Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Quán cà phê được anh Trần Vũ Bình, con trai của chiến sĩ biệt động Sài Gòn, anh hùng lực lượng Vũ Trang nhân dân Trần Văn Lai ( tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm Usom) là một trong số nhiều di tích được anh gìn giữ suốt hơn 30 năm qua.
Với ước muốn được gìn giữ những thời khắc lịch sử của những người chiến sĩ biệt động, những người đồng đội của cha mình anh đã dày công sưu tầm, tìm kiếm những vật dụng còn sót lại, rồi mở ra quán cà phê di tích này.
TP.HCM bước vào những ngày cuối tháng Tư, cũng là thời khắc mà cả đất nước nói chung và người dân mảnh đất Sài Gòn nói riêng, hoà trong không khí hào hùng của thời khắc kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khi bắc nam thành một nhà, non sông hoà một dải.
Để nhớ về những trang sử hào hùng ấy, chúng tôi đã ghé thăm quán Cơm tấm Đại Hàn – Cà phê Đỗ Phủ, quán cà phê nho nhỏ năm trên con đường Đặng Dung, Phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.
Đây cũng là một trong nhiều cứ điểm năm xưa được chiến sĩ biệt động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai dùng làm cứ điểm chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, một trong những trận đánh vang danh một thời và là tiền đề để quân và dân ta đúc rút những kinh nghiệm xương máu cho chiến dịch giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 1975.
Đặt chân đến đây vào sáng sớm, chẳng khó để tìm ra quán cà phê – quán ăn cũng đồng thời là một di tích lịch sử này, bởi cái nét cổ xưa, cùng với lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam với ngôi sao vàng 5 cánh trên nền cờ 2 màu xanh, đỏ.
Chọn cho mình một chiếc bàn nhỏ giữa trung tâm tầng trệt của quán để tiện nhìn ngắm xung quanh, trên tay vẫn tách cà phê thơm lừng hương vị bơ Bretel của Pháp, chúng tôi ngồi lại trò chuyện cùng anh Trần Vũ Bình, con trai của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai) qua lời kể của anh, sở dĩ quán cơm tấm được đặt tên là Đại Hàn bởi quán cơm bình dân này là tụ điểm quen thuộc không chỉ đối với cư dân ở đây mà còn là nơi tụ tập của binh lính Đại Hàn (lính Hàn Quốc tham chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam) ở cư xá Công Binh đối diện.
Thời gian đầu cũng như bao quán cơm tấm khác ở Sài Gòn, tuy nhiên do thói quen dùng Kim – Chi trong mỗi bữa cơm của binh lính Đại Hàn nên bà đã học và làm thêm Kim – Chi với những nguyên liệu từ Hàn Quốc để đáp ứng theo yêu cầu.
Nhắc về những chiến tích của những người chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm nào. Sâu trong đáy mắt là sự tôn sùng, thoáng trầm lặng để ngắm nhìn những kỉ vật của lực lượng biệt động Sài Gòn mà anh đã dành hơn 3 thập kỉ để sưu tầm, anh kể lại: “Ký ức ai cũng có hết, nhưng mình biết trân trọng nó, mình biết coi ký ức đó to lớn là nó to lớn. Ký ức được sống với cha với mẹ, mình được ăn cái nồi, cái niêu, cái xong, cái chảo của cha mẹ mình. Mình giữ được những cái đó đến bây giờ đó là ký ức đẹp của mình đó là hiện vật của mình. Ký ức của tôi có ở đây mà ký ức này có câu chuyện. Câu chuyện đặc biệt là tôi chứng kiến cách sinh hoạt, buôn bán, tôi còn thuộc lòng cách uống cà phê như thế nào.”
Theo chân anh xuống căn hầm trú ẩn với cửa vào được giấu sau chiếc tủ quân áo đặt trên tầng 2, rồi dạo một vòng quanh di tích lịch sử đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lực lượng Biệt Động Sài Gòn trong chiến thắng xuân Mậu Thân năm 1968.
