Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhật Ký Đô Thị

Đầu tuần, xe đạp công cộng TP.HCM vắng hoe

Huy Hoàng: Thứ ba 13/09/2022, 05:00 (GMT+7)

Sau 9 tháng hoạt động thí điểm, xe đạp công cộng đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy vậy loại phương tiện này vẫn chủ yếu được dùng để đi đạo, hóng mát và phục vụ du lịch hơn là một phương tiện di chuyển ở đô thị.

Ghi nhận lúc 9h30' sáng thứ Hai (ngày 12/9), tại trạm xe đạp công cộng công viên 23/9 trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM tuy có rất nhiều xe đạp đậu tại đây nhưng không có người khách nào sử dụng dịch vụ này.

Tại các trạm xe đạp công cộng khác như tại thương xá Tax, trung tâm thương mại Takashimaya, Tổng công ty đường sắt Sài Gòn…tình trạng cũng diễn ra tương tự. Trên các tuyến phố của quận 1 TPHCM gần như không thấy người dân sử dụng dịch vụ này.

Không chỉ thưa thớt người sử dụng dịch vụ mà số lượng phương tiện cũng có phần ít hơn giai đoạn trước.

Trạm xe đạp công cộng tại công viên 23/9

Trạm xe đạp công cộng tại công viên 23/9

Trần Ngọc Ánh (sinh viên trường đại học Hồng Bàng, quận Bình Thạnh, TPHCM) cùng 2 bạn học cùng lớp quyết định chọn xe đạp công cộng làm phương tiện để du ngoạn một vòng trung tâm thành phố.

Dù đã có những trải nghiệm thú vị song Ánh và các bạn vẫn chưa thể quyết định dùng xe đạp công cộng làm phương tiện đi lại cho nhu cầu hàng ngày của mình: "Nó khá tiện cho những lần đi chơi của tụi em, sẽ tiết kiệm được 1 phần nào đó nhưng vì không phải là xe của mình nên cũng khó kiểm soát được. Xe máy của mình thì mình chủ động còn xe đạp công cộng thì bất tiện nhiều cái".

Chị Tuyết (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) cho hay, thường sử dụng xe đạp từ 2-3 lần/tuần, chủ yếu là để giải trí thư giãn cuối giờ làm việc cũng như luyện tập sức khỏe bản thân.

Tuy vậy, chị Tuyết và một số hành khách khác cho rằng mức giá hiện nay chưa được “công cộng” cho lắm: "Xe đạp công cộng khá thú vị và có ích nhưng giá cước hơi cao. Mức giá 10.000đ/giờ hiện nay có vẻ không được công cộng mấy.

Theo em thì để sử dụng xe đạp công cộng đi làm thì không tiện lắm vì thời gian ở chỗ làm hết 8 tiếng, mình không thể sử dụng năng suất của chiếc xe một cách hiệu quả".

Trạm xe đạp công cộng tại thương xa Tax

Trạm xe đạp công cộng tại thương xa Tax

Xe đạp công cộng được TP.HCM thí điểm từ giữa tháng 12/2021. Sau thời gian triển khai nhận được nhiều phản hồi tích cực , công ty cổ phần dịch vụ vận tải số Trí Nam đã mở rộng mô hình ra các địa phương có phát triển về du lịch.

Tại Bà Rịa Vũng Tàu, xe đạp công cộng đã nhận được sự quan tâm tích cực của người dân và du khách. Anh Đỗ Công Hưng (ngụ phường 7, thành phố Vũng Tàu) mỗi ngày anh đạp xe khoảng 30 phút cho quãng đường từ 7-10km để rèn luyện sức khỏe:

"Khu vực mình ở phường 7 đa phần ra đến nơi chỉ còn 1 - 2 chiếc chứng tỏ nhu cầu là có. Ngoài ra khi đến biển thì xe hầu như không có chứng tỏ là khách du lịch tới có nhu cầu xe đạp rất cao".

Tuy vậy, đối với giao thông TP.HCM, xe đạp công công vẫn chưa phải là lựa chọn để người dân di chuyển phục vụ cho mục đích công việc.

Trần Ngọc Ánh cùng nhóm bạn dạo phố bằng xe đạp công cộng và cho rằng: xe đạp công cộng còn nhiều bất tiện.

Trần Ngọc Ánh cùng nhóm bạn dạo phố bằng xe đạp công cộng và cho rằng: xe đạp công cộng còn nhiều bất tiện.

Lý giải tình trạng vắng khách gần đây, ông Đỗ Bá Quân – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần dịch vụ vận tải số Trí Nam (chủ đầu tư dự án xe đạp công cộng) cho biết, vì đang vào mùa mưa nên lượng khách có giảm, đơn vị cung cấp cũng tranh thủ đưa xe đi bảo trì bảo dưỡng để chuẩn bị cho mùa phục vụ cao điểm cuối năm.

Theo ông Quân, đến nay đã có gần 230.000 tài khoản đăng ký sử dụng xe đạp công cộng tại TPHCM. Trừ những ngày thời tiết không thuận lợi, bình quân mỗi ngày có khoảng 1.300 – 1.400 chuyến đi được thực hiện.

Số lượng khách sử dụng xe đạp công cộng với tần suất 2 3 lần/tuần chiếm khoảng 30%. Về kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động trong thời gian tới, ông Đỗ Bá Quân cho biết:

"Chúng tôi đã khảo sát và họp với Sở GTVT rồi, họ hướng dẫn chờ hết năm thí điểm theo chính sách của ủy ban, sau đó tiến hành đánh giá, nếu tốt và khả thi thì khảo sát thêm các quận lân cận để đưa vào hoạt động chính thức".

Dù đã được khá nhiều người biết đến và sử dụng, song nhìn chung xe đạp công cộng tại TPHCM và một số địa phương lân cận vẫn chỉ được sử dụng để đi dạo hơn là một phương thức di chuyển trong đô thị.

Không chỉ vậy, có khá ít người sử dụng xe đạp công cộng để trung chuyển từ các trạm xe buýt đến địa điểm cần đến. Ngoài ra việc chưa thể có làn đường dành riêng cho xe đạp cũng hạn chế phần nào nhu cầu sử dụng của người dân.

Ý kiến của bạn
Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre vừa cho biết cầu Cổ Chiên 2 kết nối hai tỉnh Bến Tre - Trà Vinh với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025.

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Vào mỗi khung giờ cao điểm, chỉ cần quan sát trục Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu không khó để bắt gặp hình ảnh xe máy tràn vào làn buýt nhanh (BRT) để đi. Góc nhìn của các bác tài khi thấy cảnh tượng trên như thế nào?

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Ngày 25/11, tại TP.HCM diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023 với chủ đề: “Văn hóa kinh doanh - Dòng chảy phát triển và hội nhập”.

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Theo Đề án giao thông thông minh được Sở GTVT Hà Nội và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng (Đại học GTVT), giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội sẽ triển khai hệ thống trạm thu phí nội đô. Vậy nhóm đối tượng nào bị thu phí và phương án thu phí ra sao?

Nỗi đau người ở lại

Nỗi đau người ở lại

Chủ nhật tuần thứ Ba của tháng 11 hàng năm được thế giới chọn là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông như một lời chia sẻ với nỗi đau những người ở lại, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông.

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

“Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên” – Đó là điều chúng ta dễ nhận ra khi nhìn những người đi bộ trên cầu Long Biên – cây cầu duy nhất ở Hà Nội hiện nay có phần đường riêng dành cho người đi bộ lên cầu.