Mua vàng đã khó, bán cũng chẳng dễ
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia và người dân bởi những tác động của nó mang lại.
Từ khi Hà Nội thực hiện chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, quán phở của gia đình Anh Lưu Mạnh Hải, ở Vạn Phúc, quận Ba Đình sụt giảm tới 80 tô/ngày do khách thích ngồi ăn ở vỉa hè và không có chỗ đỗ xe.
Khi được hỏi về đề xuất cho thuê vỉa hè, anh Hải Hào hứng: "Anh cũng rất tha thiết mong muốn được thuê lại vỉa hè kinh doanh thuận lợi cho người dân. Khi kinh doanh như thế người dân sẽ chủ động hơn, đỡ gọi là lấn chiếm vỉa hè. Nếu cho thuê, giá nhà nước phải tham khảo và định giá cho người dân theo thôi".
Còn chị Bích Liên mặc định, thuê cửa hàng sẽ được sử dụng vỉa hè phía trước nên chỉ với cửa hàng vèn vẹn 10m2, từ hơn một tháng nay, lượng khách đến ăn trưa tại cửa hàng của chị giảm tới 2/3.
Chị Liên băn khoăn về mức giá và mục đích sử dụng tiền cho thuê vỉa hè: "Tôi không bao giờ muốn thuê vỉa hè và cũng không biết là tiền ấy nhà nước dùng vào mục đích gì. Nếu như Nhà nước công bố mục đích rõ ràng của việc cho thuê vỉa hè trên phương tiện truyền thông thì chúng tôi chấp hành với mức giá cả hợp lý. Nếu mà giá quá cao chúng tôi không đáp ứng được".
Những băn khoăn của chị Liên, anh Hải cũng là điều mà nhiều người dân mong muốn có câu trả lời từ chính quyền.
Ở góc độ chuyên gia giao thông đô thị, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Quang, cán bộ của tổ chức HealthBridge của Canada tại Việt Nam cho rằng, vỉa hè có chức năng chính là dành cho người đi bộ, nên trước tiên phải dành không gian tối thiểu từ 1,5-2 mét đảm bảo người đi bộ đi lại thuận tiện.
Việc cho thuê vỉa hè có thể được tính đến đối với những tuyến phố có vỉa hè rộng, sau khi dành không gian cho người đi bộ.
Nhưng theo ông Quang, phải đảm bảo nguyên tắc: "Có 2 nguyên tắc, vỉa hè dành cho người đi bộ và ô tô không được đỗ trên vỉa hè. Nếu còn không gian, chính quyền địa phương phải hoạch định, phạm vi nào để các hộ gia đình sử dụng, phần nào cho đỗ xe. Họ có thể cho thuê để lấy kinh phí tu bổ lại, hoặc tiếp tục nâng cấp vỉa hè".
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh cho , trong một số trường hợp, được sử dụng lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Nghị định 100 năm 2013 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Như vậy, tại một số địa phương vẫn được cho thuê vỉa hè: "Căn cứ vào các quy định pháp luật nói trên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại là cơ quan có thẩm quyền được lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời vỉa hè phố, lòng đường, nhưng với điều kiện là không được làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, quy định về thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đườngphù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương", Luật Sư Phạm Thành Tài cho biết.
KTS Trần Huy Ánh, Hội viên Hội KTS Hà Nội nhận định, việc cho thuê vỉa hè tại các đô thị đã xảy ra từ hàng chục năm nay nhưng không chính thức. Vỉa hè là công sản, việc cho thuê vỉa hè thực chất là hợp thức hóa việc khai thác công sản tùy tiện, từ không gian, địa điểm tạo nên nguồn lợi không chính thức và khiến vỉa hè trở nên lộn xộn hơn.
Ông Ánh cho rằng không nên cho thuê vỉa hè: "Công sản đem cho thuê đem lại là một nguồn lợi phi chính thức. Giá cho thuê cũng đã là bất ổn. Luật cũ không khuyến khích, thậm chí là nghiêm cấm cho thuê vỉa hè, nhưng mọi người viện dẫn cần linh hoạt để tạo điều kiện sinh kế. Bản chất là làm cho quan hệ về tài sản công tư lẫn lộn. Và cũng có thể là mồi ngon của tham nhũng trong chuyện này. Lấy công sản cho thuê giá rẻ mạt thì nó triệt tiêu tính cạnh tranh trong việc khai thác không gian đô thị và họ thu lợi một cách không công bằng".
