Người dân sẽ làm thủ tục cấp đổi GPLX tại xã
Bộ Công an khẩn trương tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả và liên tục, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngày 08/12/2023, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1588 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Hậu Giang xem đây là Nghị quyết của trung ương về phát triển kinh tế - xã hội – an ninh, quốc phòng trong giai đoạn tới.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL. Đồng thời, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy.
Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Về tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, Hậu Giang phân thành bốn vùng, gồm vùng Trung tâm gồm TP Vị Thanh và huyện Vị Thủy; vùng Đô thị - Công nghiệp gồm huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A; vùng Công nghiệp - Du lịch sinh thái gồm TP Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp; vùng Đô thị - Nông nghiệp sinh thái gồm thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ.
Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức hai hành lang kinh tế, được xác định theo tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu tỉnh Hậu Giang cần thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, đồng bộ cũng như đẩy mạnh tuyên truyền quy hoạch tỉnh. Tỉnh cần xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch đã được công bố. Cùng với phát triển kinh tế, Hậu Giang cần phát huy thế mạnh, tiềm năng để yếu tố văn hóa làm động lực phát triển.
Phó Thủ tướng tin tưởng Hậu Giang sẽ có bước đột phá trong thời gian tới vì chưa bao giờ Hậu Giang có cơ hội phát triển như hiện nay với cơ sở hạ tầng có 2 tuyến cao tốc qua địa bàn và có đội ngũ cán bộ tiếp nối, đột phá truyền thống của tỉnh.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng Hậu Giang vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, đó là “tiền ít, mong muốn nhiều và nhu cầu cao”, trong khi quy định hiện hành còn chồng chéo, còn chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
Từ đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị lãnh đạo tỉnh Hậu giang ngoài việc bám sát định hướng phát triển trong Quy hoạch đã được phê duyệt, cần có cách tiếp cận mới linh hoạt hơn. Cạnh đó, người đứng đầu phải làm gương truyền cảm hứng cho mọi người, cho nhà đầu tư về các cơ chế, chính sách khi thực hiện đầu tư vào Hậu Giang.
Bộ Công an khẩn trương tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả và liên tục, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Theo quy định mới, hành vi để hành khách mắc võng nằm trên xe khi phương tiện đang di chuyển sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Vụ tai nạn giao thông hy hữu xảy ra tại TP Thái Nguyên khi chiếc ô tô do nữ tài xế điều khiển bất ngờ mất lái, lao thẳng vào nhà dân, tông sập cửa phòng khách.
Sau nhiều lần “trượt tiến độ”, ngay từ những tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã yêu cầu hàng loạt khu chung cư cũ trên địa bàn phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là cơ sở để triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô.
Năm 2025, dự án Vành đai 3 TP.HCM bước vào giai đoạn thi công cao điểm, hướng đến hoàn thành đúng tiến độ. TP.HCM cùng các địa phương liên quan đang dốc toàn lực để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng thi công cho tất cả các gói thầu.
Mới đây thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm việc cấm xe ô tô trên 16 chỗ vào khu vực phố cổ trong giờ cao điểm nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.
Ghi nhận trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, hoạt động của các xe du lịch trên 16 chỗ đã khiến nhiều tuyến phố cổ trở nên ùn tắc và ô nhiễm. Trước tình trạng này, từ 1/3, Hà Nội thí điểm hạn chế xe ôtô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm tại khu vực phố cổ và Hồ Gươm.