Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Chuyến xe nghĩa tình của chàng sinh viên Y khoa

Phương Huyền: Thứ tư 04/01/2023, 08:48 (GMT+7)

Âm thầm và lặng lẽ, hơn hai năm chàng qua sinh viên trẻ Lê Hoài Nhân, 22 tuổi, trường Đai học Nam Cần Thơ đã lái hàng trăm cuốc xe chuyển bệnh miễn phí cho bà con nghèo. Việc làm của em đã khiến nhiều người thán phục và cảm mến.

Lê Hoài Nhân, 22 tuổi, ngụ xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hiện là sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật xét nghiệm y học Trường ĐH Nam Cần Thơ. Gặp Nhân vào một chiều tháng mười hai, khi mọi thứ đang tất bật trong những ngày cuối năm nhưng chàng trai này khiến người đối diện phải chậm lại để chiêm nghiệm nhiều điều.

Lê Hoài Nhân bên chiếc xe chuyển viện - Ảnh baodongthap

Lê Hoài Nhân bên chiếc xe chuyển viện - Ảnh baodongthap

PV: Nhân ơi mình làm công việc lái xe này được chính xác là bao nhiêu năm rồi em?

Em Lê Hoài Nhân: Trước khi em lái xe riêng thì em lái cho đội thiện nguyện khác. Chính xác là gần hai năm rồi chị.

PV: Từ khi tham gia công việc thiện nguyện này thì em sắp xếp thời gian học tập trên trường như thế nào?

Em Lê Hoài Nhân: Việc học với việc đi làm nữa thì nó rất bận. Thành ra là lúc đó em chạy xe từ 7h tối tới 3h sáng, còn ban ngày em học trên trường. Với lại khi nào mà bận học quá thì em nhờ an hem tài xế khác lái giùm. Dù có bận cách mấy thì em cũng tìm cách để xoay sở, em không lái được thì cũng nhờ các anh, các chú khác.

PV: Trong số những năm làm nghề, có câu chuyện nào khiến Nhân nhớ nhất không em?

Em Lê Hoài Nhân: Dạ có chị, những trường hợp chở bệnh nhân hấp hối về nhà mà người ta khổ quá không có tiền về xe nên gọi cho mình. Em nghe được tiếng khóc của người thân, người ta năn nỉ và nhờ mình giúp giùm. Thật sự những lúc như vậy em thấy xót lắm.

PV: Mình hỗ trợ, cấp cứu người bệnh cũng nhờ một phần kiến thức từ trường Y đúng không em?

Em Lê Hoài Nhân: Dạ, đúng rồi, em có tham gia khóa học Điều dưỡng nên những ca tai nạn giao thông em cũng làm công tác sơ cứu ban đầu. Mình rước đi cấp cứu mà không xem bệnh nhân như thế nào thì rất nguy hiểm. Ví dụ như người ta bị gãy xương đùi mà mình ẵm người ta lên liền chở đi thì cái lúc trên xe dằn sốc, xương gãy sẽ đâm vô các mạch máu. Nên là phải kẹp nẹp lại cố định rồi mới chuyển đi.

PV: Cảm ơn những chia sẻ của Hoài Nhân!

Lê Hoài Nhân (ngoài cùng, bên trái) tham gia cứu người bị tai nạn - Ảnh nhandan

Lê Hoài Nhân (ngoài cùng, bên trái) tham gia cứu người bị tai nạn - Ảnh nhandan

Còn nhớ năm lớp 2, trên đường đi học về, không may Nhân bị tai nạn giao thông nằm bất tĩnh trên đường. Trong lúc này, em được một người lạ đưa đi cấp cứu kịp thời và dần phục hồi sức khỏe sau đó. Cảm kích tấm lòng nhân ái của người từng giúp đỡ mình, lớn lên Lê Hoài Nhân mong muốn sẽ góp sức, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.

Nghĩ là làm, Nhân đi học lái xe và ấp ủ sẽ mua được chiếc xe cũ tân trang lại để làm xe cứu thương, chuyển bệnh miễn phí cho người nghèo. Nhưng sức lực có hạn, sau mấy năm vừa học vừa làm, Nhân tích góp được một số tiền nhỏ và đứng ra kêu gọi người thân, bạn bè cùng chung tay.

Được gia đình và bạn bè ủng hộ, Hoài Nhân càng có thêm nghị lực, vững tin hơn trên con đường phía trước. Điều kiện kinh tế gia đình không mấy dư giả, ba của em làm nghề chạy xe ba gác thuê, tiền công không nhiều nhưng ông vẫn thường gửi vài trăm ngàn đồng để góp quỹ xăng dầu cho xe. “Chú luôn ủng hộ Nhân vì những điều mà Nhân làm”.

