TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây chính là quán xôi xá bấu của vợ chồng anh Tạ Tuấn Khanh đang được lan truyền trên mạng xã hội với mô hình “cơm treo”, san sẻ nỗi vất vả của bà con ở đất Tây Đô. Không chỉ là những hộp cơm, gói xôi được trao tặng miễn phí mà đằng sau đó còn là câu chuyện của tình người, khi lòng nhân ái được cộng hưởng và lan tỏa.
PV: Chào anh Khanh, từ đâu mà vợ chồng anh lại nghĩ ra ý tưởng làm mô hình cơm treo ở thành phố Cần Thơ?
Anh Tạ Tuấn Khanh: Trong một lần tình cờ mình xem được một chương trình trên mạng xã hội, cái này bắt nguồn từ nước ngoài mà cụ thể là nước Ý. Ở Việt Nam thì hiện tại mình thấy ở Sài Gòn, ở Thủ Đức đã có vài điểm họ có làm. Mình thấy mô hình này rất là hay nên mình nhân rộng ra đây.
PV: Dạ, còn chị Lê Hoàng Lam Nguyên, khi ông xã quyết định thực hiện mô hình cơm treo, chị nghĩ như thế nào?
Chị Lê Hoàng Lam Nguyên: Em hay nói câu là "tính trong một đêm và làm trong một ngày". Em cũng không biết tại sao mọi người biết nhiều như vậy chứ thật ra, lúc đầu hai vợ chồng tính làm xong rồi nói ủa, em ơi lỡ mà không có được ủng hộ rồi sao? Thì không ủng hộ thì một ngày, anh tự trích ra, mình tự trích ra 10 phần, 20 phần gì đó trong cái phần lợi nhuận của mình, mình cứ cho đi thôi.
Mình cho từ từ, mình làm, mọi người sẽ cảm nhận được là sự thật là mình muốn làm như vậy thì em nghĩ là mọi người sẽ ủng hộ thì anh đồng ý liền.
PV: Khi triển khai, anh chị có rất nhiều lời ra tiếng vào, ban đầu phản ứng của mọi người, gia đình và bạn bè anh chị như thế nào?
Chị Lê Hoàng Lam Nguyên: Mới đầu khi tụi em hoạt động, những bạn bè trên mạng xã hội của em, các mạnh thường quân ủng hộ rất là nhiều. Em mừng một cái là sau này những bạn sinh viên hay là cô, chú, chị gái đồ mua, bắt đầu sẽ cho lại người 1-2 phần là em rất là mừng.
Nghĩa là họ đã hiểu được chuyện này và có những mạnh thường quân họ cho rất là nhiều tiền luôn, cho cả 100-200 phần là xong là tụi em làm, tụi em sẽ phải ghi ra cho bao nhiêu, cho như thế nào rồi kèm theo phiếu xuất luôn. Phiếu xuất trong ngày để mai mốt mình đối chiếu.
PV: Hiện nay, cách thức mình hoạt động hàng ngày của mô hình mình ra sao, thưa anh Khanh?
Anh Tạ Tuấn Khanh: Mạnh thường quân sẽ gửi tiền thì ở đây mình sẽ quy ra thành những phần ăn. Mỗi lần mình làm khoảng 5 phần, mình để cho bà con nghèo, ai tới đó lấy thì lấy. Hết mình sẽ mang ra thêm.
Mỗi ngày mình phát khoảng 50 phần cơm, vì lí do mình đang hướng tới đối tượng là những cô chú tàn tật, bán vé số, những người cơ nhỡ đi ngang đây thôi chứ không hướng tới những tổ chức hay bệnh viện.
PV: Mỗi phần cơm, xôi ở đây thì giá khoảng bao nhiêu anh?
Anh Tạ Tuấn Khanh: Ở đây thì từ 17 ngàn đến 25 ngàn. Mỗi khi mạnh thường quân họ đóng góp. Tùy theo điều kiện của mạnh thường quân họ cho thì mình sẽ quy ra thành cái món đó, có thể hôm nay là một gói xôi, có thể là một hộp cơm hoặc là ổ bánh mì gì đó thì mình sẽ thay đổi món mỗi ngày để bà con để không có phải bị ngán.
