Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Cô gái 9x đổi đời cho gáo dừa

Thanh Phê: Thứ hai 26/08/2024, 21:23 (GMT+7)

Tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, thay vì chọn tìm việc ở thành phố lớn thì cô gái trẻ Nguyễn Băng Nhi quyết định về quê nhà ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre vận dụng kiến thức được học để biến những chiếc gáo dừa thô sơ, tưởng chừng bị vứt đi thành các món trang sức, tranh dừa độc đáo,…

 

Gáo dừa được chế tác thành nhiều sản phẩm bắt m. (Ảnh: Dân trí)

Gáo dừa được chế tác thành nhiều sản phẩm bắt m. (Ảnh: Dân trí)

PV: Chào Nhi, ý tưởng làm những sản phẩm thủ công từ dừa này bắt đầu từ đâu?

Năm 2018, mình tốt nghiệp Đại học Kiến Trúc. Năm đó, mình đầu tư một cái bộ đồ án tốt nghiệp bằng gáo dừa tại vì mình cũng học về chất liệu. Khi mà mình về quê thì mình nhận ra là gáo dừa là một chất liệu rất là đẹp. Cái đường cong tự nhiên của nó mình rất là thích và mình dùng hẳn gáo dừa làm một bộ trang sức dừa.

Sau khi ra trường, quyết định là sẽ về quê, xin phép cha mẹ một năm để xem mình còn đam mê với công việc đó hay không. Một năm đó, được cha mẹ cấp cho một thùng máy cắt, một thùng máy mài ở sau bếp để mà tự học, tự nghiên cứu.

May mắn là cuối năm 2019 tại festival dừa, các sản phẩm đó được mọi người biết tới, quan tâm. Từ đó, mình bắt đầu làm dự án hàng thủ công mỹ nghệ dừa. Lấy thương hiệu là Cocohand.

PV: Khi biết con gái quyết định về quê khởi nghiệp thì phản ứng của gia đình Nhi lúc đó như thế nào?

Ban đầu thì rất là phản đối, cho nên thời điểm đó hầu như là chỉ có cha đứng ra ủng hộ. Sau đó, từ từ, mẹ cũng thấy tội. Bây giờ cứ cho nó ở một năm để thử coi sao. Không được thì cho lên thành phố làm lại. Trong một năm đó, dần dần có được thêm ông bà không có phản đối nữa, chắc là được thời gian ủng hộ.  

PV: Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn có gặp những trở ngại nào?

Về máy móc, đâu có biết sử dụng máy cắt rồi điện đuốc như thế nào. Cái thời điểm đó là chỉ có 2 cha con ngồi tự mày mò máy móc. Thứ hai là mình cũng mới sinh viên ra trường cho nên là thiếu vốn, chưa có kiến thức gì về mô hình kinh doanh, đều là đi bằng đam mê thôi cho nên làm ra sản phẩm mình không biết định giá, mình cũng không biết phải phát triển sản phẩm như thế nào, tìm khách hàng ở đâu, marketing như thế nào cho nên năm một đó, nó có rất nhiều vấn đề.

PV: Cơ sở của Nhi hiện tại có những dòng sản phẩm nào?

Ngày xưa lúc mới bắt đầu là trang sức dừa, sau đó, dần dần mình lắng nghe ý kiến khách hàng, phát triển thêm dòng tranh dừa. Sản phẩm tính tới bây giờ thì cả trăm mẫu, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau.

PV: Mong muốn của Nhi đối với những Cocohand hiện tại là gì?

Rất là muốn những bạn trẻ bây giờ có thể tiếp xúc được với chất liệu của làng nghề. Mong muốn làm sao mình có thể mở rộng ra thêm về quy mô, có chỗ không gian trưng bày sản phẩm vừa của bên mình vừa của các cô chú trong làng nghề. Hy vọng là đi dần dần thì cũng tới được cái mong muốn đó.

PV: Với những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp thì Nhi có chia sẻ gì với họ?

Sau vài năm khởi nghiệp, Nhi cũng thấy được là ví dụ mình làm được đam mê của mình thì đó là điều may mắn. Nhưng mà mình phải có bổn phận với đam mê của mình.

Hy vọng các bạn trẻ nếu mà biết được đam mê của mình là gì và mình được ủng hộ, mình được cho phép, mình có cơ hội để theo đuổi đam mê đó, các bạn phải chuẩn bị tâm lý chúng ta phải học tập, hoặc là chúng ta gặp điều không thích hoặc là cảm thấy thời điểm đó nó không phù hợp với mình nhưng dần dần rồi đâu cũng sẽ vào đó.  

PV: Cảm ơn Băng Nhi đã dành thời gian chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình với Cảm hứng Mekong.

