TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngoài công việc giảng dạy, thầy Khiêm còn tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi cuối tuần để tìm thêm việc, có thêm tiền để giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn.
Phóng viên có mặt tại Trường tiểu học Hồng Bàng (TP Rạch Giá, Kiên Giang) - đây là ngôi trường mà thầy Ngô Hồng Khiêm hiện đang công tác để được gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của thầy.
PV: Dạ em chào thầy, thầy công tác đến nay được bao lâu rồi vậy thầy?
Thầy công tác 42 năm
PV: Em được biết ngoài những giờ lên lớp, tranh thủ khoảng thời gian cuối tuần, thầy còn nhận lời làm MC tại các nhà hàng để có thêm thu nhập, giúp đỡ cho học trò của mình. Thầy có thể chia sẻ thêm về điều này được không ạ?
Thời điểm bắt đầu vào năm 90 khoảng 30 mấy 40 năm. Trong khoảng thập niên 80, 90 thầy làm, từ xưa thì thầy đã từng làm hoạt náo, dẫn chương trình của trường, cộng với năng khiếu, nói chung là nhiều yếu tố kết hợp. Mình đam mê nữa, mình thích nữa.
Xuất phát không phải từ Mc này mà trước đây, khi thầy chủ nhiệm thì thấy những học sinh nó nghèo quá đi, không có đủ điều kiện đến lớp, đến trường thì thầy mới trích ra những đồng lương ít ỏi của thầy để hỗ trợ cho nó. Nhưng mà sau này khi thầy đã nguồn thu nhập từ bên MC, thầy bắt đầu thầy suy nghĩ tại sao mình lại không lấy nguồn tiền này mình hỗ trợ cho các bạn. Thành thử ra thầy mới chia cái số tiền, kinh phí mình làm được.
Những cái khoảng chiếm trên 50% là tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo, thầy chia ra rồi thầy mới lấy số tiền đó thầy hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn nhưng đặc biệt nhất là thầy hỗ trợ cho những học sinh có bảo hiểm y tế. BHYT là một trong những bảo hiểm bắt buộc là thứ nhất, thứ hai là hỗ trợ cho những học sinh khó khăn khi nó nhập viện, nó không có bảo hiểm đó thì nó rất là khó. Từ đó thầy mới có ý là thầy hỗ trợ cho học sinh khó khăn về BHYT.
PV: Trong hành trình giúp đỡ cho các em, thầy có gặp khó khăn gì không ?
Mình có ít thì cho ít, có nhiều thì cho nhiều, không gặp khó khăn gì cả, mình cảm thấy mình vui nữa, còn vấn đề thiện nguyện do cái tâm mình, xuất phát từ cái tâm mình, do cái tâm mình vui, mình cảm thấy hạnh phúc. Còn chuyện ở ngoài, người ta nói tại sao hiệu trưởng lại đi làm MC, thì cái chuyện đó là làm văn hóa. Thầy cũng đã nói chuyện với mấy lãnh đạo.
PV: Điều mong muốn của thầy lúc này là gì?
Ai cũng như thầy mong muốn có sức khỏe thôi, sức khỏe để có điều kiện mình làm được. Tuy là năm nay thầy cũng hơi lớn tuổi rồi, chuẩn bị về hưu, tháng sau thầy về hưu rồi nhưng thầy vẫn mong có sức khỏe để có nhiều công việc kiếm được tiền để hỗ trợ cho những người nghèo, xã hội công nhận cái câu chuyện của mình, cũng mong muốn một số mạnh thường quân cùng kết hợp với mình để làm.
PV: Dạ cảm ơn những chia sẻ của thầy. Chúc thầy sẽ luôn có nhiều sức khỏe!
Thầy Ngô Hồng Khiêm - nhà giáo ưu tú, hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Bàng (TP Rạch Giá, Kiên Giang) luôn được học trò và nhiều người yêu mến, bởi ở thầy không chỉ là một nhà giáo mẫu mực trong công tác giảng dạy, mà còn là người thầy có tấm lòng nhân hậu. Hơn 40 năm gắn bó cùng bục giảng là ngần ấy thời gian thầy Khiêm chứng kiến về hành trình “chật vật” tìm con chữ của học sinh xứ mình. Cứ từng đêm, hình ảnh của những đứa học trò nghèo áo quần lem luốt, sách vở bữa có, bữa không vượt chặng đường hàng cây số bùn đất đến lớp làm thầy thức trắng.
Thương và đồng cảm với những khó khăn mà các em đang mang, thầy đã trích ra một số tiền từ đồng lương “còm cõi” của nghề giáo để mua tập sách, bút, viết, hay có khi là bộ quần áo, đôi dép, đôi giày, có khi là những phần học bổng, nhỏ thôi nhưng cũng đủ là hơi ấm, là niềm tin để những đứa trẻ chân đất ruộng đồng có thêm động lực mà vươn lên đi tìm con chữ.