Ông Lê Thành Tài, cha của Nhân chia sẻ. Hậu phương vững chắc là điều khiến em luôn cảm thấy mình may mắn và “giàu có”. Vừa đi học, vừa đi làm, lại lái xe cấp cứu vào buổi tối nhưng Hoài Nhân phân chia quỹ thời gian rất cụ thể và rõ ràng để không bị chi phối.

"Bình thường là ảnh thích ngủ nướng mà từ hồi có chiếc cấp cứu này là có điện thoại gọi 3-4h sáng ảnh cũng bật dậy đi liền".

"Cũng như nó phát tâm làm từ thiện vậy đó, hồi đầu cô cũng nói thôi con ơi mà thấy nó quyết tâm nó làm thì cô ủng hộ. Mỗi lần con đi chuyển bệnh hay giúp ai được cái gì là cô chú mừng lắm. Trông con về đặng hỏi coi người ta có sao không".

Trên hành trình nhân ái của mình, chàng trai trẻ chứng kiến biết bao câu chuyện thấm đẫm nước mắt. Dẫu biết rằng quy luật “sinh, ly, tử, biệt” không chừa một ai nhưng đằng sau mỗi câu chuyện luôn để lại bài học sâu sắc về tình người. Sau khi đưa người bệnh về đến nhà, Nhân nán lại thăm hỏi, chia sẻ cùng gia đình. Trường hợp nào thật sự khó khăn Nhân sẽ dùng tiền túi để san sẻ. Số tiền 500 ngàn hay một, hai triệu với thanh niên này có được từ chính công sức lao động của mình.

Lê Hoài Nhân thường xuyên nắm thông tin để kịp lên đường chuyển bệnh nhân miễn phí - Ảnh nhandan

Lê Hoài Nhân thường xuyên nắm thông tin để kịp lên đường chuyển bệnh nhân miễn phí - Ảnh nhandan

Còn nhớ, giữa đêm khuya thanh vắng trong một lần chở bệnh nhi từ trung tâm thành phố Cần Thơ về nhà chôn cất. Tiếng ếch nhái kêu rền vang ngoài đồng, tiếng khóc thút thít của người thân là điều khiến em không thể quên được và sau mỗi lần như vậy Nhân càng quý trọng hơn tình cảm gia đình thiêng liêng. Em quan niệm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Để duy trì việc làm ý nghĩa này, ngoài giờ học trên lớp Nhân còn nhận sửa chữa máy tính tại phòng trọ, số tiền kiếm được em để dành hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn, không có tiền chôn cất thân nhân. Nhân tâm sự, khát khao lớn nhất của em là cứu được nhiều người. Hạnh phúc vô bờ khi trên hành trình ấy Nhân có được người bạn đồng hành cùng chí hướng, chuyên làm công tác hỗ trợ hô hấp cho các trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”.

Em Nguyễn Thanh Ngân chia sẻ: "Có lần hai đứa em đi chuyển bệnh, đưa bệnh nhân về nhà ở Bạc Liêu xong hết rồi hai đứa lên xe về, đi một đoạn thì xe bị lún bánh mà đường vắng hoe à, anh Nhân mới đi tìm người giúp, em thì ở lại trông xe, lúc đó em thấy rất là sợ vì không có ai hết. Anh Nhân đi bộ xa lắm mới tìm được người giúp vì thấy mình lạ nên người ta cũng nửa tin nửa ngờ. Sau khi biết được xe chuyển bệnh miễn phí thì người ta tới giúp đông lắm".

Trong thời gian cả nước chống dịch Covid-19, Nhân cùng chiếc xe của mình đã miệt mài vận chuyển hàng tấn rau, củ, cùng nhu yếu phẩm chở đến cho các khu cách ly. Do được hoạt động hết công suất nên chiếc xe đã cũ lại hay bị hỏng, gặp trục trặc trên đường. Nhiều lúc xe chỉ chạy được trong bán kính khoảng 60 km. Nhưng không vì thế mà em bực dọc, hay cáu gắt.

Trên từng cây số, Nhân vẫn vui vẻ và rất lạc quan. Bằng tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp, chàng trai đất sen hồng đã nhiều lần vinh dự nhận được giấy khen, bằng khen của địa phương như: Tình nguyện viên chuyến xe 0 đồng; phục vụ bếp ăn tình thương của trung tâm y tế huyện.

“Sự tử tế ở trong tâm mỗi người, không cần phải đợi đến lúc mình giàu mới đi giúp người khác” - Câu nói mộc mạc của chàng trai tuổi đôi mươi đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ và tin rằng trên con đường Nhân đang chọn sẽ đầy ắp niềm vui, vui vì ngày hôm nay hơn chính mình của ngày hôm qua.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.