Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Định danh tài khoản mạng xã hội

Thu Thủy: Thứ tư 30/08/2023, 07:43 (GMT+7)

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng với nhiều điểm mới.

Đáng chú ý là quy định, yêu cầu mạng xã hội trong nước và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới, phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã hội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc định danh người dùng khi tham gia các dịch vụ trực tuyến như mạng xã hội và các dịch vụ online khác là rất cần thiết, vì một môi trường mạng lành mạnh, văn minh, giống như đời sống thực. Đồng thời sẽ giúp hệ thống luật pháp được áp dụng một cách thống nhất, bình đẳng, không phân biệt đời thực hay trên mạng.

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông.

PV: Thưa ông, trước việc Bộ TT&TT đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, trong đó có nội dung đáng chú ý là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam. Ông có quan điểm như thế nào về việc này?

Ông Nguyễn Quang Đồng: Vì sao phải xác thực tài khoản người dùng? Một trong những lý do được đưa ra đấy là xác thực người dùng sẽ giúp nhận biết được, ai là người sở hữu các tài khoản mạng xã hội, và điều này sẽ giúp cho việc nếu có trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc xảy ra vi phạm ở trên internet, trên mạng xã hội thì sẽ rất dễ xác định ai là người sử dụng cái tài khoản như vậy.

Điều đó nó xuất phát từ thực tế là hiện nay, nhiều nội dung được coi là vi phạm pháp luật đang xuất hiện khá là tràn lan trên môi trường internet. Cũng có khá nhiều người dùng có cái tâm lý, mạng xã hội không được định danh, nếu có các hành vi vi phạm thì sẽ không ai biết, sẽ khó bị xử lý, dẫn đến thiếu chuẩn mực trong phát ngôn.

Ảnh minh họa: VnExpress

Ảnh minh họa: VnExpress

PV: Có không ít ý kiến lại đang e ngại rằng, nếu thực hiện việc định danh tài khoản mạng xã hội thì người dùng sẽ phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân như số điện thoại, họ tên thật, hình ảnh căn cước công dân... Trong khi tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội thời gian qua lại diễn ra phổ biến. Ông nghĩ sao về vấn đề  này?

Ông Nguyễn Quang Đồng: Tôi cũng đồng ý với quan ngại rằng nếu tất cả mạng xã hội đều phải thu thập thông tin cá nhân và trong bối cảnh bảo mật thông tin, cũng như là ý thức về mặt bảo mật thông tin của doanh nghiệp chưa cao như hiện nay, thì rất dễ dẫn đến chuyện thông tin cá nhân có thể là sẽ bị bán đi, hoặc là chuyển qua một bên khác.

Bởi vì mạng xã hội là một trải nghiệm rất là rộng, mặc dù cũng có những yêu cầu, quy định về mặt bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cái nền tảng như vậy. Tuy nhiên khả năng về mặt điều tra, năng lực thực thi pháp luật đối với hàng trăm nghìn, hàng triệu mạng xã hội, nhóm xã hội khác nhau thì rõ ràng rất là thách thức.

Nếu bây giờ lại yêu cầu người dùng đưa thông tin, thì tôi nghĩ rằng chuyện lộ lọt thông tin cũng là một rủi ro cao và đáng quan ngại.  Đây cũng chính là điểm yếu của chuyện yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội.

PV: Vậy để quy định này khi được áp dụng có thể mang lại được hiệu quả, và giảm thiểu những rủi ro vừa nêu trên, theo ông cần có giải pháp gì?

Ông Nguyễn Quang Đồng: Tôi đề xuất rằng chỉ nên xác thực, chỉ nên yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội lớn, có quy mô ảnh hưởng lớn, không nên là bắt buộc tất cả mọi nền tảng mạng xã hội.

Tức là phải phân loại theo quy mô, nền tảng mạng xã hội có quy mô lớn, có sức ảnh hưởng lớn thì cái việc mà vi phạm pháp luật ở trên đấy nó sẽ gây tổn hại lớn cho quyền và lợi ích của các chủ thể ở trên đấy.

Và như vậy, chuyện yêu cầu cung cấp thông tin nó sẽ giúp cho việc, khi lợi ích bị xâm phạm thì sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động liên quan đến tư pháp. Còn đối với các nền tảng mạng xã hội nhỏ hơn thì mức độ ảnh hưởng của nó không lớn như vậy, và thường không chú trọng đến chuyện bảo vệ thông tin thì lại trở thành cái nơi mà tạo ra cái lộ lọt thông tin cho người dùng. 

PV: Xin cảm ông!

 

Thu Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.