Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Gần 1 thập kỉ giữ hồn thanh âm Nam Bộ

Trọng Nhân - Huy Phong: Thứ ba 08/10/2024, 21:33 (GMT+7)

Giữa lòng Sài Gòn, đô thị hiện đại phát triển bậc nhất cả nước, có những người trẻ trót phải lòng những thanh âm Nam Bộ. Từ khắp mọi miền của tổ quốc, họ tề tựu về đờn, hát và gìn giữ những âm thanh mộc mạc, những làn điệu dân ca mà cha ông ta đã để lại.

Với sự phát triển như vũ bão của các loại công nghệ, thông tin, những loại hình giải trí, âm nhạc hiện đại cũng dần thay thế cho những loại hình âm nhạc truyền thống.

Và, giữa lòng Sài Gòn, đô thị hiện đại phát triển bậc nhất cả nước, có những người trẻ trót phải lòng những thanh âm Nam Bộ. Từ khắp mọi miền của tổ quốc, họ tề tựu về đờn, hát và gìn giữ những âm thanh mộc mạc, những làn điệu dân ca mà cha ông ta đã để lại.

Một buổi sinh hoạt của các bạn trẻ câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam

Một buổi sinh hoạt của các bạn trẻ câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam

Sáng Chủ nhật, tại một góc nhỏ trong công viên Lê Văn Tám, những thanh âm đậm chất Nam bộ thân thương lại vang lên từ một nhóm bạn trẻ của câu lạc bộ Giai điệu Phương Nam. Từ khắp các tỉnh thành không chỉ ở khu vực phía nam mà còn cả các tỉnh miền trung và bắc bộ, những bạn trẻ trót phải lòng loại hình âm nhạc đậm chất nam bộ này lại tề tựu lại và lan toả tình yêu của họ đến với cộng đồng và xã hội.

Hơn 8 năm qua, từ những ngày đầu còn non nớt và chưa thu hút được sự chú ý, giờ đây câu lạc bộ non trẻ thuở nào đã trở thành ngôi nhà chung, nơi ươm mầm, vun đắp và nuôi dưỡng tình yêu dành cho những làn điệu của cha, ông của hơn 40 bạn trẻ từ khắp mọi miền của tổ quốc.

Ngồi lại một góc nhỏ xanh mát trong khuôn viên của công viên Lê Văn Tám, lắng nghe những giai điệu thân thuộc của vùng đất Nam Bộ, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng Thanh Trinh, cô bạn trẻ luôn tràn ngập một luồng năng lượng tích cực cũng chính là chủ nhiệm của câu lạc bộ. Dù chẳng phải xuất thân từ miền đất Nam Bộ, thế nhưng từ những ngày còn ấu thơ, những giai điệu Bolero và cải lương vẫn được vang lên trong gia đình khiến tình yêu đối với thể loại nhạc dân tộc này đã ươm mầm trong cô gái miền biển này từ ấy.

"Tại vì hồi nhỏ, Trinh nghe ba Trinh mở Bolero, mẹ Trinh hát Cải Lương, thế từ đó mình cũng thích mình hát theo. Cứ thấm nhuần từ nhỏ, từ nhỏ, và mình cảm thấy là mình yêu thể loại âm nhạc này hơn các loại hình nhạc trẻ", Trinh chia sẻ.

Những thành viên của câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam

Những thành viên của câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam

Đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ khi tuổi đời còn rất trẻ, thế nhưng bằng tình yêu và niềm đam mê của mình đối với loại hình âm nhạc dân tộc, Thanh Trinh đã mang ngọn lửa và nhiệt huyết của mình truyền đến cho những bạn trẻ có cùng đam mê.

Bằng chính tình yêu mà mình dành cho thể loại âm nhạc này, Trinh đã mang câu lạc bộ vượt qua những khoảng thời gian khó khăn đam mê trong nhiều thành viên tưởng chừng đã nguội lạnh bởi loại hình âm nhạc truyền thống tưởng chừng rất khó tìm ra lối đi giữa rừng các thể loại âm nhạc hiện đại khác. Dù công việc hàng ngày có bận bịu, cô vẫn dành riêng một ngày chủ nhật để ngồi lại cùng mọi người để sinh hoạt, để hát, đờn cho nhau nghe.

Trong ánh mắt của cô gái với dáng người nho nhỏ chẳng thể dấu nổi sự tự hào, khi trò chuyện về những thành tựu mà câu lạc bộ non nớt thuở nào đã giành được. Từ những thành công buổi đầu với những tiết mục biểu diễn tại các sự kiện trong các trường đại học, Thành đoàn, đài phát thanh, đài truyền hình rồi đến những giải thưởng mà các thành viên đã đạt được trong các cuộc thi có tiếng tăm như Chuông vàng vọng cổ, Liên hoan Đờn Ca Tài Tử.