Để làm sản phẩm từ gáo dừa phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. (Ảnh: Dân trí)

Để làm sản phẩm từ gáo dừa phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. (Ảnh: Dân trí)

Đam mê, nhiệt huyết và không ngừng học hỏi là những lời khen mà nhiều bà con xung quanh dành tặng cho cô gái 9x Nguyễn Băng Nhi. Bởi không phải con nhà nòi, cũng không nhận được nhiều sự ủng hộ từ lúc đầu, thế nhưng, bằng quyết tâm và mong muốn thử sức với chuyên ngành mình được học, Băng Nhi đã thuyết phục gia đình và nhận được cái gật đầu của cha. Vậy là 2 cha con chị mày mò học cách làm. Bên cạnh những khó khăn như tay nghề, máy móc, nhưng bằng quyết tâm và niềm đam mê, Nhi đã thành công với con đường mà mình đã chọn.

Nhìn sản phẩm và những gì có được ở hiện tại, ít ai biết rằng, những ngày cách đầu khoảng 5 năm, những sản phẩm đầu tiên của Cocohand được làm nên ở khu vực phía sau bếp nhà Băng Nhi với vốn liếng được cha mẹ cho là một chiếc thùng máy cắt và một chiếc máy mài. Nghề dạy nghề, từ những thất bại, Băng Nhi dần dần hoàn thiện hơn kỹ năng và đút rúc cho mình nhiều kinh nghiệm để sản phẩm được tinh xảo hơn, bắt mắt hơn.

Để làm ra một sản phẩm tinh tế và có tính ứng dụng cao, Nhi phải thực hiện qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, kỳ công: "Thu gáo dừa, mình mài, xử lý lòng trong, lòng ngoài. Mình phải chọn loại gáo phù hợp, phân mảng nó ra. Thiết kế file, khi mà nó có phôi rồi thì bắt đầu mài thô, mài tinh lại rồi bắt đầu lên phụ kiện. Những cái phôi dừa lớn thì mình vẫn dùng lưỡi cắt để cắt thủ công, đi những đường hoa văn rồi mài, khoan lỗ, kết hợp phụ kiện. Tùy dòng sản phẩm thì mình sẽ có những cái phối hợp chất liệu nó khác nhau".

Khác với cách làm truyền thống, các sản phẩm của Nhi có sử dụng công nghệ in cắt lazer cho phép tạo ra nhiều mẫu mã theo xu hướng mới. Ngoài trang sức từ dừa, cơ sở của Băng Nhi còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm khác như: Tranh dừa, móc khóa dừa, gỗ dừa trang trí bàn làm việc,… Mỗi sản phẩm đều được Nhi gửi gấm tâm tư, tình yêu quê hương trong đó.

"Sẽ có những cái khác biệt, đầu tiên là mình lựa chọn sản phẩm chủ lực của mình. Trang sức dừa thì mình sẽ đẩy mạnh cái dòng đó. Đa dạng sản phẩm và đa dạng dòng sản phẩm. Định hướng sản phẩm đó nó sẽ đi từ phong cách thời trang đến những sản phẩm décor, quà tặng, rồi tới những sản phẩm về dân dụng, về những sản phẩm về thi công công trình".  

Nhiều đoàn khách đến giao lưu, tham quan mô hình của Coco Hand (Ảnh: FBNV)

Nhiều đoàn khách đến giao lưu, tham quan mô hình của Coco Hand (Ảnh: FBNV)

Bằng tài năng và niềm đam mê của mình, từ những gáo dừa tưởng chừng bỏ đi thì nay, qua sự sáng tạo của Nhi, sự khéo léo của những người thợ đã trở thành sản phẩm hữu ích trong cuộc sống, tạo thêm thu nhập cho bà con địa phương và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của khách hàng gần xa.

"Em thấy những sản phẩm làm từ gáo dừa khá bắt mắt, thân thiện với môi trường, phù hợp để trang trí và làm quà tặng bạn bè".

"Cocohand có thể nói là coco handicraft. Chữ hand này còn ý nghĩa là bàn tay, qua đó, em muốn tuyên dương, nâng niu, tôn vinh giá trị của người nghệ nhân trong làng nghề. Cô chú tiền bối đi trước".

Gáo dừa từ lâu đã được bà con miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng tạo nên nhiều sản phẩm thủ công độc đáo. Và bằng cách làm sáng tạo của mình, Băng Nhi đã làm phong phú thêm bộ sưu tập sản phẩm thủ công đồ sộ đó, đưa gáo dừa bước sang cuộc đời mới hơn, đa dạng lựa chọn người tiêu dùng và giúp cô nâng tầm giá trị kinh tế thủ công từ dừa của quê hương.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.