Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Chợ lên theo con nước

Nhóm PV: Chủ nhật 30/10/2022, 15:01 (GMT+7)

Miền Tây, những ngày dòng nước thượng nguồn đổ về, những nhánh sông bàng bạc trắng xóa. Khi những cánh đồng “no nước”, nơi đây chính thức bước vào mùa sản vật trời cho. Giữa mênh mông những ngày “con nước nhảy”, giới hạ bạc lại rôm rả mưu sinh sau những năm “đói lũ”.

Và cũng nhờ đó, tại các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu như miệt Đồng Tháp, An Giang, tự bao đời nay đã hình thành nên những phiên chợ vô cùng độc đáo: chợ đồ đồng “lên” theo con nước… 

Phụ nữ làm cá là hình ảnh quen thuộc mỗi sáng sớm ở Phú Hội. Ảnh: Người lao động

Phụ nữ làm cá là hình ảnh quen thuộc mỗi sáng sớm ở Phú Hội. Ảnh: Người lao động

Là vùng đất thuộc địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang - nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia, xã Phú Hội là một trong những địa phương đầu tiên của Việt Nam đón dòng nước mẹ Mekong xuôi về miền hạ. Hàng năm, cứ đến tầm tháng 8, tháng 9, trên đồng nước, câu chuyện mưu sinh của những người làm nghề hạ bạc đã bắt đầu. Khi mùa nước lên, vợ chồng anh Cao Văn Hồng và chị Hồ Thị Măng chèo ghe ra đồng, mang theo dụng cụ bắt cá, đó cũng là “nghề” mang lại nguồn thu nhập chính của anh chị những ngày nước trắng đồng:

"Thấy cực dữ lắm mỗi ngày hai vợ chồng kiếm được từ 100 đến 200 ngàn. Bỏ tiền xăng dầu thì cũng còn được hơn 100.000 đồng. Đi đêm hôm mưa gió thì phải chịu rồi đó. Có khi mưa lớn quá thì mình chùm mưa nhỏ thì mình cũng đi soi nữa. Nếu mình nghĩ thì sẽ không có cá. Anh em ở đây đi khoảng 7 8 chục xuồng.

Có khi 3 giờ sáng, 2 giờ mấy sáng đã phải đi rồi, sóng gió cũng phải đi. Có hai đứa con có chồng có vợ nên phải ráng. Một ngày làm được 5-6 chục, 7-8 chục, chừng có khi 100.000 đồng. Nếu bán được hai buổi thì được 100.000 đồng. Những ngày không làm thì thôi sóng gió thì nghỉ".

Vợ chồng anh Hồng – chị Măng cho biết thêm, dù đặt không nhiều dớn nhưng năm nay cá tôm cũng không còn nhiều như trước, mỗi ngày với ba bốn cái dớn, anh chị kiếm được vài trăm ngàn đồng, so với trước đây thì “không ăn thua”. Không chỉ giăng câu, thả lưới bắt cá, tôm, ốc…, nhiều hộ còn ra đồng hái bông súng, bông điên điển, rau nhút, hẹ nước để tăng thêm thu nhập.

Bà Trần Thị Mỹ Dung và anh Lưu Văn Nhựt từ thành phố Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) lặn lội đến đây để hái bông súng mỗi mùa nước, thu nhập cũng khấm khá: "Hai vợ chồng nhổ cũng được nhiều lắm. Một bó cũng được 8.000. Thức đêm 1 giờ khuya là đi làm. Thức đêm mệt mỏi dữ lắm nhưng nghèo khổ quá phải làm chứ sao bây giờ.

Làm nghề này cũng ba chục năm rồi, sống trên này nhờ mua bán mùa nước, còn mùa khô thì mình làm ruộng cũng không đủ sống. Nhờ đi trên này bán bông súng mùa nước. Vợ chồng bẻ thêm rồi gom của những người mối rồi mình đi bỏ cho mối".

Những bó bông súng được nhổ trên đồng cũng đem lại thu nhập thêm cho nhiều gia đình. Ảnh: Người lao động

Những bó bông súng được nhổ trên đồng cũng đem lại thu nhập thêm cho nhiều gia đình. Ảnh: Người lao động

Những chuyến đi khai thác thủy sản bắt đầu từ tờ mờ sáng trên tắc ráng, vỏ composite gắn máy đuôi tôm chạy phăng phăng trên đồng nước, buổi trưa cập bến để mang sản vật lên vựa cân đong bán cho thương lái. Từ những vựa thu mua này, sản vật mùa lũ được vận chuyển ra các chợ để bán. Dù là cá, tôm, hay bông súng, điên điển… cũng đều được tập kết một địa điểm để thương lái đến mua.