“Có một câu nói mà mình rất là tâm đắc của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó chính là: “Còn nghệ thuật dân tộc là còn Đất Nước”. Cho nên lúc nào mình cũng nhắn nhủ, cũng động viên và cũng cố gắng để duy trì sinh hoạt hằng tuần để các bạn được đến, các bạn được chơi, các bạn được thoả niềm đam mê của mình thì các bạn mới nuôi dưỡng được thể loại âm nhạc này trong tim của các bạn.”

Câu lạc bộ lan toả tình yêu với loại hình âm nhạc nam bộ đến với các trường đại học thông qua các hoạt động

Câu lạc bộ lan toả tình yêu với loại hình âm nhạc nam bộ đến với các trường đại học thông qua các hoạt động

Câu lạc bộ Giai điệu Phương Nam không chỉ là nơi sinh hoạt và nuôi dưỡng và sống với đam mê của các bạn trẻ đối với những thanh âm của Nam Bộ mà còn là ngôi nhà chung để các bạn trẻ được trở về mỗi cuối tuần. Biết đến câu lạc bộ thông qua những trang mạng xã hội từ những ngày còn là học sinh THPT tại thành phố Cần Thơ, cô học trò Diễm My ngày nào đã ấp ủ dự định được tham gia.

Lên Sài Gòn theo học tại đại học Văn Hiến, chuyên ngành du lịch Diễm My đã hiện thực hoá nguyện vọng của mình và gia nhập vào câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam: “Thật sự mà nói thì câu lạc bộ là một nơi sinh hoạt rất là tốt, là một môi trường sinh hoạt nghệ thuật cho các bạn không chuyên như tụi em. Em xem câu lạc bộ như một gia đình, các anh, chị em rất là hoà đồng, thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ những đứa em mới bước vào.”

Còn đối với Lê Tấn Phát, dù đã chẳng còn tiếp tục theo học tại Sài Gòn và đã về Long An để tiếp tục công việc mưu sinh cùng gia đình. Thế nhưng, cứ mỗi cuối tuần, Tấn Phát lại chẳng quản ngại đường xá xa xôi, lặn lội từ Long An lên TP.HCM  để được sống được sinh hoạt và gìn giữ đam mê cùng với câu lạc bộ: 

“Vì em muốn gìn giữ nền nghệ thuật của dân tộc, của cha ông từ đời xưa để lại. Mình lưu giữ, nếu mình không có thể phát triển được thì mình tiếp tục lưu giữ để các bạn trẻ biết tới.” 

Câu lạc bộ tham gia những hoạt động của thành phố

Câu lạc bộ tham gia những hoạt động của thành phố

Giữa lòng đô thị sôi động và phát triển bậc nhất cả nước, để gìn giữ được những nét văn hoá truyền thống đậm chất Nam Bộ là cả một thách thức. Thế nhưng, may mắn thay, giữa lòng Sài Gòn bao la, rộng lớn, vẫn còn có những người trẻ đang miệt mài, gìn giữ vốn quý của dân tộc.

Và, hi vọng rằng bên cạnh tình yêu và sự nhiệt huyết được lan toả từ câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam cùng với sự tiếp sức của những trường đại học, thế hệ trẻ sẽ vẫn còn nhớ tới những câu hò - xự - xang – xê cống đã trường tồn hàng thế kỷ của dân tộc. 

SỐNG Ở SÀI GÒN: TP.HCM “mùa nước lớn”

TP.HCM có nhiều điểm nóng của ngập. Hậu quả của ngập là nghiêm trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm đường xá xuống cấp, sụt lún…và kéo giảm kinh tế chung của thành phố.

Trong khoảng thời gian trông chờ các dự án chống ngập triển khai và hoàn thành, người dân đã học cách thích nghi và xem ngập là một thứ quen thuộc trong nhịp sống hằng ngày.

1-1231

Vấn đề ngập đã không còn quá xa lạ ở thành phố được ví là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Ngập trở thành một hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người sinh sống ở khu vực “rốn ngập”. Mưa ngập, nắng cũng ngập, chiều chiều là ngập…những câu chuyện như thế diễn ra hằng năm và là vấn đề luôn được quan tâm của chính quyền thành phố.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của chính quyền thành phố trong công tác chống ngập. Tuy nhiên nhìn vào thực tế thì kết quả vẫn còn hạn chế và chưa thiết thực. Đường Trần Xuân Soạn là một ví dụ. Rất nhiều năm đoạn đường này trở thành tâm điểm của vấn đề ngập, thấy rõ nhất qua những hình ảnh chụp từ trên cao khi mặt đường và con sông hòa chung một dòng nước.

Điều đáng nói khi đường Trần Xuân Soạn gần khu vực cống ngăn triều Tân Thuận (thuộc siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ) nhưng vẫn bất lực nhìn con nước dâng cao vì dự án còn nhiều vướng mắc và chưa thể hoàn thành.