Dạo qua từng góc nhà, ngắm nghía từng dụng cụ để phục vụ cho công tác giao liên và ẩn náu của những người lính biệt động năm xưa, anh không khỏi bồi hồi, bởi từ chính quán ăn – cà phê nho nhỏ này cũng chính là nơi để nghe ngóng, lấy tin tình báo từ quân địch …
Chỉ vào viên gạch dưới góc toilet được đặt ở một vị trí vô cùng kì lạ, lại là ở phía trước nhà anh kể: “Các khách đến đây giả vờ ăn cơm tấm, uống cà phê nhưng thực chất là đi vào toilet có hòm thư bí mật nên nhà này thiết kế toilet làm trước cửa đó là câu chuyện của những người xưa người ta làm. Ba tôi làm bất cứ gì đều có tính toán hết, đi đứng như thế nào, ngồi chỉ dòm ra không dòm vô để động mà chạy thôi. Ngồi đây nó đứng sau lưng nó bắt sao mà chạy kịp.”
Ngắm nhìn một vòng cửa tiệm cũng là di tích lịch sử gắn liền với những chiến tích của lực lượng biệt động Sài Gòn thuở nào, từng góc nhà, cái bàn, cái ghế đều đã trở thành một phần ký ức thuở thơ ấu của mình. Chứng kiến cha, ông làm cách mạng, với bản tính hiếu động, tò mò, anh luôn lân la nghe ngóng.
Anh kể lại, trước đây, bên cạnh ngôi nhà chúng tôi đang ngồi chính là ngôi nhà của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, tư lệnh khét tiếng của vùng 1, vậy nên những công tác của lực lượng Biệt động Sài Gòn luôn phải khéo léo và đầy mưu lược để hoạt động tình báo ngay giữa lòng quân thù:
“Trước mặt quân thù, 4 anh em, 4 người cộng sự với nhau, nói thì nói câu chuyện hỏi thăm: anh chị có mấy cháu rồi, mấy cháu ra riêng rồi vân vân, nhưng dưới đây viết rằng chiều nay mấy giờ gặp. Não phải phân ra nói một đằng viết một nẻo, phải làm chuyện đó rất giỏi. Rồi chuyền qua, người kia coi xong thì nhau nuốt. Trả lời xong, nhận giấy rồi nhai nuốt",
Say mê cuốn theo câu chuyện kể của anh về những người lính Biệt Động Sài Gòn năm nào, thấm thoắt đã đầu giờ chiều. Câu chuyện vẫn còn dang dở bởi anh phải đi cho kịp cuộc họp đầu giờ chiều, chúng tôi hẹn nhau vào một ngày gần nhất để tiếp nối những câu chuyện còn đang bỏ ngỏ, để nghe anh kể tiếp về: “món nợ” của anh với những di tích lịch sử của lực lượng Biệt Động Sài Gòn.
Khóc cho sông Sài Gòn
Sài Gòn - TP.HCM với 300 năm hình thành và phát triển cùng mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo nên một diện mạo đặc trưng, vẻ đẹp riêng và được đánh giá là tài sản vô giá. Trong ký ức xưa cũ, ven theo dòng chảy của sông Sài Gòn là nhà dân san sát cùng hình ảnh giao thương tấp nập từ trên bến đến dưới thuyền.
Theo thời gian, những hình ảnh ấy đã dần thưa thớt, một phần là để nhường chỗ cho sự phát triển và cải thiện môi trường, phần còn lại là chưa được phát huy hiệu quả tiềm năng vốn có của hệ thống sông ngòi.
Mấy ngày nay tôi có việc phải thường xuyên di chuyển trên đường Võ Văn Kiệt, thật buồn khi phải thấy con kênh Tàu Hũ nước cạn trơ đáy, lộ rác dưới lòng kênh kèm mùi hôi bay phản phất khắp đoạn đường.
Đối với những ai sống tại Sài Gòn - TP.HCM chắc không còn quá lạ lẫm với hình ảnh như thế, nhưng sẽ có lúc lại cảm thấy thoáng buồn. Buồn vì bao nhiêu công sức tuyên truyền, cải tạo kênh rạch vừa qua của các cấp chình quyền thành phố và một số bộ phận người dân nhằm cải thiện vấn đề ô nhiễm nhưng đến nay lại như “múi bỏ bể”; buồn vì ý thức, chất lượng sống và môi trường đang dần đi xuống đáng báo động.