Tại khu vực chợ thuộc xã Phú Hội, huyện An Phú, nhịp sống hối hả đã bắt đầu từ tờ mờ sáng, trên bến dưới thuyền, người khuân kẻ vác, phân loại, đóng gói. Không khí không quá sôi động nhưng cũng đủ để nhận ra sự hối hả mưu sinh của người dân miền biên giới mùa nước lên. Sản vật thì phong phú, từ các loại cá, tôm, cua, cho đến rắn, chuột…

Bà Hồ Thị Nói - một chủ vựa thu mua cá linh nhiều năm tại chợ cá Phú Hội cho hay: "Chợ này năm nay mần cỡ khoảng được hai chục năm rồi. Chợ hồi trước kia nó nhỏ lắm nhưng bây giờ bự. Những người từ Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ với Long Xuyên người ta cũng lên đây những ghe lớn lên đây người ta cân. Tháng năm là bắt đầu chuẩn bị rồi bước qua tháng 6 là chuẩn bị đi cân rất là nôn nao để gặp mối mang các xứ lại đây, mình cũng mừng lắm. Giống như người ta ở miền khác lên thì mình cũng gặp vui vẻ mừng với nhau người ta đặt hàng thì mình được nhờ. Năm nay thất bát dữ lắm. Năm ngoái thì một xuồng được 50 – 70 – 100kg. Còn năm nay 10 kg, 8 kg".

Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành, An Giang) là một trong những nơi tập kết và buôn bán cá đồng vào loại nhất nhì miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú. Bên dòng kinh Mặc Cần Dưng, cảnh "trên bến dưới thuyền" lúc nào cũng đông đúc và rộn rã tiếng cười, nói huyên thuyên.

Theo các bậc cao niên, chợ cá đồng này đã có từ lâu, đến nổi không ai nhớ chính xác nó xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết, cứ mỗi mùa lũ về, chợ nhóm họp rất xôm, bán sỉ, bán lẻ đủ loại cá, như: cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá lóc, cá trèn răng, cá trèn bầu, cá kết bạc, cá chạch cơm, chạch lấu, cá chốt, cá heo…

Anh Dương Thanh Lý – một ngư dân và cũng là người bán cá đồng tại đây cho hay: "Mình mua cá đồng về mình bán, cũng dễ, mình ngồi chợ mình bán vậy thôi. Bà con ở đây thì thường thích ăn cá đồng hơn cá nuôi".

Rảo một vòng bờ kinh Mặc Cần Dưng, tiếng tát nước rột rạt của ngư dân cộng hưởng với tiếng cá nhảy lách chách dưới khoang xuồng, cứ tưởng như đây là ngày hội “khai thác cá”.

Loay hoay xách từng vợt cá rọng sống đổ lên xe, anh Trần Văn Cường – chủ một vựa cá trong chợ cho hay: "Nếu mà cá chốt không cỡ 1 tấn mấy, còn cá này cá kia, lươn, nói chung đồ nước thì nhiều lắm. Đồ đồng thì nó thiên nhiên, tự nhiên. Còn giờ đồ nuôi thì giờ phức tạp quá, thuốc men, này kia nhiều quá người ta ăn người ta cữ".

Chợ số 10 hoạt động thâu đêm suốt sáng, lúc nào cũng náo nhiệt. Những chiếc ghe cuối cùng chở cá khẳm đừ mang về cân cho tiểu thương cũng là lúc trời vừa ửng sáng.

Anh Nguyễn Thái Đủ, một thương lái chuyên thu gom cá mồi (cá chết các loại) dong chiếc vỏ lãi cặp tại bờ kinh Mặc Cần Dưng để thu gom cá. Nếu như các tiểu thương trên bờ cân cá rọng sống thì anh Đủ là bạn hàng chuyên cân cá mồi để giao lại cho các chủ hầm nuôi cá bông, cá lóc thương phẩm. Anh Đủ cho biết, nguồn cá mồi tại chợ số 10 rất nhiều, hàng đêm anh Đủ cân từ 3-4 tấn cá giao cho các chủ hầm. Bắt đầu từ tháng 7 đến cuối tháng 11 (âm lịch), anh Đủ đều có mặt tại chợ số 10 để thu gom cá mồi. Nước rút, anh Đủ tiếp tục cân cá dỡ chà theo các dòng kinh. Đây là thời điểm buôn bán cá, kiếm thu nhập khá trong năm.

