Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Lấy ghe xuồng làm nhà và có khi là cả phương tiện mưu sinh, với họ, những chuyến ngược xuôi trên sông nước luôn là những ký ức thật đẹp, có vị mặn của mồ hôi, nước mắt pha lẫn những tiếng cười.
Tất cả đã tạo nên một văn hoá đặc trưng của miền sông nước.
Không ai nhớ rõ nghề đi ghe thương hồ có ở miền Tây từ khi nào, chỉ biết, từ khi sinh ra, đã thấy xuồng ghe xuôi ngược trên những khúc sông quê. Cơ duyên đến với nghề của mỗi người mỗi khác nhau, nhưng điểm chung ở họ khi khoác áo thương hồ là chấp nhận rày đây mai đó, bồng bềnh theo sóng nước.
Các bậc cao niên kể, ở miền Tây mình, hễ gia đình nào có ít vốn, thì có thể sắm chiếc ghe, đi mua bán nông sản mà người ta hay gọi đơn giản là “đi ghe trái cây”. Tuy vốn liếng không nhiều, chỉ lấy công làm lời nhưng với nhiều người, nghề như cái nghiệp vận vào người, không đi ghe ngày nào là nhớ ngày đó.
Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người sống đời thương hồ đều khó khăn. Có người trót mang cái nghiệp nên không bỏ được. Còn có người từ chiếc ghe nhỏ, vài năm đã lên đời ghe lớn, có chút đỉnh vốn thì về quê, lập “cơ ngơi” trên cạn. Thoát đời gạo chợ nước sông, cho con cái ăn học đàng hoàng, tử tế. Ông Trần Minh Quang ngụ thị xã Tân Châu, An Giang là một thương hồ như vậy.
Gần 70 tuổi, với dáng người nhỏ nhắn, mái tóc điểm pha sương, ông Quang kể, với chúng tôi về thời trai trẻ của mình. Hồi xưa, vợ chồng ông khó khăn quá nên mượn ghe đi mua bán trái cây, lúa gạo, tấm cám. Xuôi ngược trên những chuyến ghe, chỉ trừ những ngày ốm đau mới dám nghỉ ở nhà. Chắt chiu dành dụm, cuối cùng cũng đã mua được 7 công đất rồi cất mái nhà để “An cư lạc nghiệp” nuôi 5 người con trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định.
Ông Quang kể: “Mình cũng tích góp dữ dằng lắm, tiết kiệm vợ chồng làm thì không dám nghỉ, cực khổ cỡ nào cũng vẫn gánh vác hết, tại vì mình thấy cuộc đời mình trước giờ nó quá khổ rồi, mình phải làm sao đổi đời con mình sau này nó không có giống như mình nữa.
Nhờ có điều kiện mình làm ăn, nó cũng gặp dịp may rồi từ từ dần dần mình là dành dụm được vừa nuôi con ăn học, có công ăn việc làm ổn định hết, mà giờ kinh tế gia đình cũng được ổn định, mình cũng đàng hoàng đầy đủ nhà cửa, vậy thì cũng quá quý rồi”.
Quay lại với cuộc sống thương hồ, mùa nào bán loại nông sản đó. Ai bán gì thì treo lên cây “bẹo”. Nhưng, có loại cũng được treo, mà không bao giờ bán. Đó là quần áo. Đời gạo chợ nước sông, có gì đâu phải cầu kỳ, chỉ cần mua may bán đắt, đủ ăn đủ mặc qua ngày, dư ra chút đỉnh gởi về phụ gia đình.
Trong hành trình của mình, chúng tôi có dịp gặp ông Võ Văn Út Ba quê huyện Gò Quao, Kiên Giang. Gắn bó chiếc ghe mấy chục năm, từ chở khách đến chở hàng bồng bềnh con nước.
Ông Ba chứng kiến những đổi thay của những người cùng làm nghề như mình. “Trước đây cha mẹ có chạy, từng bước, từng bước ông già, mất rồi loay hoay cái tới mình. Hồi xưa, thì chở hành khách, cách đây khoảng cỡ 15 năm về trước, lộ làng nó chưa có, chở khách nhiều, còn bây giờ thì không còn khách, chỉ chở hàng hóa thôi. Tính thùng, tính kiện vậy đó, kiện nó khoảng 7kg, 8kg, 10kg. Vô bến đậu cũng tựa tựa vậy đó cái mình kéo ra, đưa lên trên bờ, cái người ta lại nhận, mấy chiếc xe kéo, người ta lại nhận kéo vô nhà người ta”.
Còn với ông Trung Bá Nam, 20 năm là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để thấm thía đời gạo chợ nước sông. Trên chiếc đò của mình, ông Nam luôn hy vọng về một tương lai tươi sáng phía trước: "Làm cái này lay lắt, ngày nào hay ngày nấy đi, chừng nào 2 đứa con nó lớn rồi mình mới đổi chuyển hướng cho nó chứ còn bây giờ kêu nó làm như mình vầy nó cũng đâu có làm, nặng nhọc mà không có được tiền bao nhiêu đâu. 1 thùng đồ hay là cây ống, mình tính tiền nào theo tiền nấy hết trơn, riết khách hàng cũng quen, vô barem hết à. Một chuyến vầy trừ hết xăng dầu còn 1,5-2 triệu”.
Ai tiếp xúc với những thương hồ đều biết, dù đời sống vật chất thì thiếu trước hụt sau, nhưng tình nghĩa thì luôn đong đầy, như con nước lớn mỗi hoàng hôn châu thổ… Họ đối đãi và bênh vực nhau khi không may có một “ghe thương hồ” nào đó bị sự cố. Sẵn sàng mua giúp bất cứ thứ gì ngoài chợ huyện, chợ tỉnh mà bà con nhà vườn không đi được rồi lấy trái cây trừ tiền.
Nói thì nói vậy, chứ có lênh đênh theo ghe mới thấm thía nhiều nỗi niềm của đời thương hồ, không ít hiểm nguy, ngã sông, va quệt, tranh chấp mối làm ăn với ghe xứ khác là chuyện không hiếm, …
Chưa được rong ruổi trên những dòng kênh, con rạch, chưa từng ăn cơm chợ, uống nước sông như những thương hồ, nhưng chúng tôi phần nào thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn, cơ cực của họ qua những lời chia sẻ. Với đời thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mái nhà, là nơi chốn đi về của cả gia đình.
Trãi qua bao thăng trầm, những người thương hồ vẫn song hành cùng đời sống bà con miền Tây Nam Bộ. Sau những chuyến hàng xuôi ngược, họ mang những trái ngon miệt vườn, đặc sản nông thôn đến mọi miền đất nước và khi trở về sẽ đầy ắp tiếng cười, niềm vui... hoặc có khi bí xị vì bán ế nhưng luôn hy vọng ở những chuyến hàng sau.
Đời nào vui bằng đời thương hồ
Xuống bể lên nguồn, gạo chợ nước sông.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.