Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Có ngăn chặn được tình trạng lộ lọt thông tin của người tiêu dùng?

Quách Đồng: Thứ hai 21/11/2022, 15:33 (GMT+7)

Sau 12 năm thi hành, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã xuất hiện nhiều bất cập cần được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, Chỉ thị số 30/2019 và Chỉ thị số 03/2021 đã đặt ra những yêu cầu mới, rõ nét hơn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

So với Luật hiện hành, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã bổ sung thêm chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, hoàn thiện các quy định về giao dịch từ xa và bổ sung, hoàn thiện quy định về bán hàng trực tiếp phù hợp với thời kỳ kinh tế số.

Đặc biệt, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã dành 5 Điều nhằm hoàn thiện quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, trong đó bổ sung quy định về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; quy định về hoạt động ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về các chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn các trường thông tin mà người tiêu dùng đồng ý cung cấp; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thiết lập cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin trong một số hoạt động như: chia sẻ cho bên thứ ba, sử dụng để thực hiện hoạt động tiếp thị… 

Nội dung bảo vệ thông tin của người tiêu dùng cũng được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa qua. Đa số ý kiến cho rằng thông tin của người tiêu dùng rất nhạy cảm và dễ bị lạm dụng, do vậy cần quy định chặt chẽ để bảo vệ khỏi bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng thông tin trái phép.

Một số đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật cần quy định theo hướng tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo trước hoặc được sự đồng ý của người tiêu dùng khi thông tin của họ được thu thập, lưu trữ và sử dụng thông qua bên thứ ba. Đồng thời giới hạn phạm vi sử dụng thông tin của người tiêu dùng thông qua bên thứ ba là chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của tổ chức kinh doanh.

Đại biểu cũng kiến nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra phạm vi về thông tin của người tiêu dùng cho phù hợp.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi sẽ tiếp tuc được Bộ Công thương chỉnh lý,, hoàn thiện, trước khi trình để thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 5/2023.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Việc bổ sung thêm nhiều quy định có giúp ngăn chặn tình trạng lộ, lọt thông tin của người tiêu dùng đang diễn ra rất nghiêm trọng? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Tùng Bách, Phó trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật này:

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình trạng lộ, lọt thông tin của người tiêu dùng đang diễn ra?

Ông Hồ Tùng Bách: Vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng là vấn đề đã tồn tại từ rất lâu, gần như trở thành vấn nạn và nó diễn ra trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong những lĩnh vực liên quan đến tài chính bất động sản, bảo hiểm, gây ra rất nhiều hệ lụy cho người tiêu dùng.

Bản thân Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010 đã có riêng Điều 6 Chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùng đã quy định rất rõ trách nhiệm của doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng.

Nhưng như theo đánh giá, những quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa điều chỉnh cụ thể, chính xác theo từng công đoạn phát sinh khi người tiêu dùng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

PV: Dự thảo Luật đặt ra những quy định gì nhằm khắc phục tình trạng này?

Ông Hồ Tùng Bách: Dự thảo luật hiện nay đã dành nguyên 5 điều để quy định về việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Theo đó, mỗi một điều sẽ tương ứng với từng quá trình mà người tiêu dùng cung cấp thông tin. Ví dụ như, khi người tiêu dùng được đề nghị cung cấp thông tin thì doanh nghiệp phải nói rõ sẽ thu thập những thông tin nào và sử dụng vào mục đích nào.

Tiếp đó là quá trình lưu giữ thông tin tại doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng phải cam kết áp dụng những giải pháp kỹ thuật để lưu giữ an toàn, đầy đủ thông tin của người tiêu dùng và tạo được giải pháp kỹ thuật để người tiêu dùng có thể chủ động kiểm tra, xem là tôi đang cung cấp những thông tin gì? Tôi cần chỉnh sửa ra sao?

Tôi có thể thực hiện được như thế nào để sửa đổi những thông tin đấy? Còn về mặt chuyển giao thì doanh nghiệp sẽ không được phép chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng.

Đối với tất cả những việc chuyển giao hoặc sử dụng thông tin của người tiêu dùng vào mục đích khác với mục đích đã thông báo trước đó cho người tiêu dùng mà không có sự đồng ý của người tiêu dùng thì đều được coi là hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định xử lý vi phạm hành chính. 

PV: Ban soạn thảo có kỳ vọng gì vào dự thảo lần này?

