Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Dự án phục dựng Chùa Đồng của quận Hoàng Mai: Liệu đã minh bạch với người dân?

Chu Đức: Thứ ba 26/09/2023, 20:26 (GMT+7)

Đầu tháng 8/2023, Kênh VOV Giao thông nhận được đơn phản ánh của 4 hộ dân số nhà 5, 7, 9, 11 thuộc tổ dân phố số 6, phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (Hà Nội) về thắc mắc liên quan Dự án Phục dựng Chùa Đồng giai đoạn 2 do UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư.

Trong đơn, các hộ dân cho biết: không đồng thuận và đã khiếu nại tới các cấp chính quyền về thông báo thu hồi đất, quyết định kiểm đếm bắt buộc của UBND quận Hoàng Mai đối với phần đất ở lâu dài của họ.

Vì theo các hộ dân, vị trí nhà của họ nằm ngoài ranh giới nền đất của Chùa Đồng cũ, dự án phục dựng Chùa Đồng giai đoạn 1 cũng đã hoàn thành trên nền đất cũ. Vì sao cần tới giai đoạn 2 mở rộng hơn để lấy đất ở lâu dài, hợp pháp của 4 hộ dân?

Theo các hộ dân, dự án phục dựng Chùa Đồng do UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư được xây dựng trên cả phần đất mở rộng ra ngoài ranh giới khuôn viên Chùa Đồng cũ.

Theo các hộ dân, dự án phục dựng Chùa Đồng do UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư được xây dựng trên cả phần đất mở rộng ra ngoài ranh giới khuôn viên Chùa Đồng cũ.

Theo chủ trương đầu tư của UBND quận Hoàng Mai vào năm 2015, Dự án giải phóng mặt bằng và phục dựng Chùa Đồng có tổng mức đầu tư từ ngân sách trên 6,7 tỷ đồng, diện tích công trình xây dựng 790m2, mật độ xây dựng 25,5%, công trình từ 1-2 tầng. Tuy nhiên, sau điều chỉnh và phê duyệt vào các năm 2016, 2017, 2019, 2021, Dự án đã có sự thay đổi rất lớn: Tăng tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách quận và xã hội hóa lên hơn 10 lần, diện tích xây dựng tăng gần gấp ba, mật độ xây dựng tăng lên 2,5 lần, công trình từ 2 tầng lên đến 3 tầng.

Theo ông Tô Cường, chủ hộ số 5 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, đây có thể là nguyên nhân mà Dự án phục dựng Chùa Đồng giai đoạn 2 “lấn” cả vào phần đất của 4 hộ dân đang sinh sống ổn định và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp pháp, lâu dài.

“Theo chúng tôi được biết, ngôi chùa này đã không còn di tích từ 50-60 năm nay rồi. Đất các hộ gia đình chúng tôi nằm ngoài khuôn viên ngôi chùa này. Nhà chùa và UBND quận muốn mở rộng ra thì cũng phải thương lượng với chúng tôi để mua bán đất. Chứ không phải là dùng biện pháp cưỡng chế rồi kiểm đếm, thu hồi. 4 gia đình chúng tôi không đồng ý, rất bất bình với các quyết định của UBND quận Hoàng Mai và UBND phường Thanh Trì. Chúng tôi không ký vào các biên bản của họ đòi kiểm đếm tài sản gia đình chúng tôi”, ông Cường cho biết.

Ông Tô Cường, ở số 5 phố Đại Đồng cho biết, các hộ dân trong diện bị thu hồi đất rất bất bình, đặt dấu hỏi Chùa Đồng liệu có phải dự án Nhà nước buộc thu hồi giải phóng mặt bằng.

Ông Tô Cường, ở số 5 phố Đại Đồng cho biết, các hộ dân trong diện bị thu hồi đất rất bất bình, đặt dấu hỏi Chùa Đồng liệu có phải dự án Nhà nước buộc thu hồi giải phóng mặt bằng.

Ông Tô Cường cũng bày tỏ bức xúc về trình tự thủ tục việc tổ chức kiểm đếm các hộ gia đình, khi các thông báo thu hồi đất ban hành ngày 11/4/2017 của UBND quận Hoàng Mai đến nay đã hiết hiệu lực với thời hạn kiểm đếm. Trong khi đó, việc UBND quận Hoàng Mai ra quyết định điều chỉnh thời gian tại 4 thông báo thu hồi đất từ số 275 đến 278 ngày 11/4/2017 là trái với Điều 152 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

“Năm 2019 chúng tôi đã có đơn kiến nghị lên UBND TP Hà Nội và các Sở ban ngành. Việc này đã bị dừng lại. Nhưng bây giờ, sau 4 năm, Phường lại tự động gia hạn kiểm đếm. Đây là sai luật, nếu muốn thực hiện thì phải làm một quyết định thu hồi đất mới cơ. Còn bây giờ nó đã hết hạn kiểm đếm thì chả có giá trị gì cả”, ông Cường cho biết thêm.

Khảo sát của phóng viên VOV Giao thông cho thấy, 4 căn nhà số 5, 7, 9, 11 đều nằm ở mặt tiền phố Đại Đồng, liền kề với bức tường ranh giới ngăn với khuôn viên Chùa Đồng ngày xưa. Đây là vị trí được đánh giá rất đẹp, có giá trị lớn về bất động sản. Nếu Dự án phục dựng Chùa Đồng giai đoạn 2 “thâu tóm” được 4 ngôi nhà này, thì mặt tiền của Chùa Đồng sẽ lớn hơn rất nhiều so với hiện tại.

