Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Chuyện cũ trấn Hà Tiên

Trọng Nhân: Thứ năm 22/08/2024, 10:10 (GMT+7)

Hà Tiên, một thành phố biển biên giới thuộc tỉnh Kiên Giang - điểm cuối cùng của vùng đất Tây Nam tổ quốc. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Hà Tiên từ một nơi sình lầy hẻo lánh thưa thớt người, nay trở thành một đô thị hiện đại, giao thương sầm uất.

Theo dòng chảy của thời gian, Hà Tiên ngày nay lưu giữ nhiều câu chuyện về vùng đất và con người qua bao thăng trầm lịch sử.

Trong quá trình 300 năm hình thành và phát triển, lịch sử của vùng đất Hà Tiên gắn liền với dấu ấn, công lao của người dòng họ Mạc và đứng đầu là Mạc Cửu.

Khuôn viên Đền thờ họ Mạc và Khu tưởng niệm Mạc Cửu

Khuôn viên Đền thờ họ Mạc và Khu tưởng niệm Mạc Cửu

Hà Tiên khi xưa có tên Phương Thành. Thuở ấy là một vùng đất hoang sơ, vô quản, dân cư thưa thớt, chỉ có một số ít người Kinh, Hoa, Khmer sinh sống nhưng bù lại vùng đất này có vị trí giáp với Campuchia và bờ biển nằm trong vịnh Thái Lan thuận lợi cho thương thuyền các nước dừng chân trao đổi, buôn bán. Từ khi Mạc Cửu đến Hà Tiên, ông đã tận dụng tối đa những thuận lợi vốn có, chiêu tập lưu dân trồng trọt phát triển đồng đều cả nội thương và ngoại thương.

Một thời gian ngắn, Mạc Cửu vang danh gần xa là một người tài đức vẹn toàn, được nhân dân người Việt, người Hoa, người Khmer yêu quý và thuần phục theo ông. Thế là không lâu sau, Hà Tiên từ một vùng đất hoang hóa trở thành một thương cảng lớn, có kinh tế và văn hóa phát triển, thu hút đông đúc người dân đến sống hơn.

Ông Ong Vĩnh Phúc - Phó Ban bảo vệ Di tích Quần thể núi Bình San

Ông Ong Vĩnh Phúc - Phó Ban bảo vệ Di tích Quần thể núi Bình San

Ông Ong Vĩnh Phúc - Phó Ban bảo vệ Di tích Quần thể núi Bình San, thành phố Hà Tiên cho biết, công lao khai khẩn của Mạc Cửu không chỉ được lưu giữ trong sử sách mà còn đọng lại sâu ở mỗi người dân Hà Tiên cho đến tận ngày nay: “Ở đây nhờ công của Mạc Cửu khai phá. Ngày xưa ở đây là một vùng hoang sơ, một vùng đầm lây không ai biết tới, chỉ có những cư dân bản xứ cùng người khmer, người Hoa…nhờ ông Mạc Cửu quy tụ lại nên mới thành hình một phố thị, rồi nhiều người biết đến và trở thành một vùng đất trù phú cho tới ngày hôm nay. Nếu không có công của ông ấy thì mảnh đất này không biết thuộc về vị trí nào và ai sẽ quản lý, thế mới thấy đây là công khai phá của Mạc Cửu trên 300 năm.”

Ông Trương Thanh Hùng, Nhà nguyên cứu văn hóa, Ủy viên ban chấp hành hội văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, lịch sử Hà Tiên trong giai đoạn Mạc Cửu không những phát triển về kinh tế mà còn đa dạng về văn hóa.

Nhiều cảnh quan, ngôi chùa đến ngày nay vẫn còn lưu giữ tên gọi mà vị Tổng binh cai quản đất Hà Tiên đặt khi xưa: “Mạc Cửu để lại dấu ấn văn hóa hết sức hay và đậm đà. Mạc Cửu đặt tên cho những vùng đất xung quanh ví dụ như: Đầm Đông Hồ, núi Tô Châu gợi ý là ông ấy còn nhớ về quê hương, đặt tên chùa của mẹ ông ấy tu là Tiêu Tự, núi phía sau thành Hà Tiên đặt tên là Bình San, một hòn đảo nhỏ giữa dòng sông Đông Hồ ra biển đặt tên là Kim Dự…Tức là những dấu ấn văn hóa đó để lại cho đến bây giờ, chúng ta có một Hà Tiên với nhiều tên gọi đẹp mang văn hóa rất hay.”

