Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Chủ động kiểm soát lạm phát với biến động giá cả thị trường

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 17/07/2024, 20:24 (GMT+7)

Năm 2024, áp lực lạm phát không quá lớn, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như tác động từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý 3 năm 2023.

Trong bối cảnh chịu sức ép tăng giá từ cả yếu tố nội và ngoại, cần chủ động kiểm soát lạm phát thế nào?

Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính Việt Nam

Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính Việt Nam

Nếu nhìn vào tốc độ tăng CPI trong 6 tháng đầu năm nay, có thể thấy áp lực lạm phát đang ở mức vừa phải. Cụ thể, so với cuối năm 2023, CPI mới chỉ tăng 1,4%, tương đương trung bình khoảng 0,23%/tháng. Nếu xét riêng trong quý II/2024, CPI chỉ tăng trung bình 0,1%/tháng.

Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, lạm phát so với cùng kỳ và lạm phát trung bình ở mức cao như hiện nay chủ yếu là do tác động từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý 3 năm 2023.

Trong quý 3 năm 2024, khi hiệu ứng từ việc điều chỉnh giá này giảm dần và nếu không có sự điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo.

Ông Nguyễn Đức Độ nhìn nhận: "Nếu tính trong quý 2 GDP đã tăng trưởng 6,42% nhưng tính trung bình 5 năm thì vẫn chỉ ở mức 5%, dưới rất nhiều so với mức trung bình của giai đoạn 2014-2024 là 6%, tức là nền kinh tế hoạt động dưới tiềm năng. Thứ hai là tốc độ tăng trưởng cầu tiêu dùng luôn luôn thấp so với cả tốc độ tăng trưởng GDP, người dân đang có xu hướng tăng tiết kiệm. Yếu tố thứ ba là tỷ giá, 6 tháng đầu năm thì tỷ giá đã tăng khá mạnh. Còn lãi suất dù mức thấp nhưng vẫn duy trì thực dương. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thì 6 tháng đầu năm tăng trưởng khoảng 4,5%, cũng là mức khá thấp. Những mức tăng trưởng này phù hợp với bối cảnh hiện nay là nền kinh tế mới đang phục hồi, chưa phục hồi hoàn toàn".

Trong bối cảnh chịu sức ép tăng giá từ các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài, lạm phát vẫn được kiểm soát trong tầm mục tiêu. 6 tháng cuối năm nay, áp lực lạm phát được dự báo cũng sẽ không lớn nhưng cũng không thể chủ quan.

PGS,TS. Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho rằng: "6 tháng cuối năm thì Chính phủ đề ra rất nhiều giải pháp cụ thể…. Thủ tướng đề ra rất cụ thể, từng giải pháp cụ thể, từng ngành, từng bộ. Ví dụ đối với Tài chính như thế nào, thu chi ngân sách đảm bảo cân đối, đối với Công Thương thì về giải quyết vấn đề giữa cung cầu hàng hóa, đặc biệt đối với công tác về quản lý giá và công tác quản lý thị trường..".

 

Năm 2024, bối cảnh lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới đã hạ nhiệt, tại Việt Nam khả năng lạm phát tăng mạnh trong năm nay là khó xảy ra. Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, bởi những thách thức về lạm phát tiếp tục tăng trong thời gian tới.

TS Lê Duy Bình nhận định: "Lạm phát có dấu hiệu gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng vừa được công bố có dấu hiệu gia tăng so với quý trước. Áp lực lạm phát gia tăng trong những tháng cuối năm. Lượng tiền huy động vào hệ thống Ngân hàng có tăng nhưng không mạnh như thời gian trước. Điều này có nghĩa là trong những tháng cuối năm, Ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ cần tìm những điểm cân bằng, hài hòa giữa lãi suất cho vay, lãi suất huy động. Cần tìm điểm hài hòa để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, đảm bảo sự an toàn của hệ thống Ngân hàng cũng như mục tiêu lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng". 

Mặc dù Chính phủ luôn thận trọng và chủ động trong điều hành giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát, nhưng chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, phải sẵn sàng các kịch bản và giải pháp ứng phó cho từng tình huống phát sinh.