TP.HCM với hệ thống sông ngòi đa dạng và được nhiều chuyên gia đánh giá là “kho báu vô giá” nếu biết tận dụng và khai thác. Có thể thấy, chính quyền các cấp đã nhìn thấy và làm được điều đó từ việc cải tạo và khai thác du lịch tại bến Bạch Đằng hay kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Một hình ảnh mới ngăn nắp hơn, văn minh, hiện đại hơn khác xa so với diện mạo cũ trong ký ức.
Tuy nhiên, hai “điểm sáng” này so với nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố đang từng ngày “kêu cứu” thì vẫn còn rất khiêm tốn. Sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đối với kênh rạch và đa phần bắt nguồn từ nhà ven sông và ý thức ở mỗi người dân. Đây cũng là bài toán khó đối với thành phố trong suốt hàng chục năm qua.
Những ngôi nhà ven sông được hình thành từ rất lâu đời, gắn liền với giao thương trên bến dưới thuyền. Phần lớn những ngôi nhà này lấn chiếm trái phép và là nơi ở của những người thu nhập thấp.
TPHCM đã luôn đặt mục tiêu di dời nhà ven kênh rạch là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi năm để chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường. Tuy nhiên hơn 20 năm qua tiến độ di dời ngày một chậm vì vướng nhiều nút thắt khó gỡ và yếu tố lớn nhất là nguồn vốn không đủ để hài hòa lòng dân.
Và nếu cứ thế kéo dài thì tình trạng ô nhiễm sẽ ngày một phức tạp, chưa kể mất thêm nhiều kinh phí để bồi thường và cải tạo phục hồi. Hơn 300 năm qua Sài Gòn - TP.HCM gắn liền với giao thương sông nước và đã hình thành nét văn hóa riêng, thay vì chờ nguồn vốn hay một kế hoạch nào đó đột phá để ưu tiên thực hiện việc di dời nhà ven kênh rạch, thì có thể đánh giá các địa điểm tiềm năng có ngôi nhà ven sông hiện hữu rồi quy hoạch lại thành những khu chợ nổi giống như nước bạn Thái Lan đã và đang làm, từ đó phát triển du lịch.
Đối với nguồn vốn còn hạn chế và có nhiều vướng mắc thì điều này sẽ thích hợp khi không phải phân chia nguồn vốn và mặt khác còn hài hòa lòng dân khi giúp người dân sống ven dòng kênh rạch có thêm việc làm và ổn định đời sống. Bên cạnh đó là duy trì và phát triển được nét văn hóa giao thương trên bến dưới thuyền mà không sợ trong quá trình đô thị hóa bị đánh mất.
Để làm được điều này sẽ cần sự cố gắng rất nhiều từ các cấp chính quyền thành phố và đặc biệt là ý thức của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Nhưng dù khó như thế nào thì đây là điều cần thiết, bởi dòng sông và môi trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu ở một đô thị phát triển văn minh.
TIN YÊU
# Sáng 19/4 vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” với mong muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, lan tỏa giá trị của sách, từ đó góp phần phát triển văn hóa đọc sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
# Theo báo cáo của UBND TP.HCM về tình hình hoạt động của Hội đồng ngành Cao su - Nhựa TP.HCM năm 2023 vừa được phát hành, TP HCM sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa tái chế. Mục đích góp phần thúc đẩy phát triển ngành tái chế tại Việt Nam, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa ngành nhựa.
# Để kịp vận hành chạy thử vào tháng 7, hàng loạt công tác thử nghiệm an toàn, nghiệm thu của tuyến metro 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Trong giai đoạn 2024 - 2025 TP.HCM sẽ chi gần 150 tỉ đồng mỗi năm để khám sức miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi, những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt thường trú hay tạm trú. Đây được xem là hướng đi hoàn toàn phù hợp nhằm phát hiện sớm các bệnh và từ đó có hướng điều trị sớm nhất, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống cho người cao tuổi.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.