Năm 1735 Mạc Cửu qua đời, nối tiếp ngôi vị quản trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc Cửu, một vị tướng tài giỏi đã phát triển Hà Tiên vững mạnh về cả chính trị, quân sự, kinh tế ngay sau một thời gian không lâu.

Hà Tiên giai đoạn của Mạc Thiên Tích được rất nhiều người biết đến là một xứ sở văn hiến. Cuộc đời tướng Mạc Thiên Tích ngoài việc gìn giữ, xây dựng Hà Tiên ông còn là một nhà thơ hoạt động mạnh trong lĩnh vực văn học. Năm 1736, Mạc Thiên Tích và danh sĩ người Trung Quốc Trần Trí Khải thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, đây là Tao đàn thứ 2 sau Tao đàn của Vua Lê Thánh Tông. Từ đó đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó có tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh gồm 10 bài thơ chữ Nôm tôn vinh về 10 cảnh đẹp Hà Tiên.

Hà Tiên nay trở thành một đô thị hiện đại, giao thương sầm uất

Hà Tiên nay trở thành một đô thị hiện đại, giao thương sầm uất

10 cảnh đẹp của Hà Tiên gồm: Kim dự lan đào - hay còn gọi với cái tên khác là núi Pháo Đài. Bởi có tên núi Pháo Đài vì từ hồi Triều Nguyễn đến thời Pháp thuộc thì nơi đây là điểm quân sự để trấn giữ cửa biển, bảo vệ trấn Hà Tiên chống giặc ngoại xâm. Một thế kỷ trước, núi Pháo Đài tách rời với đất liền, tuy nhiên đến thời thực dân Pháp thì núi Pháo Đài đã dính liền với bờ do công sức xây đắp của các tù nhân thời đó. Ngày nay, cạnh núi Pháo Đài là cầu Tô Châu bắt qua sông Giang Thành, đây là một điểm tuyệt vời để du khách có thể ngắm cảnh hoàng hôn, bình minh trên biển.

Bình san diệp thúy - đây là một dãy núi phía sau thành Hà Tiên được ví nhưng một bức tường thành che chắn mặt phía Tây cho Hà Tiên lúc bấy giờ. Nơi đây cũng là điểm mà họ Mạc chọn để xây lăng mộ của dòng dõi và các tôi thần trung nghĩa theo giúp họ Mạc xây dựng và bảo vệ Hà Tiên. Ngày nay trên đỉnh núi cao nhất là lăng mộ của vị Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu.

Tiêu tự thần chung - ngày nay là chùa Tam Bảo. Ngôi chùa mà Mạc Cửu đã xây dựng năm 1730 để mẹ sớm mỏ chiều kinh. Phía sau chùa hiện nay còn mộ của Thái Thái Bà Bà (mẹ ông Mạc Cửu). Chùa Tam Bảo là một di tích lịch sử gắn liền với dòng họ Mạc, nằm ngay trung tâm thành phố Hà Tiên - nơi mà mỗi ngày có rất nhiều du khách ghé qua thăm viếng.

Lộc Trĩ thôn Cư - giờ đây là bãi tắm biển mũi nai. Mũi nai nằm trong vùng biển vịnh Thái Lan, có phong cảnh hữu tình khi trên bờ là cát trắng và xa xa là các quần đảo nhỏ. Một bãi biển đẹp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, điểm lý tưởng đối với du khách yêu thích biển.

Giang Thành dạ cổ - dịch ra là tiếng trống bên bờ sông. Khi xưa để tăng cường an ninh quanh khu vực Hà Tiên. Mạc Thiên Tích đã cho xây dựng một đường nhỏ để dùng cho việc liên lạc hỏa tốc, bắt đầu từ Đá Dựng chạy dài đến bờ Bắc sông Giang Thành với nhiều vọng gác. Thế nên thường có tiếng trống gác vang bên bờ sông. Giờ đây Giang Thành trở thành một huyện của tỉnh Kiên Giang.

Tao đàn Chiêu Anh Các

Tao đàn Chiêu Anh Các

Thạch Động thôn Vân - Thạch động là động đá. Thôn là nuốt. Vân là mây. Thạch Động Thôn Vân được các thi nhân ví là một động hút khói nuốt mây. Ngày nay, Thạch động được người dân biết đến là một khối đá vôi khổng lồ có độ cao khoảng 48m, nằm sát quốc lộ 80 cách thành phố Hà Tiên khoảng 3km.

