Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Chuyển đổi số giúp các địa phương ĐBSCL tăng tốc

Thanh Phê: Thứ sáu 26/05/2023, 08:49 (GMT+7)

Không nằm ngoài xu thế tất yếu, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm khai thác tối đa, hiệu quả thế mạnh sẵn có để bứt phá trong thời gian tới.

HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là một trong những HTX nông nghiệp của tỉnh đã bắt tay vào thực hiện chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. HTX đã thực hiện một phần truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đang muốn tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ đầu đến cuối.

Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Thời gian qua, HTX Kỳ Như cũng đã áp dụng công nghệ ví dụ như: Quản lý vùng trồng, mình quản lý trên máy vi tính, thành ra khi áp dụng thấy hiệu quả cũng nâng lên đáng kể. Ở đây mình cũng áp dụng truy suất nguồn gốc, hiện vùng nuôi ở Phong Điền của chị, chị cũng gắn một máy vi tính ở đó, một người nuôi cũng biết, thành thạo máy vi tính để khi ngày đó mình mình ăn thức ăn bao nhiêu, cá như thế nào thì ở bên đây mình vẫn theo dõi được. 

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, Hậu Giang xác định công nghệ sẽ là bước đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho tỉnh. Năm 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02 về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào vận hành hiệu quả các nền tảng dùng chung thiết yếu. Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang app) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao. Tỉnh đã thành lập hơn 600 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh với hơn 4.000 thành viên hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số. Tỉnh đã thành lập Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang, quy mô 28,5ha…

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Tỉnh Hậu Giang đang tập trung tăng tốc triển khai chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực để hướng tới mục tiêu tiếp tục xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, nâng cao thứ hạng chuyển đổi số của Hậu Giang trên cả nước. Kỳ vọng, chuyển đổi số góp phần quan trọng để thực hiện các Nghị quyết, Chương trình của Tỉnh ủy, trong đó bao gồm các định hướng quan trọng về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch cũng nguồn nhân lực và các lĩnh vực quan trọng khác của tỉnh”.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Hậu Giang là tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, thông qua sự tăng trưởng vượt bật của các chỉ số như PCI, GRDP: Điểm nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh nhà đó là hiệu quả của Tổ chuyển đổi số cộng đồng, mô hình chuyển số cấp huyện, tỉnh có cách làm hay là bố trí kinh phí chuyển đổi số đến cấp xã, đây là mô hình mà các tỉnh thành bạn có thể nghiên cứu và học hỏi, đặc biệt điểm ấn tượng nhất đối với cá nhân tôi chính là việc hình thành Khu công nghệ số Hậu Giang trong năm 2023 này, đây là mô hình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Thông tin và Truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, không phải địa phương lớn nào trong cả nước đều triển khai được mô hình như ở Hậu Giang. 

Còn tại Đồng Tháp, địa phương có điểm sáng ở ĐBSCL về chuyển đổi số, năm qua, thực hiện Đề án chuyển đổi số, UBND tỉnh đã chỉ̉ đạo các ngành, địa phương đăng ký chuyển đổi số ít nhấ́t 01 lĩnh vực đối với sở, ngành tỉnh và tối thiểu 02 lĩnh vực đối với cấp huyện. Kết quả, có 16/18 đơn vị cấp sở và tương đương, 11/12 địa phương cấp huyện được công nhận có mô hình triển khai chuyển đổi số.

Cùng với đó, Đề án thí điểm thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng được triển khai hiệu quả, mỗi huyện lựa chọn 01 khóm, ấp để triển khai. Các Tổ công nghệ số cộng đồng và các cấp bộ Đoàn ra quân hướng dẫn người dân thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng ứng dụng e-Dongthap; triển khai thực hiện thí điểm tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ở thành phố Cao Lãnh.

