Tấm lòng từ miền Nam
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là địa phương chuyên canh cây khoai lang lớn nhất ĐBSCL. Nhiều năm qua, giá cả khoai lang thấp “chạm đáy” đã khiến nông dân bỏ khoai trồng các loại cây khác. Sau nhiều nỗ lực, địa phương đã và đang phối hợp với Bộ - Ngành chuẩn bị những lô khoai bước vào “cửa chính” của thị trường tỉ dân...
Đặt chân đến vùng chuyên canh khoai lang nức tiếng huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long trong thời điểm này, không khí mùa màng trở nên “sôi động” hơn đã báo hiệu nông dân đang đón vụ khoai “ngọt” đúng nghĩa. Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, giá khoai lang liên tục tăng cao. Riêng khoai tím Nhật, hàng lựa (trọng lượng 50g trở lên) là 1 triệu đồng/tạ; giá mua xô là 620.000 đồng/tạ ( 1 tạ = 60kg). Khoai đỏ 580.000đ/tạ, Khoai sữa 400.000đ/tạ, Khoai trắng 710.000đ/tạ.
Giá khoai tím Nhật ( loại xuất khẩu) tăng “chạm đỉnh” gấp 100 lần so với thời điểm hơn 1 năm trước. Mặc dù giá tăng nhưng đồng vẫn còn trống vì thời điểm này vẫn chưa phải là chính vụ, một vài hộ thu hoạch lai rai khiến thị trường “khát” khoai lang chưa từng có.
Ông Sơn Văn Luận - Giám đốc HTX khoai lang Thanh Ngọc, huyện Bình Tân cho biết: Giá này đã là rớt giá rồi đó chứ mấy tháng tháng trước khoai lang có giá đến 1.200.000 đồng/tạ. Hiện chỉ có Hợp tác xã với thương lái trồng nhiều còn nông dân thì trồng ít là bởi từ năm 2019 đến nay họ lỗ quá nhiều.
Bình Tân là vùng chuyên canh khoai lang lớn nhất miền Tây với tổng diện tích khoảng 13.000 hecta, tổng sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm. 80% tập trung gieo trồng khoai lang tím Nhật để xuất khẩu, 20% là giống khoai lang đỏ, khoai sữa để phục vụ nhu cầu trong nước. Sau nhiều năm giá khoai rớt giá “không phanh” nông dân lỗ trắng nên hơn một nửa diện tích đã chuyển đổi sang cây trồng có múi. Niên vụ 2022 – 2023 này, nông dân chỉ xuống giống 640 hecta.
Bình Tân xác định Khoai lang là 1 trong 3 loại cây trồng chủ lực nên việc trước mắt là khôi phục lại diện tích khoai lang, khuyến khích người dân giữ đất để khi nào giá khoai được cải thiện trở lại sẽ tiếp tục trồng khoai, không nên chuyển sang lập vườn trồng cây ăn trái ồ ạt như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Tập – Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Huyện đã cấp được 4 mã số vùng trồng đối với khoai lang. Trong thời gian tới, tiếp tục vận động bà con cố gắng giữ diện tích khoai lang. Có thể chuyển sang cây trồng khác ngắn ngày, khi giá khoai lang có giá xuất khẩu được thì tiếp tục quay trở lại. Mình cơ cấu 2 vụ khoai 1 vụ lúa, nếu không trồng lúa thì trồng khoai. Chính sách kêu gọi thì Bình Tân rất mong đón nhiều nhà đầu tư.
Hiện huyện có khu công nghiệp 400 hecta ta ở Tân Quới – Thạnh Lợi. Còn cụm công nghiệp thì còn 2 cụm công nghiệp của Tân Quới và Tân Bình mỗi cụm 40 hecta. Trên cơ sở này, các nhà đầu tư đến khảo sát muốn đầu tư thì huyện sẵn sàng tạo điều kiện về thủ tục pháp lí nhanh để hỗ trợ nhà đầu tư.