"Chúng ta phải dựa vào những áp lực lạm phát, từng khía cạnh để có những giải pháp thích hợp. Đối với lạm phát chi phí đẩy, bên cạnh việc tăng lương đã trở thành hiện thực thì tăng chi phí của các dịch vụ đầu vào. Với lạm phát tiền tệ, cần phải có sự kiểm soát để tránh gia tăng đột ngột một lượng tiền vào thị trường. Cuối cùng là lạm phát ngoại nhập, ta cũng phải chủ động kịch bản vì áp lực lạm phát ngoại nhập đến từ các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt trong đó có yếu tố liên quan dầu khí và một số nguyên liệu khác.

Do đó sẽ gây ra những căng thẳng về tỷ giá, chúng ta phải đứng trước áp lực điều chỉnh tỷ giá như nửa đầu năm. Nó đòi hỏi phải có từng chính sách riêng biệt cho từng khía cạnh để tạo ra một sự triệt tiêu những tác động mặt trái nhiều nhất".

Với những lo ngại về tăng lương sẽ có tác động đến giá cả và gây áp lực đến lạm phát trong 6 tháng cuối năm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù lương cơ sở được tăng từ 1/7/2024, nhưng việc điều chỉnh lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, cần tập trung vào các giải pháp quản lý thị trường, giám sát chặt chẽ biến động giá cả, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá./.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Mùa thu lịch sử trong ký ức những cựu chiến binh

Mùa thu lịch sử trong ký ức những cựu chiến binh

Trong ký ức của những người cựu chiến binh ở Sài Gòn ở tuổi xưa nay hiếm, ngày Tết Độc lập 02/9/1945 có ý nghĩa thiêng liêng. Mùa thu ấy ghi dấu một trang sử lịch sử hào hùng, đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới cho Việt Nam.

Đi dưới bóng cờ

Đi dưới bóng cờ

Bạn thân mến, thong dong trên phố Hà Nội những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9, bạn sẽ thấy sắc cờ rực rỡ khắp nơi, từ ngoài đường vào tận sâu trong ngõ. Những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió thu, dấy lên một niềm rộn ràng và hân hoan trong lòng mỗi người, khi đi chơi Tết Độc lập.

Tùng Dương và Oplus quảng bá vẻ đẹp đất nước mừng Tết Độc lập

Tùng Dương và Oplus quảng bá vẻ đẹp đất nước mừng Tết Độc lập

Tùng Dương và nhóm nhạc Oplus quảng bá vẻ đẹp đất nước mừng Tết Độc lập bằng MV mang tên "Việt Nam muôn màu". Ca khúc thể hiện cảm xúc trân trọng của các nghệ sĩ nhân dịp chào mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9.

MXV-Index giảm nhẹ trong bối cảnh diễn biến thị trường trái chiều

MXV-Index giảm nhẹ trong bối cảnh diễn biến thị trường trái chiều

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong tuần cuối tháng 8 (26-30/8). Trong khi giá của 6 trên 7 mặt hàng nhóm nông sản đồng loạt tăng mạnh thì sắc đỏ bao phủ toàn bộ thị trường năng lượng.

Tổng cục Thuế triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai

Tổng cục Thuế triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế triển khai Luật Đất đai số 31/2024/QH15 và Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ.

Hà Nội: 50.000 cho một lượt gửi xe máy dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội: 50.000 cho một lượt gửi xe máy dịp nghỉ lễ 2/9

Lợi dụng nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9, nhiều tổ chức, cá nhân trông giữ xe trái phép đã có hành động “chặt chém”, thu tiền gửi xe với mức giá lên đến 50.000 đồng/lượt gửi xe máy.

Giải đua S.O.C OFFROAD TG – TOYOTA DAK NONG 2024 diễn ra vào tháng 10

Giải đua S.O.C OFFROAD TG – TOYOTA DAK NONG 2024 diễn ra vào tháng 10

Từ ngày 02 - 06/10/2024, Câu lạc bộ Xe địa hình Sài Gòn phối hợp cùng Sở Văn hóa thể thao - Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức Giải đua xe thử thách địa hình tại TP Gia Nghĩa – Nam Nung, tỉnh Đắk Nông (Giải đua S.O.C OFFROAD TG – TOYOTA DAK NONG 2024).