Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Đốn hạ 12 cây Sọ khỉ cổ thụ: Cân nhắc giải pháp xử lý phù hợp cho từng cây

Mai Ngọc: Thứ hai 24/04/2023, 21:11 (GMT+7)

Ngày 10/4, Trường PTTH Marie Curie đề nghị đốn hạ 12 cây Sọ khỉ cổ thụ trong khuôn viên trường do rễ các cây có hiện tượng bị mục, có nguy cơ ngã đổ.

Tuy nhiên, cơ sở đánh giá tình trạng từng cây và hình ảnh kèm theo chưa rõ, do đó Sở Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Trường PTTH Marie Curie khẩn trương liên hệ Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật và đơn vị chuyên ngành duy tu cây xanh có năng lực và kinh nghiệm để được hỗ trợ, tham vấn, cân nhắc lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp cho từng cây.

Empty

Các giải pháp như đốn hạ, chọn chủng loại cây trồng thay thế; chăm sóc, cắt tỉa để tiếp tục guy trì cây…. thực hiện theo mục 4 tại văn bản số 1316/UBND-ĐT của Uỷ ban Nhân dân Thành phố.

Sau khi kiểm tra kỹ, trường hợp cây có thể gây nguy hiểm, cần phải đốn hạ ngay, Trường THPT Marie Curie căn cứ vào Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị để thực hiện, xử lý các trường hợp cần chặt hạ cây ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy có thể gây nguy hiểm đến người và tài sản (trường hợp miễn giấy phép).

Trao đổi với Kênh VOVGT, ông Lưu Văn Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết: “Phượng là loại cây thường hay được trồng trong các trường học, gắn liền với tuổi học trò nhiều thế hệ, nên việc trồng cây phượng trong trường cũng tốt. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây dễ bị rỗng ruột, sâu bệnh khi tuổi cao.

Bởi vậy, phải kiểm tra cắt tỉa định kỳ, khi tuổi cao nên đốn hạ, thay thế để đảm bảo an toàn. Cây xanh là sinh vật sống, có tuổi đời, có bệnh nên phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa phù hợp. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tại các trường học, bệnh viện, cơ quan vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc này.

Bên cạnh đó, đặc thù điều kiện đô thị, trường học bị bê tông hoá nhiều nên hệ rễ không phát triển tốt, cây dễ bị bật gốc".

Ông Tấn cũng cho biết thêm, thời gian này có rất nhiều trường học, bệnh viện và đơn vị gửi Văn bản đề nghị hỗ trợ kiểm tra xử lý cây xanh trong khuôn viên. Trung tâm cũng đã cử nhân sự và phối hợp với các đơn vị có năng lực như Công ty Công viên cây xanh TP… kiểm tra đánh giá và đưa ra các khuyến nghị theo chuyên môn. Trước đây Trung tâm cũng đã nhiều lần hỗ trợ, ví dụ như cuối năm 2022, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Xây dựng ban hành sổ tay hướng dẫn trồng, chăm sóc cây xanh đô thị gởi đến các Quận Huyện, Sở ngành TP để phổ biến, đồng thời công bố trên Website của Sở Xây dựng.

Đề cập đến vấn đề chi phí chăm sóc cây xanh, theo ông Tấn, đối với cây trồng trong khuôn viên trường học, bệnh viện thì việc chăm sóc cơ bản như tưới nước, bón phân, đất,… có thể đơn vị tự thực hiện. Riêng chi phí kiểm tra cắt tỉa định kỳ không phải quá cao nên các đơn vị có thể dự trù được.

Đối với các trường hợp cây cần đốn hạ khác, Sở Xây dựng giao Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật hướng dẫn Trường THPT Marie Curie thực hiện thủ tục đốn hạ cây xanh theo đúng quy định. UBND Quận 3 sẽ xem xét cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh trong khuôn viên trụ sở của các tổ chức và cá nhân theo địa bàn quản lý.

Sở Xây dựng đề nghị Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật khẩn trương tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát toàn diện về tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng đảm bảo an toàn của cây xanh (rễ, thân, cảnh, tán lá). Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với những trường hợp cây xanh có nguy cơ gãy, đổ gây mất an toàn.

Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật phối hợp UBND các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về trồng, chăm sóc và cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.

Đối với các cây xanh có kích thước lớn, cây cổ thụ nằm trong khuôn viên trụ sở, thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị, Sở Xây dựng đề nghị các địa phương yêu cầu các đơn vị thường xuyên kiểm tra, chăm sóc định kỳ và có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp xử lý cây xanh phù hợp để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản, nhất là khi mùa mưa bão sắp đến.

Trong một diễn biến liên quan, như VOV Giao thông đã đưa tin, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) vừa phối hợp với Công ty Công ích Quận 1 đốn hạ 3 cây phượng có tuổi đời từ 50 đến 60 năm nằm trong khuôn viên trường vì lý do cây bị mục rỗng bên trong từ gốc lên đến cành do bị mối mọt, mặc dù bên ngoài cây vẫn xanh tốt. 

Trước đó, một cây xanh trong khuôn viên trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1) bị bật gốc khiến nhiều người bị thương.    

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao TNGT thường xuyên xảy ra tại nút giao Minh Khai - Hòa Bình 7?

Vì sao TNGT thường xuyên xảy ra tại nút giao Minh Khai - Hòa Bình 7?

Như VOV Giao thông đã từng thông tin và cảnh báo nhiều lần trên sóng trong các khung giờ cao điểm về thực trạng TNGT thường xuyên xảy ra, gây thương vong trên tuyến đường Minh Khai, đặc biệt là đoạn qua ngõ Hòa Bình 7.

Đừng để tắc đường là nỗi ám ảnh mỗi dịp cận Tết

Đừng để tắc đường là nỗi ám ảnh mỗi dịp cận Tết

Câu chuyện ùn tắc trong những ngày qua tại Hà Nội và TP.HCM là bằng chứng.

Thiếu trầm trọng xe tập lái, sát hạch hạng C1, tháo gỡ cách nào?

Thiếu trầm trọng xe tập lái, sát hạch hạng C1, tháo gỡ cách nào?

Thông tin từ các đơn vị đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho thấy, hiện tại, loại xe có khối lượng toàn bộ từ 3,5 tấn đến 7,5 tấn dùng để đào tạo hạng C1 đang thiếu trầm trọng, trong khi loại xe có khối lượng toàn bộ từ trên 7,5 tấn trở lên dùng để đào tạo hạng C lại thừa rất nhiều.

Đèn đỏ được rẽ phải, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật nào?

Đèn đỏ được rẽ phải, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật nào?

Trong khi nhiều chuyên gia đề xuất, nên cho phép phương tiện rẽ phải liên tục khi gặp đèn đỏ, thì Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đơn vị này đang rà soát để mở thêm lối rẽ phải tại các nút giao đèn tín hiệu và chỉ những nút giao đủ điều kiện về hạ tầng mới cho phép phương tiện rẽ phải.

Tìm thấy lông chim và máu trong cả hai động cơ của máy bay Jeju Air gặp nạn

Tìm thấy lông chim và máu trong cả hai động cơ của máy bay Jeju Air gặp nạn

Đã gần 1 tháng kể từ khi xảy ra vụ tai nạn với máy bay của hãng hàng không Jeju Air, Hàn Quốc. Vậy tiến trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đã có gì mới? Vụ tai nạn đã gây ảnh hưởng như thế nào tới hàng không Hàn Quốc?

Nỗi lo 'xe dù, bến cóc' trở lại dịp Tết

Nỗi lo "xe dù, bến cóc" trở lại dịp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần và đây cũng là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó là sự hoạt động rầm rộ của "xe dù, bến cóc" đặc biệt tại các khu vực cửa ngõ TP.HCM. Vấn nạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và gây mất trật tự xã hội.

Thông báo mức phạt tại các nút giao:  Tai nạn sẽ giảm, ý thức sẽ cao hơn

Thông báo mức phạt tại các nút giao: Tai nạn sẽ giảm, ý thức sẽ cao hơn

Sau gần 1 tháng Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng. Những ngày cuối năm, lượng phương tiện tham gia giao thông trở nên đông đúc hơn, tại các nút giao người dân vẫn nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo quy định.