Ông Nguyễn Đức Minh, chủ hộ số 7 phố Đại Đồng phân tích: Lẽ ra trước khi thực hiện dự án, cần có một giai đoạn khảo sát các hộ dân, báo cáo về nhu cầu sử dụng đất. Nhưng các hộ dân không nhận được bất cứ liên hệ gì, chỉ bất ngờ nhận thông báo thu hồi đất.

“Thứ nhất, chúng tôi ở là đất ở lâu dài. Thứ hai, Dự án Chùa Đồng không phải dự án vì mục đích an ninh quốc phòng, thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để áp đơn giá bồi thường với đơn giá Nhà nước. Việc này là sai, vì Chùa Đồng không phải di tích văn hóa lịch sử, không phải danh lam thắng cảnh được xếp hạng, không phải di tích cấp quốc gia. UBND quận Hoàng Mai dựa vào việc phục dựng để thu hồi theo đơn giá Nhà nước là không chính xác”, ông Minh nói.

Ông Nguyễn Đức Minh, ở số 7 phố Đại Đồng phân tích, họ chưa được cung cấp giấy phép xây dựng Chùa Đồng, quyết định thu hồi đất của thành phố cũng như quyết định chuyển đổi đất 2 thành phần sang đất tôn giáo.

Ông Nguyễn Đức Minh, ở số 7 phố Đại Đồng phân tích, họ chưa được cung cấp giấy phép xây dựng Chùa Đồng, quyết định thu hồi đất của thành phố cũng như quyết định chuyển đổi đất 2 thành phần sang đất tôn giáo.

Ông Minh cùng các hộ dân đã tra cứu lịch sử của công trình được cho là Chùa Đồng ngày xưa, được biết nó bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1940. Các tài liệu đều cho thấy, tại đây không hề có cơ sở Phật giáo nào mang tên “Chùa Đồng”. Sau khi bị phá hủy, toàn bộ tượng phật, đồ thờ cúng đã được di chuyển sang chùa khác, trong khi nền đất cũ được sử dụng nhiều mục đích khác nhau, rồi chuyển đổi sang đất sản xuất kinh doanh, giao cho Tổng cục Đường sắt làm kho chứa và sản xuất công cụ vật tư đường sắt. Vì vậy, họ đặt ra nghi ngờ: Đây thực chất là một dự án xây chùa mới, không phải phục dựng.

Theo ông Minh, 4 hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án đã nhiều lần đề nghị UBND phường Thanh Trì cung cấp các giấy tờ liên quan tới giấy phép xây dựng Chùa Đồng, tính pháp lý của việc chuyển đổi đất hai thành phần sang đất tôn giáo, Quyết định thu hồi đất của UBND TP Hà Nội.

“Một dự án mà chuyển đổi đất hai thành phần, gồm đất sản xuất kinh doanh, đất ở lâu dài thì muốn chuyển đổi sang đất tôn giáo phải có Nghị quyết của UBND TP Hà Nội đồng ý, có quyết định chuyển đổi sau đó mới được thực hiện dự án. Nhưng ở đây, tất cả văn bản pháp lý chúng tôi nhận được đều ở cấp quận. Còn về dự án thì chúng tôi chưa nhận được những văn bản mà chúng tôi yêu cầu vẫn chưa được cung cấp”, ông Minh cho biết thêm.

Dãy 4 nhà số 5 đến 11 phố Đại Đồng có mặt tiền hướng ra đường 30m, ở vị trí rất đẹp. Bên cạnh là cổng Chùa Đồng (Pháp Hoa Tự). Dự án Chùa Đồng giai đoạn 2 dự kiến thâu tóm phần đất 4 hộ dân này.

Dãy 4 nhà số 5 đến 11 phố Đại Đồng có mặt tiền hướng ra đường 30m, ở vị trí rất đẹp. Bên cạnh là cổng Chùa Đồng (Pháp Hoa Tự). Dự án Chùa Đồng giai đoạn 2 dự kiến thâu tóm phần đất 4 hộ dân này.

Đại diện các hộ dân cũng bày tỏ nguyện vọng: Nếu phía chủ đầu tư muốn lấy đất để mở rộng chùa, thì cần thương lượng sòng phẳng với người dân cùng mức giá hợp lý, họ cũng không hề muốn gây khó dễ gì cho nhà chùa. Mấu chốt là sự minh bạch.

Nhằm đưa thông tin đa chiều, phóng viên VOV Giao thông đã gửi nội dung làm việc tới UBND phường Thanh Trì. Tuy nhiên, lãnh đạo phường này từ chối trả lời, đề nghị phóng viên hỏi cấp cao hơn.

VOV Giao thông tiếp tục gửi công văn tới UBND thành phố Hà Nội để xác minh các nội dung trong đơn thư thính giả. Ngày 7/9, văn bản phúc đáp cho biết: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã giao UBND quận Hoàng Mai chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan để trả lời. Được biết, nội dung này đã được chuyển cho ông Giang Chí Trung - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai.

Dù vậy, sau nhiều lần liên hệ, VOV Giao thông vẫn chưa nhận được phản hồi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm về nội dung này khi có trả lời từ các cơ quan chức năng quận Hoàng Mai và thành phố Hà Nội./.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.