Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

"Chặt chém" dịp lễ Tết, xử lý đến đâu là vừa?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 13/02/2025, 09:41 (GMT+7)

3 bát bún bị thu giá 1,2 triệu đồng tại Hà Nội; một nhóm 20 du khách nước ngoài tố bị chặt chém hóa đơn ăn uống hơn 20 triệu đồng tại Khánh Hòa…

Kinh doanh kiểu “chặt chém” không chỉ gây bức xúc cho khách hàng, làm xấu hình ảnh của địa phương mà chính cơ sở kinh doanh cũng bị thiệt hại nặng nề, khi bị đông đảo người tiêu dùng tẩy chay, bị chính quyền địa phương vào cuộc, yêu cầu tạm dừng kinh doanh, thậm chí đóng cửa.

Tuy vậy, cũng có những ý kiến đặt vấn đề: sự vào cuộc của chính quyền địa phương đến đâu là vừa? Xử lý hành chính hay để thị trường thanh lọc?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 12h30-13h30, thứ Năm (13/02/2025) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP.HCM với chủ đề: “Chặt chém" dịp lễ tết, xử lý đến đâu là vừa?”

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: Ông Kiều Đình Cảnh, Đội trưởng Đội QLTT số 4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội và ông Lê Anh Đạt, Phó Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết.

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY?

Ngày mùng 1 Tết vừa qua, mạng xã hội ôn xao trước thông tin một quán bún riêu tại Hà Nội thu của khách 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún khiến nhiều người bức xúc. Tiếp đó, một đoàn du khách nước ngoài cũng bị tố thu hóa đơn ăn uống hơn 20 triệu đồng ở Khánh Hòa.

Hoặc trường hợp một chủ tài khoản facebook đăng trên mạng xã hội phản ánh rằng anh phải trả 250.000 đồng để rửa chiếc ô tô tại TP. Hải Dương. Mức giá này cao gấp 3 lần so với ngày thường…

3 bát bún riêu của nhóm khách ăn lúc 1h sáng ngày mồng 1 Tết bị thu giá 1,2 triệu đồng (Ảnh: Dân Trí - Nhân vật cung cấp).

3 bát bún riêu của nhóm khách ăn lúc 1h sáng ngày mồng 1 Tết bị thu giá 1,2 triệu đồng (Ảnh: Dân Trí - Nhân vật cung cấp).

Việc tăng giá quá mức của các chủ nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh khiến người dân và du khách bất bình. Chị Bùi Thu Nguyệt (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội), kể lại cảm xúc của mình khi phải trả cốc cà phê với giá 90 nghìn đồng, gấp 3 ngày thường tại một cửa hàng trên khu phố cổ Hà Nội: "Tôi cảm thấy rất bất ổn. Như kiểu quá thể rồi. Nếu họ chỉ tăng 1-2 chục thì còn có thể vẫn chấp nhận được"

Anh Đỗ Hoàng Thắng (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng không giấu được sự bất bình khi một lần không hỏi giá trước, mà bị “chặt chém’ khi ăn ở hàng quen ngày Tết: "Ngày Tết, hầu hết các quán đều muốn là kích cầu doanh thu lên, nhưng nó gây ra cảm giác rất khó chịu cho khách hàng. Vì đa phần số khách hàng ổn định, nhất là những khách hàng quen, nên khi ngày tết bị tính giá tăng gấp khoảng 10 lần, khiến mình rất khó chịu"

Một số người dân, du khách cũng bày tỏ, việc tự ý tăng giá, “chặt chém” dịp lễ, Tết diễn ra phổ biến và điều này không chỉ gây hại cho khách hàng, mà cả tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ:

"Mình thấy rất sợ, tăng giá cao nhất thì cũng chỉ lên đến 100 nghìn/một bát bún. Nên quy định trước với khách hàng là bình thường giá thế này, ngày lễ tết có thay đổi thế này"

"Đó là tham bát bỏ mâm, họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh"

Việc tăng giá, chặt chém khiến ngay cả người bán hàng đôi lúc cũng thấy bất bình. Anh Nguyễn Văn Thọ, một chủ nhà hàng ăn uống khá đông khách ở Tây Hồ, Hà Nội cho hay, đó là tư duy chộp giật của một số người làm ăn, kinh doanh, và điều này ảnh hưởng đến cả những người kinh doanh khác: "Tôi cũng bán hàng và tôi thấy việc đấy là tư duy cần phải được thay thế. Nếu như họ chỉ suy nghĩ để kiếm được 1-2 triệu trong dịp Tết thì có thể họ sẽ phải nhận lại thứ khác có khi còn tồi tệ hơn"

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang làm việc ở quán Aroma Beach bị tố “chặt chém” khách Trung Quốc (tối 602) - Ảnh Tuổi Trẻ

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang làm việc ở quán Aroma Beach bị tố “chặt chém” khách Trung Quốc (tối 602) - Ảnh Tuổi Trẻ

Theo luật sư Trần Xuân Tiền, giám đốc văn phòng luật sư Đồng Đội (Hà Nội), tình trạng “chặt chém” dịp lễ Tết là câu chuyện khá nhức nhối trong nhiều năm qua, tại nhiều địa phương và không có dấu hiệu thuyên giảm: "Đi lễ, Tết, thường mọi người mong muốn cái tốt đẹp, cho nên nhiều người cũng không mặc cả, hỏi giá trước, và cũng không chuẩn bị, vì nghĩ rằng ở đâu chẳng có. Rồi tâm lý ngày Tết cũng phải đắt, cho nên dẫn đến hiện tượng đó là do cũng cầu"

Việc tăng giá quá mức, tăng giá bất hợp lý của chủ nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh không chỉ làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của chính họ và gây ra “lợi bất cập hại”,  mà về lâu dài, không chỉ bị khách hàng quay lưng, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương, của đất nước trong mắt du khách trong nước và quốc tế.