Châu nham lạc lộ - ngày nay là núi Đá Dựng, một khu du lịch, thu hút nhiều người đến tham quan. Núi Đá Dựng có loại thạch nhủ tinh quang lấp lánh, nhiều màu sắc. Núi Đá Dựng có nhiều hang và vị trí gần biên giới nên khi xưa trở thành một tiền đồn của nhân dân Hà Tiên chống thế lực xâm lược, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta.

Đông Hồ ấn nguyệt là một cảnh đẹp mà các thi nhân nhìn ngắm trăng tròn in bóng  xuống mặt nước đầm Đông Hồ. Đông Hồ là một đầm nước mặn, nằm ở phía Đông thành phố Hà Tiên. Đầm Đông Hồ là một tuyệt cảnh đối với khách du lịch ngày nay.

Nam Phố trừng ba là bãi biển phía Nam cách thành phố Hà Tiên khoảng 11km. Bãi biển Nam Phố giống như một vịnh nhỏ được che chở bởi các ngọn núi cho nên quanh năm bãi biển này sóng nước lặng lẽ, êm đềm.

Lư khê ngư bạc hay còn gọi là xóm chài Rạch Vược. Theo tương truyền, khi xưa cách thị trấn Hà Tiên khoảng 3km có một con rạch nhỏ từ kinh Rạch Giá – Hà Tiên thông ra biển, nơi đây loại cá vược tụ tập rất nhiều, len lỏi qua các khe núi, tạo thành một cảnh sơn thủy kỳ thú. Mạc Thiên Tích đã cho dựng ở đây một ngôi “điếu đình” để thường xuyên tới lui ngâm thơ, ngắm cảnh. Ngày nay dòng chảy của con rạch Lư Khê không còn thông ra biển và loài cá vược cũng không còn nhiều như xưa. Vì từ khi Quốc lộ 80 được xây dựng thì con rạch đã bị lắp ngang. Tuy nhiên, dòng Lư Khê vẫn chảy êm đềm qua những khe núi để hòa vào Đông Hồ và cảnh vật ở Rạch Vược vẫn thanh bình, êm ả.

Nhà nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa Dân gian Trương Thanh Hùng

Nhà nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa Dân gian Trương Thanh Hùng

Nhà nguyên cứu văn hóa, Trương Thanh Hùng cho rằng, những bài thơ mà Mạc Thiên Tích đã để lại đến nay là di sản vô cùng quý giá về văn hóa và tinh thần, góp phần rất quan trọng trong công cuộc quảng bá vùng đất Hà Tiên từ xưa đến nay: “Cùng nhau lập Tao đàn Chiêu Anh Các, rồi lại mở thêm các nhà để đưa những con em tuấn tú trong trấn Hà Tiên về đào tạo thành người giỏi giang để mà bảo vệ trấn cuối phương nam của đất Đại Việt ta thời đó. Chúng ta có thể thấy rằng, nếu thời kỳ Mạc Cửu là thời kỳ khai sáng, mở đầu khai trấn thì đến thời Mạc Thiên Tích giai đoạn 1735 là thời kỳ phát triển huy hoàng.”

Dòng họ Mạc đã để lại những dấu ấn, công lao lớn trong lịch sử thăng trầm phát triển của vùng đất Hà Tiên. Ngày nay, chính quyền và người dân Hà Tiên đã xây khuôn viên Đền thờ họ Mạc và Khu tưởng niệm Mạc Cửu, đây cũng là nơi mà hàng năm vào ngày 26 - 27 tháng 5 âm lịch sẽ tổ chức Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu nhằm giáo dục, nâng cao lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân, tình yêu quê hương, đất nước và biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Ông Trương Thanh Hùng cho biết thêm: “Người dân Hà Tiên luôn ghi ơn Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và dòng họ Mạc. Người dân Hà Tiên luôn tự hào có những cảnh đẹp mặc dù không lớn. Nếu có điều kiện thì chúng ta cần phải quảng bá cảnh đẹp để thu hút khách du lịch và có một điều phải nói rằng ở Hà Tiên người ta gọi đó là nơi đất phật người hiền.”

Vượt qua dòng chảy của thời gian, Hà Tiên ngày nay vững mình phát triển trở thành một thành phố biển biên giới cuối trời Tây Nam của tổ quốc. Đóng góp vào sự phát triển chung của mảnh đất hình chữ S thiêng liêng với những quá khứ hào hùng thời cha ông khai hoang, mở cõi.

Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.