Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Xung quanh đề xuất, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia.
PV: Ông đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc “làm mới” Quốc lộ 5?
Ông Khương Kim Tạo: Tuyến chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng là huyết mạch giao thông chuyên chở hàng hóa từ Cảng Hải Phòng lên Thủ đô, nhu cầu giao thông rất lớn, gồm cả vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Trước đây, chúng ta có Quốc lộ 5 cũ. Thời điểm bấy giờ đáp ứng được. Nhưng với sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đã có thêm cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Mặc dù vậy, nhu cầu đi lại của bà con vẫn cao. Để giải quyết vấn đề quá tải, cần thiết phải nâng cao, phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt.
PV: Thay vì mở rộng mặt đường, duy trì các giao cắt đồng mức, Sở GTVT Hải Dương đã đề xuất Bộ GTVT thực hiện đường trên cao Quốc lộ 5. Quan điểm của ông ra sao về tính khả thi?
Ông Khương Kim Tạo: Tôi thấy đây là một sáng kiến tốt. Nhiều người có thể đã ấp ủ nhưng Hải Dương đề xuất đầu tiên. Điều này thể hiện việc thấm nhuần tư tưởng của Tổng Bí thư về thực hành tiết kiệm. Trong đó, cần tiết kiệm tài nguyên đất nước. Phải sử dụng tiết kiệm đất đai, sử dụng hiệu quả theo chiều cao, cột đứng, chứ không phải theo chiều ngang. Nếu tràn lan phát triển chiều ngang thì sử dụng đất hiệu quả thấp.
Đây là ý tưởng hay, vì chi phí mở rộng Quốc lộ 5 rất lớn, vấn đề giải phóng mặt bằng cũng liên lụy đến kinh tế xã hội, tính khả thi không tốt. Vì vậy, ở góc độ chuyên môn, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này.
Hiện nay, nhiều ngành có xu hướng quy hoạch, phát triển theo chiều ngang. Nếu trước đây có nhiều đất bỏ hoang, hướng đi ấy hợp lý. Nhưng giờ đây, quỹ đất eo hẹp, chúng ta cần phải triển theo chiều đứng. Ví dụ như Nhật Bản dành hẳn tầng thượng của tòa nhà làm bãi xe, bãi sát hạch lái xe. Họ rất có ý thức tiết kiệm diện tích đất.
PV: Về mặt ATGT, phương án đường 5 trên cao có ưu điểm gì?
Ông Khương Kim Tạo: Một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT là những xung đột trong quá trình di chuyển, giao cắt. Vì vậy, cần giảm số lượng giao cắt, và nếu giao cắt phải là giao cắt an toàn, hạn chế các góc xung đột cao. Chúng ta bổ sung thêm một con đường trên cao Hà Nội-Hải Phòng, chúng ta sẽ làm các điểm tiếp cận khác mức.
Nó giống như cao tốc thôi, đường trên cao này vẫn chạy hai chiều, có thể rẽ xuống các địa phương, các đường nhánh tiếp cận được. Nhưng với hướng tiếp cận sẽ là đường 1 chiều, giữa có dải phân cách để các phương tiện di chuyển nhan hơn, an toàn hơn.
Ví dụ chỉ cho phép ô tô chạy thôi. Tôi cho rằng, đây là phương án hợp lý, cần nghiên cứu tỉ mỉ về hiệu quả kinh tế, so sánh các giải pháp với việc mở rộng đường, khía cạnh ATGT, chi phí giải phóng mặt bằng, thi công. Về mặt tổng thể, ý tưởng đó là tuyệt vời.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo đề xuất, kiến nghị của Sở GTVT Hải Dương, việc đầu tư theo phương án này sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với phương án mở rộng.
Cụ thể, không phải bố trí quỹ đất mới, tiết kiệm đất, sử dụng đất một cách hiệu quả, thông minh, không phải giải phóng mặt bằng trên tuyến chính, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư hiện trạng hai bên tuyến đường, từ đó giảm đáng kể chi phí đầu tư.
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Sau hơn nửa năm thông xe, rác thải đã xuất hiện tại cầu thép mới nút giao Mai Dịch trong thời gian dài mà không được thu dọn.Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về tình trạng này để tìm hiểu những băn khoăn của họ.
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.