Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Doanh nghiệp vượt khó, đẩy mạnh sản xuất cuối năm

Thanh Phê: Thứ ba 22/10/2024, 08:50 (GMT+7)

Vượt qua giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp ĐBSCL đang tăng tốc, đẩy mạnh sản xuất cho các đơn hàng cuối năm khi nhu cầu của thị trường đang gia tăng. Các nhà máy thủy hải sản, chế biến nông sản trong vùng hiện tăng cường tuyển dụng nhân sự để đáp ứng tiến độ sản xuất.

Năm 2024 được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không thật sự thuận lợi. Khó khăn là vậy, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực, tăng tốc sản xuất dịp cuối năm để đạt được những mục tiêu đề ra.

Là chủ doanh nghiệp chuyên chế biến sản phẩm từ trái cây, ông Nguyễn Hoàng Khang, Giám đốc Foodo ở tỉnh Vĩnh Long, cho biết, sản phẩm xoài sấy giòn của doanh nghiệp đã có ở các sân bay của Việt Nam, các địa điểm du lịch. Nắm bắt nhu cầu thị trường tăng vào dịp cuối năm, doanh nghiệp đang định hướng sản xuất và chế biến các sản phẩm khác như: Thanh long, thơm, sầu riêng, đáp ứng xu hướng sử dụng các sản phẩm Snack từ trái cây, hoàn toàn tự nhiên của người tiêu dùng nước ngoài.

Ông Nguyễn Hoàng Khang cho biết thêm: Doanh nghiệp cũng bắt đầu ứng dụng các công nghệ mới vào trong việc sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với doanh nghiệp chúng tôi đang làm trái cây sấy giòn. Đây là dòng sản phẩm mới trên thị trường. Chúng tôi nhận thấy là việc có sản phẩm hoàn toàn khác biệt từ những nguyên liệu vùng ĐBSCL thì rất là quan trọng để vừa tăng tính cạnh tranh cũng như cho khách hàng sản phẩm mới và phù hợp với xu hướng tiêu dùng thế giới.

Còn những doanh nghiệp lớn cũng đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh, bù lại cho những tháng đầu năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là lao động, đơn cử như Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang. Đơn vị hiện có khoảng 5.200 lao động, trong đó lao động Hậu Giang chiếm khoảng 40%. Lực lượng lao động với tổng số nhân sự cần thiết là 10.000 người cho 2 nhà máy.

Với số lao động hiện tại chỉ đạt 52% so với năng lực sản xuất của đơn vị. Để đạt được mục tiêu sản lượng sản xuất 27.000 tấn, doanh thu xuất khẩu 270 triệu USD trong năm nay, đơn vị đang tăng cường tuyển dụng nhân sự, tranh thủ thời cơ, nắm bắt những đơn hàng mới.

Các doanh nghiệp ĐBSCL tăng tốc sản xuất cho các đơn hàng cuối năm - (Nguồn minh họa: Báo Thanh niên)

Các doanh nghiệp ĐBSCL tăng tốc sản xuất cho các đơn hàng cuối năm - (Nguồn minh họa: Báo Thanh niên)

Ông Vũ Minh Đức, Giám đốc Nhân sự, Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang, cho biết: Với khó khăn trong cạnh tranh như thế mà mình ký những hợp đồng là những dấu hiệu rất mừng. Vì đối với sản lượng tôm, chất lượng tôm Việt Nam vẫn còn được thế giới, được khách hàng chúng tôi đồng thuận, chỉ cần giảm một ít giá là có thể bán được. Định hướng của tập đoàn năm nay thì phải có số lợi nhuận của toàn tập đoàn là trên 1.300 tỉ.

Khó khăn do tác động của thị trường cũng là tình cảnh chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhưng tất cả doanh nghiệp đều lạc quan, vững tin bước vượt qua những thách thức, biến động của thị trường, cùng nhau nỗ lực để giữ vững và nâng cao vị thế trên thương trường.

Ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hậu Giang chia sẻ: Với sự quyết tâm, đồng lòng, chung vai sát cánh của giới Doanh nhân - Doanh nghiệp, chúng ta tin tưởng rằng giới Doanh nhân sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, những ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế địa phương.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, vùng ĐBSCL đóng góp 56% sản lượng lúa gạo, 95% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của vùng bao gồm cả các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm như Trung Quốc, Philippines và Malaysia, Bờ biển Ngà và các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như Liên bang Nga và các thị trường khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á như Nam Phi, Algerie, Angola, các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.

Đối với mặt hàng rau quả, việc nhiều loại trái cây đã được tiếp tục khơi thông, thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào nhiều thị trường truyền thống, “khó tính” như sầu riêng (tươi, đông lạnh), dừa tươi vào Trung Quốc; nhãn, thanh long, dừa tươi vào thị trường Hoa Kỳ; vải, nhãn vào thị trường Nhật Bản; xoài, bưởi vào Hàn Quốc; chanh, bưởi vào thị trường Newzealand… đã góp phần giúp xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh.

Đối với mặt hàng thủy sản, ĐBSCL hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản, chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng: Chúng ta cần xây dựng những vùng và những chuỗi liên kết sản xuất lớn, khi mà xuất khẩu đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được số lượng hàng hoá, xuất khẩu, cái thứ hai về chất lượng, thứ ba là đảm bảo về công tác truy suất nguồn gốc về xuất xứ, cũng như các thương hiệu, nhãn hiệu của chúng ta trên thị trường, cái này cũng cần sự liên kết, phối hợp, kiểm soát về chất lượng sản phẩm, trước khi xuất khẩu cái này rất quan trọng.

Có thể thấy, “sức khoẻ” các doanh nghiệp ở ĐBSCL đang dần được cải thiện, phục hồi, sản xuất cho những đơn hàng vào cuối năm. Ngoài sự nỗ lực của từng doanh nghiệp thì từ Trung ương đến địa phương cũng đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp bức tốc, đẩy mạnh sản xuất, cung ứng hàng hoá cho thị trường cuối năm…

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.