Quán hoạt động từ 6 giờ 30 sáng tới 22 giờ 30 tối. Trong suốt quá trình thời gian hoạt động của quán thì cơm treo vẫn được giữ đúng theo cái giờ hoạt động. Khi nào nếu mà lại mở thùng lên thấy hết thì cứ đi vô quầy hỏi các bạn nhân viên sẽ có mấy bạn làm ra cho cô chú liền.
PV: Có khi nào khách đây thưởng thức món ăn của mình đến bỏ cái số tiền ít không đủ phần cơm mà những người cần đến nhận không anh?
Anh Tạ Tuấn Khanh: Chỉ có những ngày đầu tiên, có bị thiếu. Thiếu thì hai vợ chồng của mình sẽ tự bỏ tiền túi ra làm. Mạnh thường quân đóng góp rất là nhiều. Hiện tại thì cái phần cơm treo đó thì còn danh sách dài lắm, có thể kéo dài hết cả tháng nay. Bây giờ là có thể cho thoải mái, sẽ có ghi lại đầy đủ trong danh sách đó.
Bây giờ có gần 60 mạnh thường quân, chắc hơn nữa. Tại vì mỗi ngày có những anh chị cô chú ghé đây ăn. Có người góp 1 hộp cơm, có người góp 5-10 hộp, thì bây giờ mình có cho ra, khi nào mà hết ngày, còn bao nhiêu thì mình sẽ tổng kết, trừ ra, phần còn lại thì ngày mình phát tiếp.
PV: Mình có những dự định gì cho mô hình Cơm treo này không anh?
Anh Tạ Tuấn Khanh: Mô hình tại điểm 3/2 này thì mình thấy cũng khá thành công, đúng như mong đợi của mình. Mình cũng vừa mới phát triển qua thêm ở bên Nguyễn Văn Cừ, cũng bắt đầu đang lan tỏa tốt bên đó.
Anh có 2 chi nhánh. 138 đường 3/2. Chi nhánh kia cũng bán giống như ở đây. 138 Nguyễn Văn Cừ nối dài, cũng là cơm, xôi như vầy. Xôi xá bấu, cơm sườn mềm.
PV: Cảm ơn anh chị với những chia sẻ vừa rồi.
Thân thiện và nhiệt tình là điều dễ dàng cảm nhận được khi có mặt tại quán xôi xá bấu của vợ chồng anh Khanh, chị Nguyên. Thay vì trả tiền phần ăn của mình, khách hàng của anh chị còn gửi tiền thêm 1, 2 phần hoặc nhiều hơn tùy khả năng, nhờ chủ quán làm cơm mời những bà con khó khăn. Gọi là cơm treo nhưng anh Khanh trang bị thùng giữ nhiệt để đảm bảo cơm luôn ấm, để bà con ăn được ngon miệng hơn.
Anh Tạ Tuấn Khanh chia sẻ: "Thùng đó là thùng giữ nhiệt chuyên dụng luôn. Thường thì mỗi lần mình làm 5 phần để tránh trường hợp cơm nó sẽ bị ôi thiu quá lâu, thì 5 phần thì thường mấy cô chú lại sà vô lấy cái là hết, mình làm liền 5 phần tiếp. Nếu mà trường hợp nhiều hơn nữa thì trong ngày sẽ cung ứng ra luôn, làm trực tiếp ra liền, tại vì mình bán trực tiếp ở đây mà".
Số tiền bà con ủng hộ được sử dụng kỹ lưỡng và đúng nguyện vọng. Vừa nói, anh chị vừa lấy cuốn sổ cho chúng tôi xem. Cuốn sổ ghi tên, số tiền và nguyện vọng của người ủng hộ. Có người nói tên, nhưng cũng có người giấu tên, chị Nguyên chỉ ghi là “chị gái”, “anh trai”… như một cách để ghi nhận tấm lòng thơm thảo. Tất cả đều có xuất hóa đơn cẩn thận, kèm vào sổ để lưu trữ.