Tôi cũng đã từng sống trên đường Trần Xuân Soạn khoảng một thời gian dài. Việc kê các đồ vật trong nhà lên cao mỗi khi nghe tin dự báo triều cường hoặc có mưa lớn là điều được quan tâm và ưu tiên đối với tôi, cũng như những người khác quanh khu vực. Nhớ hoài những ngày mưa tầm tã, nước không lối thoát và cứ thế tràn vào nhà. Ngoài đường thì rác trôi lềnh bềnh còn người dân thì bì bõm vất vả vượt qua.

Đối với những ai thi thoảng gặp tình trạng này sẽ cảm thấy ngán ngẩm và bức xúc nhưng với người đã lâu năm sống cùng ngập thì dần dà sẽ thấy vấn đề ấy hóa bình thường. Sẽ không khó gặp hình ảnh một ông chú xắn ống quần cao hơn đầu gối thích thú cầm điện thoại livestream cảnh ngập lên mạng xã hội, hay một gia đình vẫn bình thản sinh hoạt như mọi khi dù nước tràn vào nhà…

Đến hẹn lại lên, cứ thế ngập trở thành một thứ gì đó quen thuộc và hiện rõ sự bất lực trong đời sống của một số bộ phận người dân.

3-1232

Không chỉ ở đường Trần Xuân Soạn mà còn rất nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố có những khó khăn chung như thế vì ngập. Nhiều người thắc mắc vui rằng khi ngập tồn tại đến mức trở thành thói quen thường nhật thì sẽ ra sao? Những hình ảnh ấy nếu tưởng tượng ra thôi cũng đã ngao ngán ở trong mỗi người. Vì thế ngập do nguyên nhân khách quan thì có thể chấp nhận nhưng nếu để tình trạng ấy diễn ra mà ngày một không có phương án kiểm soát thì cần phải xem xét.

Thật vui và lại càng được mong chờ hơn khi mới đây thành phố đã có phương án nâng đường, cải tạo bờ kè trong thời gian tới đối với “rốn ngập” Trần Xuân Soạn. Có thể trong tương lai sẽ có nhiều điểm ngập khác được quan tâm và giải quyết dứt điểm, đặc biệt là siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ vừa được thành phố trình Thủ tướng các giải pháp gỡ vướng những khó khăn để sớm hoàn thành.

Hơn 300 năm hình thành phát triển, TP.HCM giờ đây ngày một đẹp và giàu mạnh. Để được như thế là cả một quá trình sáng tạo, nghiền ngẫm và thay đổi. Ngập cũng thế, tôi và nhiều người khác tin rằng, một ngày nào đó ngập ở thành phố sẽ được giải quyết, đời sống người dân sẽ được đảm bào và kinh tế cũng vì thế mà ngày một phát triển hơn.

TIN YÊU

# UBND quận 12 vừa khởi công 4 công trình nạo vét, kiên cố hóa bờ bao kênh rạch. Các công trình này nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường, phòng ngập úng cho 200.000 người dân đang sống tại 3 phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và Thới An.

Quận 12 khởi công 4 công trình nạo vét, kiên cố hóa bờ bao để giảm ngập. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

Quận 12 khởi công 4 công trình nạo vét, kiên cố hóa bờ bao để giảm ngập. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

# Theo lộ trình được Chính phủ đặt ra, trong năm nay, thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, năm 2025 sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.

# Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến Quốc lộ 1A đã hoàn thành phần lớn hạng mục, sẵn sàng thông xe trong quý IV năm nay.

# Theo thống kê của Sở Du Lịch TP.HCM , tháng 9, khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt trên 570.000 lượt, nâng tổng số lượt khách quốc tế đến thành phố 9 tháng ước đạt hơn 4 triệu, tăng 12,4% so với cùng kỳ.

  

Trọng Nhân - Huy Phong/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Sáng 7/10, UBND quận Ba Đình phối hợp với Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội), tiếp tục triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 15 trường trên địa bàn quận. Như vậy, tính đến nay quận Ba Đình đã có 30 trường triển khai mô hình cổng trường học an toàn.

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Sau khi phát hiện đã đi quá lối rẽ vào trạm dừng nghỉ, tài xế xe khách 29 chỗ đã quyết định tấp vào làn dừng khẩn cấp và lùi lại bất chấp dòng xe vẫn di chuyển rất nhanh từ phía sau

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

So sánh trong vòng 5 năm 2019-2024, số lượng bệnh nhân hô hấp trong năm 2024 tương đương với các năm trước đó. Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đây không phải là “đợt bệnh hô hấp mới” như phản ánh của báo chí.

TP.HCM: Mưa lớn khiến cây xanh bật gốc, nhiều người bị thương

TP.HCM: Mưa lớn khiến cây xanh bật gốc, nhiều người bị thương

Chiều tối ngày 7/10, một cây xanh tại quận 1 (TP.HCM) bật gốc đã khiến nhiều người bị thương. Thời điểm cây bật gốc là lúc có mưa lớn.