Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Chợ Đèn Dầu Cao Lãnh, nét xưa giữa lòng thành phố trẻ

Nhóm PV: Thứ bảy 17/12/2022, 13:26 (GMT+7)

Ở thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), có một khu chợ mà tên gọi của nó cũng gắn liền với nếp sinh hoạt văn hóa - ẩm thực của dân Cao Lãnh trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước – đó là Chợ Ngã tư Đèn Dầu.

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Từ xa xưa, đèn dầu là một vật dụng thân quen có mặt trong mọi gia đình, gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của người dân Nam Bộ. Nhắc đến ngọn đèn dầu của những năm gian khó, có lẽ người ta cũng sẽ khó lòng quên hình ảnh leo lét của chiếc đèn dầu những phiên chợ sớm.

Đó là ánh đèn của những người chờ đón mua lại đồ nông sản, như trái cây, gà vịt của nông dân đem ra chợ bán. Họ ngồi co ro trong bóng đêm, trước mặt để một cây đèn dầu nhỏ. Ai muốn bán gì, cứ ghé lại. Người bán và người mua như quen biết nhau, họ nói chuyện nho nhỏ, việc buôn bán diễn ra nhanh chóng dưới ánh đèn dầu mờ mờ…

Những ánh đèn dầu, dù đã tắt lịm mấy chục năm nay, nhưng thứ ánh sáng dịu dàng ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức của biết bao người.

Ở thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), có một khu chợ mà tên gọi của nó cũng gắn liền với nếp sinh hoạt văn hóa - ẩm thực của dân Cao Lãnh trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước – đó là Chợ Ngã tư Đèn Dầu.

Ngã tư Đèn Dầu

Ngã tư Đèn Dầu

Trong miền ký ức của những người cao niên đã từng sống ở thành phố mang tên người sáng lập - Ông Bà Cao Lãnh, đều nhớ về một địa điểm quen thuộc được gọi tên là “Ngã tư đèn dầu” mấy mươi năm về trước... Thời ấy, khi chưa có điện, mọi hoạt động sinh hoạt ban đêm đều nhờ ánh sáng loe loét của những chiếc đèn dầu, cũng chính vì thế mà cái tên bình dị “Chợ đèn dầu” cũng dần trở thành danh gọi cho ngã tư này.

Nơi đây là điểm hẹn ăn uống bình dân nhưng không kém phần độc đáo của cư dân Cao Lãnh xưa. Cháo, thì nào cháo vịt cháo gà, nào cháo lòng, cháo huyết. Bún thì có bún riêu, bún bò. Gỏi thì gỏi cuốn, bì cuốn… Toàn là những thứ dân dã đồng quê. Khách ngồi chen chúc trên những bộ ghế gỗ thấp, người này kề lưng người kia, không phân biệt sang hèn, vị trí xã hội cao thấp… ấy vậy mà vui.

Ai cũng thân quen nhau hết, mà nếu chưa quen thì cũng “trước lạ sau quen”. Khách thì biết hiểu tính từng người chủ quán. Chủ quán thì thuộc từng cái tên lẫn các “thứ” và “gu” từng người khách một. Nhưng rồi, cái gì cũng có quy luật hình thành, phát triển rồi biến mất, địa danh “Ngã tư đèn dầu” đã không còn le lói những cái đèn dầu nữa, mà đã dần sáng đèn điện.

Và, cũng không biết từ khi nào hàng quán ngày xưa thưa thớt dần, rồi chỉ còn lưa thưa vài hàng ăn và cái chợ hoa quả giữa đường. Nhưng bà con đi xa nhà vẫn nhơ nhớ, mà người ở ngay quê cũng không quên địa danh “Ngã tư đèn dầu”. Và chính vì vậy mà thành phố đã cho khôi phục lại khu ẩm thực tại vị trí ngày xưa.

Chủ trương làm “sống” lại một nơi còn lưu dấu nét cũ bước đầu đã được số đông bà con và những người còn hoài cổ đón nhận một cách phấn khích. Khu chợ ẩm thực mới này dần sáng hơn, sạch hơn, ngăn nắp và tươm tất hơn.

Bà Đỗ Thị Diễm Hồng – ngụ phường 2, TP Cao Lãnh, vui mừng nói: "Thứ nhất là thấy nó khang trang, thứ hai là thấy ổn định chợ, thứ ba là thấy khu này an ninh. Đến đây ăn chợ đêm tui thấy thoải mái, xe đậu cũng an ninh, thấy cũng sạch sẽ. Mọi lần người ta kêu đây là khu “đèn dầu”, bây giờ trang trí như vầy đúng ý như hồi xưa luôn".

Hồi xưa, khi dân còn nghèo thì ăn chỉ cốt cho no bụng, miễn vừa túi tiền là được, mà được vui vẻ chút đỉnh thì càng tốt. Nhưng ngày tháng đã đổi thay, bà con mình khá giả hơn. Vậy là, từ ăn cho no giờ chuyển sang ăn cho ngon, rồi ăn cho sạch, và còn hơn thế nữa. Lúc trước, nơi đây chỉ là nơi tụ họp của cư dân địa phương ăn uống nhưng bây giờ còn là điểm đến tham quan, trải nghiệm cho khách thập phương. Chính vì thế bà con hàng quán ai nấy cũng cố gắn học cách chế biến sao cho vừa ngon vừa sạch, mua bán, ứng xử sao cho “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

12345

Khu chợ Đèn Dầu mới được thành phố Cao Lãnh đầu tư xây dựng lại được khai trương vào tháng 1 năm 2019. Sau gần một năm rưỡi đi vào hoạt động, khu chợ đã trở thành điểm hẹn ẩm thực của người dân trong thành phố và cả dân ở các huyện lân cận.