Đầu tháng 04, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa thông báo có 13 cơ sở đóng gói và 70 vùng trồng khoai lang của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này với sản lượng hàng năm từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn. Trong số 70 vùng trồng, Vĩnh Long có nhiều mã số vùng trồng nhất với 27 mã; tiếp đó là Đồng Tháp 22 mã số vùng trồng; Gia Lai có 18 mã được phép xuất khẩu sang Trung Quốc; Quảng Ninh, Thanh Hóa, Long An mỗi tỉnh 1 mã vùng trồng.
Để được xuất khẩu chính ngạch, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng lại hệ thống đóng gói theo hướng dẫn của Ngành chuyên môn. Ông Nguyễn Thanh Huy, Giám đốc công TNHH Một thành viên Chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tăng cường thu mua chế biến xuất khẩu sản phẩm khoai lang: Sắp tới chúng tôi có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu của mình, ra giá bao tiêu sản phẩm cho nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu tại Bình Tân, giải quyết nhiều thứ cho bà con và cho doanh nghiệp, để khỏi phải đi chỗ khác thu mua. Nếu mua tại địa phương thì chi phí rẻ.
Vào khoảng cuối tháng 4, vùng khoai lang Bình Tân sẽ có những lứa khoai đầu tiên được thu hoạch. Dự kiến, ngày 19/4 tới đây, lô khoai lang đầu tiên của Bình Tân sẽ được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long đang lập hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng gửi Cục Bảo vệ thực vật 22 hồ sơ tiếp theo. Với mặt hàng có thời vụ ngắn như khoai lang, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang triển khai những hỗ trợ, hướng dẫn địa phương, nông dân và doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội này.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết: Các lô khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc phải có Chứng thư kiểm dịch thực vật và trên Chứng thư đó bảo đảm ghi đầy đủ các thông tin đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu về kỹ thuật liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm, hoàn toàn không bị nhiễm các đối tượng dịch hại.
Chỉ thu mua nguyên liệu từ những vùng đã được cấp mã số vùng trồng và phải được đóng gói từ các cơ sở được phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận, đồng thời chủ động cùng với các cơ sở đóng gói về tem nhãn trên bao bì đầy đủ chính xác thông tin khi đưa hàng đến cửa khẩu. Đây là một trong những căn cứ về thông tin để cơ quan kiểm định sẽ kiểm tra ngay tại cửa khẩu.
Trung bình một năm, diện tích trồng khoai lang trên cả nước khoảng 100 nghìn hecta, sản lượng dành riêng xuất khẩu chính ngạch cho Trung Quốc khoảng 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn là hoàn toàn đáp ứng được. Đây là cú hích quan trọng, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới.
Các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phải không ngừng nâng cao các tiêu chí về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc. Những nông sản đã được xuất khẩu chính ngạch sẽ được kiểm tra, đánh giá đột xuất để đảm bảo các mã số vùng trồng cơ sở đóng gói tuân thủ thực tế theo đúng trên hồ sơ đăng ký. Đây là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau dịch bệnh.
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Sau cơn bão số 3, nhu cầu thi công mái tôn tăng cao, nhiều đơn vị sửa chữa và lắp đặt mái tôn đã có những khuyến mại, giảm giá nhằm phần nào hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra.
Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.
Hiện nay trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai vẫn còn 20 điểm ngập sâu, trên 45 điểm sạt lở nền đường và nhiều vị trí cây xanh, cột tín hiệu, cột điện đổ vào đường sắt, khiến cho tuyến đường sắt này hoàn toàn tê liệt.
Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.
Năm nào cũng vậy, Trung thu tới mang theo bầu không khí nhộn nhịp khắp phố phường Hà Nội, con phố Hàng Mã rực rỡ và lung linh từ rất sớm.
Nhiều năm qua, trường khuyết tật tình thương Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang giống như một ngôi nhà thứ hai của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn trong cuộc sống.