Chị Nguyên chia sẻ: "Ban đầu, mấy bạn của em cho rất là nhiều, xong rồi có người quay lại cho thêm lần 2, lần 3. Còn nói là cứ hoạt động đi, hết thì cứ báo. Mô hình này hay một chỗ là anh không có cần quá nhiều tiền để làm từ thiện được, tại vì bên em chỉ bán từ 17-25 ngàn cho nên anh có 17 ngàn anh vẫn làm từ thiện được, anh có 20 ngàn, anh vẫn làm từ thiện chứ không cần là anh phải có 100 ngàn-200 ngàn. Em nghĩ là vậy, phần lớn và vì tin tưởng em cho nên là trao số tiền đó. Biết chắc là số tiền đó sẽ đến nơi cần đến hoặc là đúng người, đúng chuyện cho nên là gửi đi rất nhiều".
Bà Nguyễn Thị Lan, người bán vé số nhận được hộp cơm treo tại quán mấy ngày nay cho biết, nhờ có cơm treo mà gia đình bà tiết kiệm được chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Bà Lan bộc bạch: "Cô đi bán vé số ngang thấy bảng đề “cơm treo, gửi tới bà con khó khăn”. Cô lại cô xin, cô mới xin 2 bữa nay. Vui vẻ, hoạt bát, trời ơi lấy đi cô, không bao giờ ai mà quạo. Có giấc tối bữa hôm kia cô đi ngang đây nè, mà hết trơn rồi. Có thằng kia nói cô đứng cô đợi đi, con lấy cho cô. Cái đó 6 giờ tối, thằng bé đó được lắm, thằng người làm á nó làm cho cô luôn. Tối hù á".
Không riêng bà Lan mà tất cả những hoàn cảnh khó khăn, khi nhận được phần cơm, gói xôi, ai cũng mừng và hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự sẻ chia, tận tâm, hạnh phúc bởi tấm lòng của anh chị chủ quán và những thực khách tử tế.
"Ở đây cơm ngon, mấy đứa cháu vui vẻ. Hồi đó cô không biết, cô cũng lại đây 2-3 lần. Tại vì cô cũng nuôi má nằm một chỗ, má già 99 tuổi rồi, nằm một chỗ, già rồi, ở nhà mướn nữa".
"Ngon, phục vụ dễ thương, từ thiện cũng Ok nữa, của ít lòng nhiều. Duy trì đi con, cô thấy bán cũng được. Mình ăn xong mình quảng cáo ngon nè rồi người ta cũng lại người ta mua, shipper cũng lại mua dùm cho khách nhiều lắm đó. Cô dân lao động, bán vé số, ăn ngon cô cũng quảng bá, quảng cáo dùm cho tụi con nữa".
Nhìn niềm vui, nụ cười của những bà con đến nhận cơm, vợ chồng anh Khanh và các bạn nhân viên thấy ấm lòng vì những bữa cơm ngon đã đến được người cần. Chi nhánh 2 được mở cũng tại thành phố Cần Thơ, càng khẳng định quyết tâm làm chiếc cầu để nối nhịp những tấm lòng nhân ái của vùng đất Tây Đô đôn hậu, nghĩa tình.
Chị Nguyên bộc bạch: "Có một điều mà em hơi trăn trở là những cô chú mà bán vé số hay là cô chú tàn tật, cô chú lớn tuổi sẽ không có tiếp xúc với mạng xã hội được nhiều. Thường như mình đi mình cầm điện thoại mình coi suốt ngày thì mình biết được còn với những cô chú đó thì họ phải đi bươn chải hoặc là họ không có điện thoại thông minh thì em cũng không biết là làm sao họ biết chuyện em làm cho nhiều người biết hơn nữa. Thật sự, em nghĩ một ngày em phát 40-50 phần thì em nghĩ là ít chứ không phải nhiều. Ít là do mọi người chưa biết được chứ em nghĩ là con số đó phải hơn nhiều".
“Không sợ đói nữa, vì có cơm treo”, đó là chia sẻ đầy xúc động của một chú đến nhận cơm tại quán của vợ chồng anh Khanh, chị Nguyên. Chỉ đơn giản là hộp cơm, gói xôi, những nụ cười hạnh phúc của cả người trao và người nhận cũng làm cho ta thêm yêu cuộc đời, vì những điều tử tế.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.