Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Cùng xây dựng “Hai hành lang, Một vành đai” và “Vành đai và Con đường”

PV: Thứ tư 13/12/2023, 19:36 (GMT+7)

Với vị thế địa chiến lược quan trọng của mình, Việt Nam luôn đóng vai trò “cầu nối” để Trung Quốc thực hiện mục tiêu liên kết khu vực Đông Nam Á - mắt xích then chốt, chiến lược nhất trong “Vành đai Con đường”.

Đồng thời, cũng tạo mở những cơ hội rất đáng tận dụng để thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: VGP)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: VGP)

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại buổi hội đàm, cả hai bên đã nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.

Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Khuyến khích doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics; tiếp tục phối hợp mật thiết, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác logistics.

Sáng kiến Một Vành đai và một con đường (Nguồn: Conversation)

Sáng kiến Một Vành đai và một con đường (Nguồn: Conversation)

Sáng kiến “Vành đai Con đường” (BRI) do Trung Quốc khởi xướng vào năm 2013 đã tác động tích cực đến sự phát triển và hội nhập kinh tế của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sau 10 năm triển khai, BRI đã khẳng định khả năng kết nối hạ tầng, thương mại, đầu tư, tài chính xuyên quốc gia, xuyên châu lục, trên phạm vi toàn cầu.

Tính đến tháng 10/2023, Trung Quốc đã ký văn bản hợp tác xây dựng “Vành đai và Con đường” với hơn 30 tổ chức quốc tế và trên 150 quốc gia, thành lập hơn 20 Diễn đàn hợp tác đa phương thuộc các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời tổ chức thành công 3 Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai Con đường” (BRF), với sự góp mặt đông đảo của nhiều nước tham gia BRI.

Đặc biệt, Trung Quốc đã gắn kết được nội dung của BRI với Chương trình phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc đến năm 2030. Đây chính là nỗ lực “kết nối chính sách” bền bỉ của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong quá trình quảng bá và thực thi các chương trình, hạng mục liên kết thuộc BRI.

Kết nối hạ tầng và kết nối thương mại là hai lĩnh vực ghi nhận nhiều thành tựu lớn nhất trong 10 năm triển khai BRI của Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Trung Quốc đã ký kết trên 3.000 dự án hợp tác với các nước, trong đó đa phần là các công trình xây dựng hạ tầng và đầu tư thương mại.

Thế giới ghi nhận sự hình thành của mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng biển kết nối Á – Âu cùng 6 tuyến hành lang kinh tế nối thông Trung Quốc với hai khu vực có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng là Đông Nam Á và Nam Á.

Hệ thống hạ tầng “6 hành lang, 6 con đường, đa quốc gia, đa cảng biển” được hình thành và ngày càng hoàn thiện là yếu tố then chốt thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đầu tư thương mại giữa các quốc gia thuộc “hai cánh cung” tơ lụa.

Tính đến cuối năm 2022, Trung Quốc đã ký 19 Hiệp định thương mại tự do với 26 nước và khu vực liên quan đến BRI thuộc Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ La Tinh và Châu Âu; từ năm 2013-2022, hàng hoá xuất khẩu Trung Quốc đến các nước “dọc tuyến đường” tăng từ 49,8% lên 56,3%, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại chủ yếu của hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới.

Đây chính là đóng góp quan trọng và thiết thực của Sáng kiến Vành đai Con đường đối với việc thúc đẩy và gia tăng mối liên kết sâu rộng giữa các nước trong quan hệ hợp tác thương mại toàn cầu.

 

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.