Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Để nông dân vừa sản xuất vừa bán hàng

Kim Loan: Thứ sáu 11/11/2022, 16:13 (GMT+7)

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, phương thức kinh doanh dịch chuyển theo hướng mua bán trên ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin và bước đầu đã mang về hiệu quả tích cực. Người nông dân trở nên chuyên nghiệp từ xu hướng thương mại này.

Do tác động của đại dịch COVID-19 đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân ĐBSCL. Thời điểm này, trên thị trường đã xuất hiện phương thức “đi chợ” thông qua sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất… đã quảng bá và đẩy mạnh phân phối sản phẩm trên các sàn và khách hàng chỉ cần một cú lick chuột để mua hàng, sau đó được giao về tận nhà.

Trong 2 năm, sàn thương mại điện tử đã giúp người nông dân, hộ sản xuất làm quen với cơ chế vừa sản xuất vừa tiếp thị sản phẩm của mình trên không gian mạng.

Từ tháng 06 đến hết tháng 10/2021, khu vực Tây Nam Bộ đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch COVID-19, hàng hóa – nông sản của người dân tới mùa thu hoạch đều bị ùn ứ vì không thể đi lại giao thương mua bán. Bên cạnh số lượng được giải cứu thì phần lớn phải đổ bỏ vì hư úng. Củ hành tím Vĩnh Châu – Sóc Trăng cũng không ngoại lệ, 82 nghìn tấn không thể xuất khẩu, giá thấp chạm đáy, chỉ còn trong khoảng 7.000 – 15.000 đồng/kg.

Người nông dân dần quen với việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử

Người nông dân dần quen với việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử

Đóng góp vào “biện pháp giải cứu”, chị Phạm Thị Mới hình thành ý tưởng chế biến củ hành thành mứt ăn. Tháng 10/2021 chị cho ra mắt sản phẩm mứt củ hành tím thương hiệu Cô Mới và đồng loạt đẩy lên các Sàn thương mại điện tử. Từ đây thương hiệu củ hành tím Vĩnh Châu với công dụng có ích cho sức khỏe đã vươn xa trên cả nước và quốc tế.

Ăn theo sản phẩm mứt củ hành, thì khô, mắm, ba khía muối, tôm khô, dưa kiệu và các loại nông sản mang thương hiệu Cô Mới cũng liên tục được “đóng thùng” để chuyển đến gian bếp của các bà nội trợ chỉ thông qua một cú lick chuột. Độ nhạy và tốc độ siêu nhanh của các Sàn thương mại điện tử bước đầu đã thõa mãn được nhu cầu phát triển số lượng sản phẩm của nhà bán và sức tiêu dùng của người mua.

Chị Phạm Thị Mới – Chủ cơ sở lương thực- thực phẩm Cô Mới, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Mình bán trên các Sàn như: Shoppe, Posmart, Agrimartket… trên đó họ cho mình được tạo tài khoản miễn phí trong một thời gian nhất định để đăng sản phẩm lên. Hiện tại bây giờ ai mua sắm thì cũng cầm cái điện thoại, cho dù không thông qua app, chỉ cần thấy số điện thoại mình trên mạng là họ sẽ gọi cho mình. Thương mại điện tử tiếp cận khách hàng rất nhanh, mình không tốn công quảng bá nhiều, thể hiện mức độ tin tưởng ngay trên Sàn, mua dùng thử rồi sẽ đến mua để bán lại. Bây giờ hễ có Sàn nào ra mắt, vận động thì mình mình đều tham gia hết.

Tương tự, trái Lêkima cũng “đổi vận” nhờ vào Sàn thương mại điện tử. Theo kinh nghiệm dân gian, loại trái cây này có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giải độc gan, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt… nhưng thời gian qua ít nhà vườn trồng diện tích lớn vì khó bảo quản và bất tiện vận chuyển.