Một góc chợ cá đồng Trường Xuân. Ảnh: Tuổi trẻ

Một góc chợ cá đồng Trường Xuân. Ảnh: Tuổi trẻ

Nằm giữa vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười giàu cá tôm, ngay điểm giao giữa 3 tỉnh Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang, chợ cá đồng Trường Xuân (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bao năm qua được nhắc đến như một chợ sỉ cá đồng lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Theo ban quản lý chợ cá đồng Trường Xuân, chợ có từ hàng chục năm nay. Ban đầu chỉ là chỗ mua bán tự phát của người dân bên dòng kênh Nguyễn Văn Tiếp, nơi tiếp giáp giữa tỉnh Long An - Đồng Tháp. Cách đây hơn 10 năm, chợ được dời vào vị trí hiện nay với quy mô 15-20 vựa hoạt động quanh năm. Bình quân mỗi ngày chợ cung cấp trên dưới 10 tấn cá cho các thương lái để bán lẻ tại các chợ khác.

Cô Phan Thị Mao – bán cá tại chợ Trường Xuân cho biết: "Cá nhà đi làm rồi ấy, ra đây rồi sang, còn nhiêu bán không hết thì bán lẻ".

Ở chợ cá Trường Xuân, khối lượng tiêu thụ của những đặc sản mùa nước nổi miền Tây được tính từ hàng trăm kilogam đến hàng tấn. Chợ hoạt động nhộn nhịp nhất vào mùa nước nổi theo hai mốc giờ: Từ 2h - 5h và từ 14h - 18h. Dù là đêm hay ngày, chợ lúc nào cũng tấp nập người mua, kẻ bán.

Mỗi ngày từ 3h, hàng chục chiếc ghe chở cá từ nhiều nơi tập kết về khu chợ này. Cá nhiều và mỗi thương lái đều có mối riêng nên không có chuyện tranh mua, giành bán tại đây. Điểm đặc biệt ở chợ cá đồng Trường Xuân là việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng và dễ dàng vì giá cả đã được thương lượng từ trước.

Anh Trần Gia Kiệt - một anh tài xế hay chở cá đồng từ chợ Trường Xuân đem giao ở Bình Dương, TPHCM cho biết: "Này là mua từ 6h sáng, tới 9 - 10h mình về, chở đi Bình Dương".

Một giờ khuya, cảnh vật im ắng, thanh âm yên bình của đồng quê sẽ bị xé tan bởi tiếng ghe tành tạch từ các cánh đồng lũ đổ về chợ cá đồng Trường Xuân, nằm cặp mé kênh Tứ. Phần lớn là ghe của thương lái chở cá linh non và một số ghe của người dân đánh bắt trực tiếp. Những mẻ cá linh được xúc từ khoang ghe lên còn nhảy tanh tách nhanh chóng được cân rồi cho vào từng thùng nhựa đưa lên các xe tải biển số TP.HCM, Cần Thơ, Tiền Giang... để chở thẳng đi các chợ bán lẻ.

Dẫu cuộc sống còn lắm nhọc nhằn, vật lộn với những gian lao, “một nắng hai sương” vất vả, nhưng những cư dân chợ đồ đồng vẫn biết ơn với sông nước Mekong, cùng hạnh phúc đón nhận những món quà của thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho cư dân miền châu thổ, để những cuộc mưu sinh bớt đi những gánh nặng lo toan.

Sau những đêm mệt nhoài với cá tôm, ếch nhái, họ chạy về xóm neo ghe lại. Cùng nhau chia sẻ những chén cơm, chén canh ngọt lịm từ sản vật mùa nước nổi. Cứ thế, họ gắn bó, yêu thương, đùm bọc nhau trong những lúc hoạn nạn của đời thương hồ.

Và những chiếc xuồng cứ miệt mài chạy theo con nước, lại hình thành nên những xóm dớn, xóm đơm, xóm câu mới, quần tụ dân chài từ khắp các vùng quê của miền Tây làm nên nhịp sống mới nơi thượng nguồn vùng biên.         

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.