Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Rón rén qua các hầm chui tại đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là trạng thái di chuyển của ông Vương Văn Thái cùng nhiều người dân khác ở xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín.
Ông Thái cho biết, lượng xe tải đã giảm từ ngày tuyến đường này chỉ cho phép ô tô chạy một chiều. Tuy nhiên, việc đi cạnh những xe khổ lớn trên những đoạn đường xấu khiến ông cảm thấy phấp phỏng: "Từ đây lên Pháp Vân thì đoạn này là xấu nhất. Trước hai xe to đi phải tránh nhau, chở nguyên vật liệu rơi vãi xuống, người đi xe va phải là bục lốp bục săm, nhất là phụ nữ tay lái kém, đi xe ga không quen là nguy hiểm. Mình chỉ mong muốn là hỏng đâu sửa đấy."
Theo thiết kế, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dành cho các xe tải dưới 18 tấn và xe khách dưới 30 chỗ ngồi. Tuy nhiên, nhiều xe tải trọng lớn vẫn lén lút hoạt động, khiến hạ tầng giao thông xuống cấp.
Theo khảo sát của VOV Giao thông, nhiều vị trí đã xuất hiện ổ gà, đặc biệt là đoạn đường gom qua xã Thắng Lợi, hướng về Hà Nội. Đường càng xấu hơn ở một số đoạn hầm chui dân sinh, sỏi đá lổn nhổn, bụi mù mịt mỗi khi có ô tô chạy qua.
Theo chân lực lượng chức năng xử lý xe quá khổ, quá tải trong sáng 11/11, chúng tôi ghi nhận nhiều hình thức đối phó của các lái xe, như sử dụng xe máy để thăm dò trước khi xe xuất bến, ghi hình các chốt bằng điện thoại,… Với 2 trường hợp vi phạm bị lập biên bản, lái xe đều biết việc chở quá tải sẽ khiến đường hư hỏng, nhưng vẫn cố tình vi phạm với muôn vàn lý do:
"Em đã biết lỗi của em. Hôm nay ở trạm trộn, cân có vấn đề nên chở quá tải chút. Nghề bê tông tươi của bọn em nhiều lúc không nắm chắc được khối lượng."
"Mình làm thuê thì cũng chẳng để ý đến xe, cái này là do chủ xe thôi. Công việc bấp bênh lắm, vì cuộc sống mưu sinh mà chở cố thêm một chút."
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Minh, Đội trưởng Đội Thanh tra Giao thông - Vận tải huyện Thường Tín cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại tất cả tuyến đường trên địa bàn theo chỉ đạo của Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, đặc biệt với các xe chở vật liệu xây dựng. Từ đầu năm, đơn vị đã xử phạt 273 trường hợp, tổng số tiền phạt hơn 970 triệu đồng, trong đó, vi phạm về quá khổ, quá tải là 48 trường hợp:
"Đội đã xây dựng kế hoạch, phối hợp Công an huyện Thường Tín, Đội CSGT số 8 để kiểm tra, xử lý các xe vi phạm dọc tuyến TL 427, TL 429, đường gom, chân cầu Vạn Điểm và QL 1A. Việc kiểm tra những xe vi phạm về quá khổ, quá tải thực sự khó khăn.
Có những nhóm Zalo của những đối tượng xe vi phạm thông báo cho nhau rằng có lực lượng kiểm tra và những xe này trốn tránh. Lái xe chây ì, không xuất trình giấy tờ và không chấp hành đưa xe lên bàn cân."
Dọc tuyến đê Hữu Hồng, địa bàn huyện Thường Tín, có khoảng 6-7 bãi tập kết vật liệu xây dựng. Ông Đặng Văn Minh cho biết, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tuần tra, xử phạt, Đội Thanh tra GTVT huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới lái xe và doanh nghiệp, chấp hành quy định về tải trọng để đảm bảo ATGT và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông./.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…