Do tọa lạc ở vị trí khá thuận lợi, nằm trên trục đường Lê Lợi (thuộc phường 2), một hướng đi về nhà lồng chợ Cao Lãnh, một hướng đi ra bờ sông và công viên Hai Bà Trưng - nơi vui chơi giải trí của cư dân thành phố, nên hoạt động buôn bán nơi đây luôn sầm uất, nhộn nhịp.

Ngoài ra, kể từ khi chợ Đèn Dầu mới hoạt động từ năm 2019 tới nay, công trình đi vào hoạt động đã kết nối với các địa điểm du lịch của thành phố như Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và đền thờ ông bà Đỗ Công Tường; tạo thành một chuỗi liền hoàn trong việc tham quan, ăn uống và mua sắm. Với diện tích sử dụng hơn 1.000m2, bố trí 50 quầy; hiện nay đã có 37 tiểu thương đăng ký buôn bán các dịch vụ ăn uống. Thời gian hoạt động mỗi ngày của khu ẩm thực sẽ bắt đầu từ 14 giờ 30 phút đến 24 giờ.

Nơi đây bây giờ không chỉ là nơi hẹn hò của giới trẻ thành phố, mà còn là nơi để những thế hệ trung niên đến để hoài niệm về những ký ức của khu chợ Ngã tư Đèn Dầu xưa. Dù được đầu tư mái hiên và sân bãi khang trang hiện đại, nhưng khu chợ mới vẫn được trang trí hàng chục chiếc đèn dầu treo hai bên mái hiên, nhằm tạo hình ảnh đặc trưng cho chợ; đồng thời, làm sống lại những nét cổ xưa giữa lòng một đô thị trẻ.

Nói về ý nghĩa của việc phục dựng lại khu chợ này, ông Lê Thành Công – Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Đồng Tháp, cho biết: "Thành phố muốn xây dựng lại chợ Ngã tư đèn dầu ngày xưa, bán ẩm thự về đêm. Mặc dù sống trong gia đoạn khó khăn nhưng người dân sống rất hiền hòa, rất đầm ấm, từ đó xây dựng hình ảnh du lịch của thành phố, thân thiện, thu hút và giữ chân khách du lịch đến với thành phố Cao Lãnh".

Khi phố thị lên đèn, chợ ẩm thực Đèn Dầu như một bức tranh sinh động giữa lòng thành phố. Mọi người đến tham quan, mua sắm và cùng nhau ăn uống. Ở đây có rất nhiều món ăn ngon, giá cả thì lại rất phải chăng. Ngoài ra, những món ăn vặt cũng rất đa dạng. Chính vì thế, đây còn là điểm dừng chân của khách du lịch khi đến tham quan thành phố về đêm. Những người con gốc Cao Lãnh cũng từ đó mà thêm phần tự hào về quê hương mình.

Chị Nguyễn Thái Minh Trang chia sẻ: "Tôi thấy có một khu chợ sạch sẽ, vừa tiện nghi, vừa đa dạng như vậy, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch. Nói chung nhìn nó sạch sẽ hơn khu ăn uống cũ. Người quy hoạch cũng khéo léo khi phía bên trên người ta treo đèn dầu, treo thẳng tấp, nhìn bắt mắt, với lại nó thoáng rộng, nhiều gian hàng ăn uống đa dạng.

Bên cạnh những khu di tích lịch sử, dân du lịch đến đây rất là thích thưởng thức ẩm thực của người miền tây. Đặc biệt ở chợ này có món bánh xèo, một món ăn rất nổi tiếng ở Cao Lãnh rồi, khi du khách đến đây, đây cũng là một đặc trưng để mà thu hút khách du lịch đến với thành phố của mình".

Dù Cao Lãnh hôm nay ngày càng phát triển với những công trình khang trang, nhưng đâu đó vẫn còn những nét hoài cổ thoáng qua trong vài công trình, tiểu cảnh, làm cho nhiều người không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ về một thời gian khó.

Còn nhớ Cao Lãnh vào những năm 1980 vẫn còn là đồng ruộng hoang sơ, nằm một góc ven Đồng Tháp Mười. Con đường Lý Thường Kiệt và Bưu Điện tỉnh bây giờ cũng chỉ là thửa ruộng sình lầy. Trụ sở của các ban ngành tỉnh chỉ là những khu nhà xây cũ kỹ, trời mưa là ngập nước. Đường sá thì phần lớn là đất đỏ, ngay cả quốc lộ 30 huyết mạch cũng vậy.

Những năm 1990, hễ mùa nước lũ là cả Cao Lãnh bị ngập. Nhưng rồi người dân và chính quyền đã bắt tay xây dựng đô thị mới đẹp đẽ hơn. Từ một vùng đất trũng thấp ngập nước, Cao Lãnh đã trở thành một thành phố khang trang, đường sá rộng thênh thang, nhà cửa xây dựng ngăn nắp, xứng tầm là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp.

Bức tranh toàn cảnh của đô thị loại II Cao Lãnh đang dần hiện ra rõ nét với những công trình được đầu tư xây dựng, phố sá văn minh, đời sống cư dân ngày một nâng cao. Tình hình kinh tế - thương mại của thành phố có những chuyển biến tích cực, trong đó việc đầu tư các khu thương mại là hướng đi đúng đắn mà chính quyền và người dân thành phố đang cùng chung tay xây dựng.

Việc khôi phục lại khu chợ Đèn Dầu nổi tiếng một thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa bản địa; đồng thời thúc đẩy thương mại, kết nối du lịch, góp phần khẳng định những nét đặc sắc của vùng đất “Thủ phủ đất sen hồng”.

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.