Ông Hồ Tùng Bách: Ban soạn thảo, tổ biên tập cũng nhận thức rất rõ đây là một vấn đề rất quan trọng, liên quan tới quyền lợi của số lượng lớn người tiêu dùng, đồng thời nó cũng liên quan đến quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như bên Bộ Công an, Bộ Thông tin truyền thông, của Ngân hàng Nhà nước.

Do vậy thì quá trình thiết kế ra những quy định để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, chắc chắn Ban soạn thảo, tổ biên tập sẽ tiếp tục cần phải lắng nghe nhiều hơn nữa những ý kiến của các bên liên quan. Đồng thời cũng rất mong muốn các bên liên quan sẽ nghiên cứu và đưa ra những ý kiến từ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của mình, làm sao đưa ra được những quy định bảo vệ được thông tin của người tiêu dùng một cách toàn diện nhất, thực tiễn nhất.

Vừa bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời cũng đảm bảo được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó diễn ra một cách thuận lợi, nhưng quan trọng hơn hết là tất cả đều phải thực hiện đúng trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã được các đại biểu thảo luận tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra mới đây. Những nội dung nào cần chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp, đặc biệt là việc ngăn chặn tình trạng lộ, lọt thông tin của người tiêu dùng?

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội – đơn vị trực tiếp thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi:

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, sửa đổi?

Ông Tạ Đình Thi: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành từ năm 2010, đến nay cũng bộc lộ những bất cập và hạn chế. Thứ hai, Chỉ thị chỉ thị số 30 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chỉ thị số 03 năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Thứ ba, chúng ta cũng cần cụ thể hóa và thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó Hiến pháp đã đề cập những vấn đề về bảo vệ con người. Đây là vấn đề chúng ta cũng cần cụ thể hóa trong dự thảo Luật… 

PV: Với những yêu cầu như vậy, theo ông, dự thảo luật đã đáp ứng được tính cấp thiết đó hay chưa?

Ông Tạ Đình Thi: Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng đã có nhiều ý kiến và theo tổng hợp của chúng tôi thì cũng có 143 lượt ý kiến thảo luận ở tổ, 23 lượt ý kiến thảo luận tại Hội trường. Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng đã tiến hành thẩm tra. Qua thẩm tra, cũng cho thấy, có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện.

Thứ nhất là khái niệm về người tiêu dùng có bao hàm tổ chức không. Thứ hai là cần định vị Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật để làm sao có tiền đồng bộ và tính thống nhất. Thứ ba nữa là liên quan đến hàng hóa khuyết tật, hợp đồng mẫu, đặc biệt là bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong việc phát triển kinh tế số…

PV: Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo là việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Theo ông với những quy định đặt ra tại dự thảo đã góp phần ngăn chặn tình trạng lộ lọt thông tin của người tiêu dùng hay chưa và cần chỉnh sửa những gì?

Ông Tạ Đình Thi: Trong dự thảo luật cũng đã có những quy định về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Chúng tôi cho rằng có hai khía cạnh cần phải quan tâm. Thứ nhất là bản thân người tiêu dùng phải có trách nhiệm tự bảo vệ trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên nền tảng số. Thứ hai nữa là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Trong này có việc thu thập thông tin để sử dụng cho mục đích của tổ chức mình, cần có các quy định rõ ràng, cụ thể. Thứ ba nữa là khi cung cấp thông tin cho bên thứ ba thì ràng buộc trách nhiệm thế nào, trong những trường hợp nào? Những quy định trong thời gian tới khi trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 năm 2023 thì các vấn đề này phải được quan tâm để đảm bảo tính khả thi của Luật.

PV: Theo ông, nếu dự thảo luật được ban hành thì sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Ông Tạ Đình Thi: Nếu Luật được ban hành thì ảnh hưởng, tác động xã hội chắc chắn sẽ rất lớn. Thứ nhất, việc mà đảm bảo để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với những cái đối tượng yếu thế.

Thứ hai nữa là sẽ nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, kể cả các nhà sản xuất, phân phối, qua đó sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa cũng như tạo ra và thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững.

PV: Xin cảm ơn ông.

Thời gian qua, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc bán dữ liệu cá nhân, trong đó có một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu cá nhân với quy mô lớn, có vụ việc lên tới hàng nghìn Gb, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.

Thậm chí, chỉ với vài thao tác tìm kiếm trên Google, bất cứ ai cũng có thể tìm được các website mua bán thông tin cá nhân người dùng. Điều đó cho thấy, tình trạng lộ, lọt thông tin đã đến mức báo động. 

Do vậy, những quy định mới tại Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo Luật sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng lộ, lọt thông tin của người tiêu dùng như thế nào? 

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương. 

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50 thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.