Nhưng từ khi  dự án “Bảo tồn và nâng cao giá trị trái Lêkima ở Việt Nam” ra đời, trái Lêkima được biến tấu với sản phẩm: Lêkima sấy dẻo, bột Lêkima…cùng sự hỗ trợ của Sàn thương mại điện tử đã giúp sản phẩm này đến gần với “gu” ẩm thực ăn để chữa bệnh. Từ đây, doanh nghiệp bắt tay với nông dân mở rộng vùng nguyên liệu Lêkima sáp, tứ quý, bơ, bắp… để cung ứng thị trường.

Bà Ðỗ Thị Xuân Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Dika Happy – doanh nghiệp đang liên kết với ông dân nhiều tỉnh, thành Tây Nam Bộ trồng trên 20 hecta Lêkima và cam kết giá cả ổn định cho biết: Giá hiện tại cao thấp tùy thờ điểm, nhưng khi liên kết với tôi thì tôi đảm bảo giá cả ổn định. Giá Lêkima đang dạng nhưng giao động từ 7.000 đồng – 15.000/kg. Thời đại 4.0 chỉ cần một cái lick chuột đã mua được hàng chứ không cần mình phải đi đến tận nơi. Thay vì mình đem sản phẩm đi chào hàng thì cứ đẩy lên “cái chợ” điện tử, nhiều người ngồi ở nhà sẽ thấy.

Sau khi hoàn thành vai trò "cứu cánh” cho ngành bán lẻ trong dịch bệnh COVID-19, thương mại điện tử (TMĐT) đã chính thức trở thành một xu hướng tất yếu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, 75% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet thường xuyên trong đó 74,8% người dùng Internet tham gia mua sắm online. Ngoài nhóm mặt hàng thời trang, thiết bị gia dụng thì nhóm hàng thiết yếu cũng đang bán rất chạy. Nếu trước đây, người dân thường mua nhu yếu phẩm trực tiếp tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì bây giờ, ngày càng có nhiều người tin dùng các cửa hàng online.

Trong xu thế này, hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL, mỗi địa phương đều ra mắt và hoạt động ít nhất 01 Sàn thương mại điện tử trực thuộc Sở Công Thương quản lí để hỗ trợ nông dân và HTX bán hàng.

Ông Nguyễn Thanh Thống – Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông số Mekongexpo cho biết ưu điểm của Sàn thương mại điện tử so với phương thức bán hàng truyền thống: Chuyển qua phương pháp sàn rồi thì các nhà cung cấp các dịch vụ vận chuyển giá cả rất công khai, ổn định và sản phẩm này họ đưa trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua đơn vị Logictics mà không phải thông qua tầng nấc cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại lý nào nữa rất là phức tạp. Thông qua sàn thì doanh số chạy trên đó, quyết toán thì cổng thanh toán hoặc nhà Logictis quyết toán cái một, họ chuyển khoản đến nhà bán một cách nhanh chóng chỉ sau một ngày. Đó là lợi ích của nhà bán tham gia sàn TMĐT.

31

Sàn thương mại điện tử giúp xây dựng thương hiệu nông sản cho các hợp tác xã, doanh nghiệp... Tuy nhiên, hiện số lượng nông sản tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử còn khiêm tốn. Các tổ chức, cá nhân mới tiếp cận sàn thương mại điện tử nên còn nhiều bỡ ngỡ. Đơn cử như HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thuận Bình, tỉnh Long An, mỗi đợt thu hoạch khoảng hơn 1 ngàn tấn chanh.

Ngoài phân phối chanh tươi, HTX còn sản xuất hơn 50.000 lít rượu chanh đóng chai. Nhưng khi đưa chanh và sản phẩm chế biến từ chanh lên sàn thương mại điện tử thì lại lúng túng, nông dân sản xuất giỏi nhưng công nghệ thì chưa sành.

Ông Bùi Văn Khắp, Giám đốc HTX Thuận Bình cho biết: Tạo điều kiện giúp hàng hóa bà con lên sàn như vậy thì quá tốt, nhưng có một điều bà con thực hiện cũng chưa có rành vì trình độ năng lực nông nghiệp, thực sự làm nông sản xuất thì bà con giỏi thật nhưng khi dụng đến thiết bị máy móc điện tử rồi mạng xã hội thì còn nhiều hạn chế. Nên thời gian qua, bà con cũng chưa dám tiếp cận và cũng chưa nhiều nơi mạnh dạn làm.

