúp người dân giữ được đàn để chờ thị trường “sáng” lên.

Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Hộ chăn nuôi heo tại Vĩnh Long chia sẻ: Cũng có giảm chút ít, đỡ đồng nào hay đồng đó. Nhưng mà tính cả mấy năm liền thua lỗ thì mình cũng khó cứu nổi. Heo, gà giờ nuôi toàn lỗ không à.

Đây là thời điểm rất nhạy cảm với người chăn nuôi, khi mà giá các sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, nhưng chỉ khi người chăn nuôi giữ được đàn trong giai đoạn hiện nay, thì thị trường chăn nuôi và chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thời gian tới mới có thể giữ được ổn định, tránh tình trạng cung – cầu bất ổn như thời gian qua.

Ảnh minh hoạ: Vietnamplus.vn

Ảnh minh hoạ: Vietnamplus.vn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, việc giảm giá thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là tất yếu, tích cực. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt là việc sản xuất và lưu thông của các loại ngũ cốc đã được từng bước khôi phục lại và một phần đáng kể ngô, lúa mì, khô dầu của Nga và Ucraina được lưu thông ra thị trường thế giới. Tuy nhiên giá của các loại ngũ cốc này vẫn sẽ ở mức cao, rất khó có thể trở về mức của thời gian trước tháng 10 năm 2020 được.

Thực tế, giá cả thức ăn có giảm nhưng không đáng kể so với vài năm trước. Ghi nhận tại nhiều địa phương tại ĐBSCL, người dân vẫn “than” vì  đầu ra chậm, giá thành vẫn cao. Ông Nguyễn Văn Trợ, ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có hơn 20 ngàn con gà thịt và gà đẻ trứng. Hiện gia đình ông đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, bởi càng nuôi càng lỗ. Cả gà thịt và trứng gà đều giảm giá sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao.

Ông Trợ cho hay: Giá cả nay rất thấp, người nuôi gà lỗ không chứ không có lãi nữa do giá thức ăn tăng cao quá. Trứng gà thì giảm nhiều, có thể giảm từ 700-800 đồng/trứng. Bây giờ mình phải gánh thôi chứ đâu có cách nào khác đâu.

Nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi khác cũng trong tình cảnh tương tự. Trang trại Nguyễn Hồ tại xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang chuyên nuôi chim cút xuất khẩu sang Nhật, có quy mô nuôi đến 300.000 con cút đẻ trứng, mỗi ngày cung ứng cho thị trường 200.000 trứng. So với trước đây, hiệu quả nuôi con chim cút đã giảm nhiều: Cút thịt bây giờ rất rẻ, giá cám thì đắt quá. Nuôi được bầy cút nó đẻ hoàn thiện rồi mà thua lỗ hoài. Bây giờ mong giá cám giảm xuống thì người chăn nuôi còn đỡ khổ chứ không có cách nào khác.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, quy mô chăn nuôi nông hộ tại nước ta khoảng 2 triệu hộ. Phần lớn, người dân đang phải gánh lỗ kéo dài, nhất là các hộ chăn nuôi từ 100 – 300 con. Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: Trong suốt thời gian qua, giá mà nông dân và cả doanh nghiệp sản xuất đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì giá thức ăn vẫn còn cao. Đồng thời, dịch bệnh cũng đe dọa đến ngành chăn nuôi, rồi giá cả dao động mức 50 ngàn, khiến cho tất cả người chăn nuôi chịu lỗ.

Hiện, nhà nước đã hỗ trợ người chăn nuôi bằng cách giảm thuế nhập khẩu lúa mì và bắp, nhằm giảm giá thành thức ăn chăn nuôi từ đầu năm ngoái. Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cùng Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã có công văn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống còn 0% để hỗ trợ ngành chăn nuôi.

Dù Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị của các Hiệp hội, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động thái mới. Trước mắt, ngành chuyên môn cũng khuyến cáo, người dân tận dụng các nguồn nguyên liệu để tự phối trộn thức ăn để giảm giá thành. Về lâu dài, cần tìm giải pháp để chủ động nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường cũng là cách để đẩy xa khoảng cách giữa chi phí đầu vào và giá thành đầu ra.

Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia sẻ: Không cách nào khác phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ nhất là một ngành chăn nuôi tuần hoàn, khép kín, để sử dụng tất cả các phế, phụ phẩm, nâng cao giá trị. Thứ 2 đi vào các khâu kỹ thuật, đẩy mạnh công tác chọn tạo giống, chọn những giống chất lượng cao. Đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chuỗi phân phối, để sản phẩm của chúng ta có nhiều phân khúc thị trường hơn, nhu cầu xã hội được đáp ứng hơn. Bộ Nông nghiệp cũng cần tập trung cho xúc tiến thương mại để nông sản nói chung, sản phẩm chăn nuôi nói riêng ra được thị trường thế giới.

Để ngành chăn nuôi có thêm nhiều chuyển biến tích cực, bền vững, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt hoạt động nhập khẩu thịt và phụ phẩm, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu thực phẩm chăn nuôi nội địa. Kỳ vọng thời gian tới, Việt Nam sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và bảo đảm nguồn cung phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu.

Tuấn Triều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.