KTS Trần Huy Ánh cho biết thêm, giá cho thuê vỉa hè đưa ra thấp bằng 1/10, thậm chí 1/20 giá thuê các cửa hàng, dẫn đến nhiều người muốn thuê vỉa hè hơn là thuê cửa hàng do giá rẻ và rất dễ chiếm dụng do không có có giới định cụ thể. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp về không gian kinh doanh vỉa hè.
TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng cho thuê vỉa hè theo cơ chế thị trường để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng phải đảm bảo ưu tiên dành không gian cho người đi bộ.
Xác định mức giá cho thuê vỉa hè theo ông Doanh cần thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và không giữ cố định: "Về giá cần được đưa ra điều chỉnh lại theo diễn biến của thị trường, có thể điều chỉnh 6 tháng/ lần. Tôi nghĩ nên phân cấp, nên có những quy định, cấp phường, cấp quận được bao nhiêu, còn thành phố được bao nhiêu, bảo đảm là các đơn vị quản lý trật tự vỉa hè có một nguồn thu nhất định để bảo đảm về công việc của họ và bảo đảm hài hòa ba lợi ích lợi ích của người dân, lợi ích của người quản lý và nguồn thu của Nhà nước".
TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội viên Hội Quy hoạch phát triển đô thị Tp.HCM đồng tình với việc cho thuê vỉa hè, người thuê vỉa hè kiếm bởi đó là công bằng xã hội. Tuy nhiên, mức giá cho thuê không thể “cào bằng” giữa các tuyến phố và các địa bàn khác nhau.
"Nếu chúng ta làm theo kiểu cào bằng thì nó sẽ xảy ra sự xô dịch, có nơi thừa giả tạo, có nơi thiếu giả tạo. Chính quyền phải nghiên cứu rất kỹ đến khả năng đóng của người dân và đưa ra mức giá thuê phù hợp. Nếu đưa ra mức giá thuê cao hơn mức thu nhập mà người lao động có thể kiếm được người dân sẽ không thuê, bớt đi những người ngồi bán vỉa hè. Tuy nhiên số lượng người nghèo và cận nghèo tăng lên", TS Nguyễn Hữu Nguyên cho biết.
Một số chuyên gia nhấn mạnh, quá trình thu và sử dụng phí cho thuê vỉa hè cũng rất dễ xảy ra tiêu cực. Bởi vậy, chính quyền địa phương cũng cần xem xét ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào thu phí vỉa hè nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, tránh tình trạng tham nhũng, trục lợi.
Đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về an toàn cho người đi bộ, giao thông công cộng, an ninh và thẩm mỹ đô thị. Vỉa hè vốn có chức năng chủ yếu là phục vụ cho người đi bộ, nên cần tìm những giải pháp khác để làm gia tăng cơ hội kinh doanh và thu nhập của thành phố thay vì cho thuê không gian vỉa hè.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Hãy nghĩ khác đi".
Việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh tại Hà Nội đang trở thành một đề xuất được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tôi cho rằng cho thuê vỉa hè để kinh doanh không phải là một ý tưởng tốt cho thành phố Hà Nội.
Một trong những lý do đưa ra để ủng hộ đề xuất này là tạo thu nhập cho thành phố và cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một lý do đủ để đồng ý với đề xuất này. Thực tế, việc cho thuê vỉa hè sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như gây ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố.
Ngoài ra, việc cho thuê vỉa hè cũng sẽ gây ra sự tranh chấp giữa các doanh nghiệp và dẫn đến sự bất công trong việc phân phối vỉa hè. Ngoài ra, việc cho thuê vỉa hè cũng sẽ làm tăng giá thuê và làm giảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ.
Đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh tại Hà Nội là một ý tưởng không tốt vì nó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến giao thông công cộng, an ninh và thẩm mỹ đô thị. Đầu tiên, việc cho thuê vỉa hè sẽ tăng cường sự đông đúc trên đường phố, gây ra sự cản trở cho các phương tiện di chuyển và làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thuận tiện của người đi bộ và người lái xe, đặc biệt là trong những khu vực đông dân cư và tập trung kinh doanh.
Thứ hai, việc cho thuê vỉa hè cũng sẽ gây ra vấn đề về an ninh. Khi các doanh nghiệp thuê vỉa hè, họ có thể sử dụng không gian này để để lại các đồ vật và thiết bị, tạo điều kiện cho các hoạt động trộm cắp và phá hoại. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho lực lượng cảnh sát và làm giảm sự an toàn của khu vực. Cuối cùng, việc cho thuê vỉa hè cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ đô thị. Các hoạt động kinh doanh trên vỉa hè thường sử dụng các vật dụng và thiết bị không phù hợp với môi trường đô thị, gây ra sự mất cân đối và làm giảm giá trị thẩm mỹ của khu vực.
Nếu vỉa hè được cho thuê, tất nhiên rất nhiều doanh nghiệp muốn thuê vỉa hè để kinh doanh, và việc này có thể gây ra nhiều vấn đề khó lường. Một trong những vấn đề tiềm tàng là sự xung đột giữa doanh nghiệp và người đi bộ.
Khi doanh nghiệp chiếm dụng vỉa hè, người đi bộ sẽ không có đường đi rộng rãi để di chuyển, đặc biệt là những người già, trẻ em và người khuyết tật. Việc này có thể gây ra tai nạn và bất tiện cho người đi bộ, thậm chí là sẽ có những xô xát nảy sinh.
Ngoài ra, việc quản lý và giám sát việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh cũng rất khó khăn. Các quy định về việc sử dụng vỉa hè đã được ban hành, tuy nhiên, việc thực thi chúng lại rất khó khăn. Doanh nghiệp có thể vi phạm các quy định đó và không tuân thủ các quy tắc của chính quyền địa phương. Việc này có thể dẫn đến sự bất công và gây ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
Việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh không phải là giải pháp tốt cho thành phố Hà Nội. Thay vào đó, chính quyền nên tìm ra các giải pháp khác để tạo cơ hội kinh doanh cho người dân mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người đi đường. Một số giải pháp khác có thể được thực hiện để tạo nguồn thu cho thành phố Hà Nội và cung cấp cơ hội kinh doanh cho người dân mà không cần phải cho thuê vỉa hè.
Đầu tiên, chính quyền có thể cải thiện quản lý các chợ hiện có, đảm bảo việc bán hàng diễn ra đúng quy định, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng đến người đi đường. Thứ hai, chính quyền có thể khuyến khích kinh doanh trực tuyến, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân có thể tiếp cận với khách hàng trên toàn quốc một cách dễ dàng và tiện lợi.
Thay vì tìm kiếm giải pháp ngắn hạn, chúng ta cần tìm cách thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội, đảm bảo sự an toàn và tiện nghi cho người dân. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một thành phố đẹp, sạch và sống động.
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Đi đường cao tốc nhưng không thể đi nhanh là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả đầu tư đường cao tốc. Nhưng không chỉ có thế, việc quy định tốc độ phương tiện trên đường cao tốc hiện nay thậm chí còn khiến người lái xe bối rối.
Bộ Công an đang đề xuất tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Theo đề xuất này, có những hành vi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần, lên tới 48-52 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.
Theo thống kê, xe máy chiếm đến 60% tổng số phương tiện gây TNGT trong 10 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, học sinh từ 16-18 tuổi sử dụng xe gắn máy rất phổ biến, tuy nhiên, hiểu biết pháp luật về trật tự ATGT của các cháu gần như đang là con số 0, khiến nguy cơ tai nạn rất cao.
Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.
Rác hữu cơ sau khi phân loại nếu được đựng trong một chiếc túi nilong hữu cơ sẽ đảm bảo được hiệu quả phân hủy rác ngoài môi trường tốt hơn. S4N, chiếc túi nilong hữu cơ được các thầy trò trường Khoa học tự nhiên nghiên cứu thành công là một tín hiệu vui cho môi trường xanh bền vững hơn trong tương lai.