Muốn nông vừa sản xuất vừa bán hàng, trước tiên, ngành chức năng cần tổ chức đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng cho các hộ sản xuất. Cùng với đó là hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao; sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, nền tảng thương mại điện tử... để nông dân sớm làm chủ được hình thức bán hàng mới trên các sàn giao dịch điện tử.

Ông Nguyễn Thanh Thống – Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông số Mekongexpo cho rằng: Khi có thông tin của người bán thì mình đến khảo sát rồi mình có thể giúp họ chụp ảnh viết thông tin giới thiệu quảng bá sản phẩm, mình tư vấn cho họ, lấy thông tin đó mình đăng lên sàn. Còn về mặt sàn, sàn đẩy mạnh khâu truyền thông, khi khách hàng tham quan qua sàn có thể trải nghiệm một cách trực tiếp sản phẩm của nông dân.

Nhiệm vụ của người nông dân cần phải làm là sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất có thể và ổn định theo thời gian. Sản phẩm làm ra phải phát huy được tối đa lợi thế riêng, có thương hiệu riêng không nơi nào có được để khách hàng không có sự so sánh.

Trước mắt, người nông dân không sản xuất riêng lẻ mà cần phải “Hợp tác, hợp tác và hợp tác”, chỉ có hợp tác mới giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm số lượng lớn, chất lượng ổn định, tận dụng được sức mạnh tập thể, trí tuệ tập thể. Các hộ sản xuất nhỏ hợp tác với nhau để hình thành vùng sản xuất lớn, các hợp tác xã nhỏ cần liên kết hình thành các liên minh hợp tác xã,… có như vậy, người nông dân mới có “tiếng nói” trên thương trường và tạo chuỗi kết nối bài bản, gắn kết giữa nông dân - doanh nghiệp.

Điều kiện để đảm bảo sản phẩm của nông dân được đưa lên sàn điện tử liên tục là Ngành chức năng tăng cường giúp HTX, hộ nông dân kí kết hợp tác, đăng ký tham gia các Sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tin rằng, trong một thời gian nữa, nông dân sẽ làm chủ “sành sỏi” hình thức bán hàng trực tuyến để hội nhập và phát triển. 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Mới đây Bộ GTVT đã chấp thuận chủ trương tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền đường mở rộng một số đoạn tuyến theo giai đoạn hoàn chỉnh của cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh. Điều này mang lại ý nghĩa thế nào trong bối cảnh vật liệu đang thiếu hụt hiện nay?

Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch 25/3. Chỉ số giá toàn bộ bốn nhóm hàng đồng loạt tăng, đặc biệt chỉ số MXV nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 4 ngày tăng điểm liên tiếp lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023.

“Đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe mô tô là rất cần thiết”

“Đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe mô tô là rất cần thiết”

“Việc mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe mô tô là rất cần thiết. Nếu chờ hết thời gian thực hiện thí điểm thì phải tiến hành trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung luật mới được Quốc hội thông qua sẽ gây tốn kém, lãng phí cả về thời gian và ngân sách”

Dự báo giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nếu nhu cầu vượt 'đỉnh'

Dự báo giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nếu nhu cầu vượt 'đỉnh'

Giá rao bán trung bình của chung cư Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023 và không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Hôm nay (26/3) sẽ diễn ra trận đấu tâm điểm giữa đội tuyển bóng đá quốc gia nam Việt Nam với đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 (Wolrd Cup 2026) khu vực châu Á. Đây là trận đấu mang tính chất quyết định. Dù vậy, không khí “săn vé” không quá sôi nổi trước thềm trận đấu.

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa xin ý kiến xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Sau khi được Thành ủy và UBND TP.HCM tập trung tháo gỡ, đến nay dự án xây dựng hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức bước sang giai đoạn mới, đó là thi công đồng bộ cả hai nhánh hầm HC2 và HC1, với mục tiêu phấn đấu đến trước ngày 31/7 .