Ông Đoàn Thanh Bình, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp cho biết: Một điểm vô cùng đặt biệt của chuyển đổi số là tổ chức, cá nhân đi sau có quy mô nhỏ nếu tận dụng tốt các cơ hội do chuyển đổi số mang lại sẽ có thể bắt kịp, thậm chí có thể vượt lên những đối thủ cạnh tranh, có quy mô lớn hơn, tồn tại lâu đời hơn nhưng không thích ứng kịp xu thế đổi mới. Không còn đơn thuần là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé, mà đã trở thành câu chuyện cá nhanh thắng cá chậm.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng, bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn những khó khăn, đòi hỏi các tỉnh phải vượt qua để thực hiện chuyển đổi số thành công: Khó khăn của các tỉnh ĐBSCL trong chuyển đổi số là thay đổi quen và có nhận thức đúng. Tiếp đó là duy trì được thói quen, hành động đó, trong một thời gian đủ dài. Bộ Thông tin và Truyền thông và cá nhân tôi sẽ cam kết đồng hành, sát cánh cùng Hậu Giang và các tỉnh miền Tây trong hành trình chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghiệp số trong thời gian tới.

Nhắc đến chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. 

ảnh minh hoạ

ảnh minh hoạ

Chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng tất yếu, góp phần tạo ra nhiều “giá trị mới”. ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây chủ lực. Không nằm ngoài xu thế, các tỉnh trong vùng đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công tiện ích, xã hội thuận tiện, nhanh hơn, hiệu quả hơn.  

Chuyển đổi số giúp các địa phương ĐBSCL tăng tốc

Có thể thấy, nước ta nói chung và các tỉnh ĐBSCL nói riêng đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để có thể “đi tắt đón đầu”, nắm bắt những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Do vậy, không một địa phương hay cá nhân nào có thể không làm và đứng ngoài cuộc. Bởi, nếu tận dụng tốt các cơ hội do chuyển đổi số mang lại sẽ có thể bắt kịp, thậm chí có thể vượt lên phía trước.

Hiểu được điều này, thời gian qua, các hoạt động về thương mại điện tử, chuyển đổi số ở ĐBSCL được đẩy mạnh và tăng tốc đáng kể. Chuyển đổi số, đã tạo ra các ngành và các mô hình kinh doanh, mô hình quản trị mới. Tuy nhiên, có một sự hiểu nhầm là càng đầu tư vào công nghệ có nghĩa là càng chuyển đổi số nhiều. Công nghệ giúp chúng ta tăng năng suất, giảm sai sót nhưng chuyển đổi số mang tính đột phá và sâu sắc hơn. Đồng thời, sẽ tạo ra những thay đổi nhanh hơn.

Chuyển đổi số có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ giúp các tỉnh gắn kết với nhau, mà còn giúp từng địa phương phát huy thế mạnh sẵn có. Để liên kết vùng hiệu quả, việc dùng công nghệ số để liên kết là phù hợp nhất. Liên kết vùng chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, trong điều kiện sản xuất chuỗi giá trị như hiện nay, không liên kết vùng không thể tồn tại được. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là chưa có sự bắt tay mạnh mẽ của các tỉnh, thiếu chính sách chung và định hướng từ trên. Ngoài ra, chưa có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu trong liên kết. 

Khó nhưng không có nghĩa là không làm được, điều quan trọng là phải được dẫn dắt từ trên xuống. Bắt đầu từ những người đứng đầu cùng với sự đồng lòng, ủng hộ tuyệt đối của các cấp để chủ động nắm bắt cơ hội chuyển đổi số thành công. Ngoài ra, cần chú trọng sự thay đổi trong quy trình, nhận thức, thói quen, chứ không chỉ riêng vấn đề công nghệ. 

Các địa phương trong vùng ÐBSCL cũng đã cụ thể hóa, ban hành các văn bản, nghị quyết để thực hiện chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội mới để phát triển nhanh, bền vững. Tất cả cho thấy, ý chí và quyết tâm rất cao trong thực hiện chủ trương của Ðảng và Nhà nước đối với việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo chuyển biến lớn trong hành động của cấp ủy các cấp và chính quyền địa phương các tỉnh thành ÐBSCL. Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi số thành công thì cần phải có những bước đi căn cơ, như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, đó là Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.