Thầy Khiêm kể, khi bén duyên cùng nghề MC, công việc “không chuyên” này đã giúp thầy Khiêm có thêm nguồn thu nhập, tiếp sức để thầy thực hiện hành trình ý nghĩa của mình. Với số tiền kiếm được từ “nghề tay trái” này, thầy Khiêm tích góp dần để mua bảo hiểm y tế, gạo, mì,... không chỉ cho các em học sinh của trường mà còn cho rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Thầy Khiêm chia sẻ: "Và không riêng gì ở trường mình, mà khi mình làm ở trường mình xong thì thầy mới bắt đầu hỗ trợ cho những trường khác, thậm chí là ở huyện nữa. Nơi nào mà mình thấy có khả năng, cái này làm theo cái tâm mình nữa, cái này là thầy làm một mình.
Thầy cảm thấy vui, hạnh phúc, cái đó mình tặng người ta với một cái sự trân trọng kể cả cho học sinh cũng vậy. Đôi khi thầy thấy giống như là bổn phận của mình lo cho học sinh nghèo vậy đó".
Những món quà được trao đi, những ánh mắt hạnh phúc và cả những nụ cười rạng rỡ được nhận lại, đó chính là nguồn động lực để thầy Khiêm càng vững bước trên hành trình ý nghĩa của chính mình.
Em Nguyễn Ngọc Tường Vi - Học sinh trường Tiểu học Hồng Bàng chia sẻ: "Ở trường thì thầy Khiêm giúp con, mua bảo hiểm cho con, con rất vui khi được thầy Khiêm mua bảo hiểm cho con. Con hứa với thầy sẽ chăm ngoan, học giỏi, cố gắng để đạt được thành tích tốt hơn".
Hơn 40 năm trôi qua, có hàng trăm học trò được thầy Khiêm tiếp sức đến trường. Mỗi em là một câu chuyện, một mảnh đời, vậy mà hễ nhắc đến ai, thầy Khiêm đều nhớ rõ. Như câu chuyện về cậu học trò tên Đức, là cậu bé mồ côi, sống nương nhờ vào người dượng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không may em phát bệnh với tình trạng đôi mắt dần mất thị lực và có nguy cơ bị mù. Thương hoàn cảnh của cậu học trò nghèo, ngoài bỏ tiền túi, thầy Khiêm còn tích cực vận động mạnh thường quân ủng hộ với số tiền khoảng 187 triệu đồng. Vậy là may mắn lại đến với đứa học trò mà số phận vốn đã gieo vào em bao điều nghiệt ngã.
Còn với cô học trò nhỏ Gia Hân lại là một câu chuyện đầy bất hạnh mà dường như mãi những tháng này sau này mỗi lần nhắc lại, trong đôi mắt của người thầy giáo này vẫn rưng rưng một nỗi buồn day dứt. Gia Hân được phát hiện bị ung thư máu, khi thầy biết chuyện thì căn bệnh của em đã rơi vào giai đoạn cuối. Mong muốn được sang sẻ và níu giữ chút hy vọng cho cô học trò nhỏ, thầy Khiêm đã đứng ra vận động hỗ trợ với số tiền gần 100 triệu đồng gửi đến gia đình em. Nhưng sau một tháng kiên cường chiến đấu, căn bệnh quái ác đã cướp đi cô học trò chăm ngoan, học giỏi của xứ biển quê mình.
Chặng đường tiếp sức cho những học trò nghèo không chỉ có những nụ cười hạnh phúc mà còn có những giọt nước mắt tiếc nuối về những hành trình không trọn vẹn. Nhưng có lẽ nhờ chính tình yêu thương từ học trò đã cho thầy thêm niềm tin, động lực để lại vẽ nên những sắc màu tươi sáng cho hành trình khôn lớn của hàng trăm em nhỏ ngoài kia. Hạnh phúc giản đơn của thầy lúc này là thấy nụ cười, niềm vui của các em học trò vẫn ngày ngày đến lớp.
Kể về thầy Khiêm, cô Nguyễn Thị Hương - Giáo viên trường Tiểu học Hồng Bàng tự hào: "Thầy rất nhiệt tình với công tác làm từ thiện, như lớp cô cũng có những năm có học trò lớp cô không có tiền mua bảo hiểm này kia thì thầy hỗ trợ. Chuyện thầy làm từ thiện cũng như chuyện thường xuyên của thầy, nói chung những việc thầy làm đó là thực tế, ở trường cũng có, lớp cô dạy cũng có. Thầy cũng hỗ trợ cho học trò ở trường khác nữa".
Những hạt mầm hy vọng được gieo nên từ trái tim ấm áp của người thầy sẽ là những hạt mầm tươi sáng nhất và những mùa vàng sẽ lại đến trên cánh đồng “yêu thương” ấy, bởi luôn có những người thầy, người cô như thầy Ngô Hồng Khiêm với trái tim nhiệt thành của một nhà giáo vẫn đang miệt mài cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, cho sứ mệnh “trồng người” cao cả.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.