CẦN THỎA THUẬN, HỎI GIÁ

Từng phải trả tiền cho dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cao hơn hẳn so với ngày thường, song chị Nguyễn Thị Dung (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) quan niệm, vào những dịp lễ, Tết, hay tại các điểm tham qua, du lịch, việc các chủ nhà hàng quán ăn thu cao hơn bình thường cũng vẫn được chấp nhận, miễn là có niêm yết giá, hoặc khách hàng hỏi giá trước và khi thanh toán, khách hàng chỉ phải trả đúng với số tiền đã thông báo:

"Thường thì mọi người đi ăn đều thuận mua vừa bán, nếu mình vào quán mình cũng hỏi bát này bao nhiêu, đồng ý thì vào ăn, không thì thôi, thì chặt chém gì được. Thay vì họ đi chơi, thì họ nai lưng ra làm thì họ nhận công cao hơn cũng xứng đáng thôi mà"

Ảnh minh họa - hanoimoi.vn

Ảnh minh họa - hanoimoi.vn

Quan điểm này cũng được anh Nguyễn Văn Tuyền, chủ nhà hàng Mộc Quán (Khu Ngoại Giao đoàn, Tây Hồ, Hà Nội) đồng tình, và cho rằng, vào những dịp lễ, Tết, lương trả nhân công cao gấp 2-3 lần ngày thường, thực phẩm cũng phải nhập giá cao hơn, thì việc nhà hàng, quán ăn thu thêm phụ phí cũng là lẽ đương nhiên: "Giá có tăng lên gấp 2-3 lần ngày thường thì em nghĩ hoàn toàn có thể chấp nhận được, vì chi phí những ngày đó, nhất là liên quan đến vấn đề thực phẩm, nhập cực kỳ khó, các nhà cung cấp người ta đều nghỉ hết, giá cũng đội lên, và chi phí nhân công cũng tăng lên, nên đương nhiên giá cũng tăng lên rồi"

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN cũng bày tỏ, người tiêu dùng, khách hàng cần biết cách tự bảo vệ mình khỏi tình trạng “chặt chém” bằng việc thỏa thuận, hỏi giá các mặt hàng trước khi sử dụng: "Nhiều khi họ chỉ thích kêu, mà mình lại không biết tự bảo vệ mình. Nhiều việc chứ không phải riêng việc này đâu. Đấy là một cái rất khó. Và một cái quan trọng là những người có trách nhiệm có đồng hành trong những đề xuất ấy hay không"

Luật sư Trần Xuân Tiền, Giám đốc Văn phòng luật sư Đồng Đội (Hà Nội) cũng cho rằng, để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng “chặt chém” dịp lễ, Tết, các khu vực lễ hội, bản thân khách hàng, người tiêu dùng phải thỏa thuận trước, hỏi giá cả các mặt hàng, đồ ăn uống.

Đặc biệt, về phía lực lượng quản lý thị trường, chính quyền địa phương, cần quản lý chặt chẽ, yêu cầu người bán hàng phải niêm yết giá, công khai giá, và những trường hợp “chặt chém”, thu quá giá niêm yết phải bị xử lý nghiêm: "Xử lý bằng rất nhiều cách, có thể là phạt hành chính, có thể không cho kinh doanh, truất quyền kinh doanh trong khu vực đó, Thứ hai là quản lý thị trường, quản lý giá cả"

Một số ý kiến cũng cho rằng, để hạn chế tối đa tình trạng này, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ từ nhiều phía, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, người kinh doanh và chính du khách.

Các cơ quan chức năng có liên quan, đặc biệt là chính quyền địa phương cần siết chặt việc quản lý giá cả, dịch vụ tại các khu vực lễ hội; Thành lập các tổ công tác chuyên trách kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… Đặc biệt, bản thân du khách cũng phải tìm hiểu giá cả về những sản phẩm, dịch vụ mình sắp mua, sắp sử dụng, nếu có tình trạng tăng giá bất hợp lý, cần lên tiếng mạnh mẽ để tự bảo vệ mình và có thể liên hệ cơ quan chức năng tại địa phương để được giải quyết.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bắt 12 bảo vệ Khu công nghệ cao nhận tiền “bảo kê” cho xe quá tải chạy trong giờ cấm

Bắt 12 bảo vệ Khu công nghệ cao nhận tiền “bảo kê” cho xe quá tải chạy trong giờ cấm

Để cho các xe trên 3,5 tấn được lưu thông qua Khu công nghệ cao trong khung giờ cấm, tổ bảo vệ đã thu của mỗi doanh nghiệp khoảng 30 triệu đồng tiền “bảo kê”.

Không gửi xe vẫn bị thu phí, cơ chế nào kiểm soát rủi ro?

Không gửi xe vẫn bị thu phí, cơ chế nào kiểm soát rủi ro?

Những ngày qua, một số tài xế liên tục phản ánh họ không gửi xe vào bãi, nhưng vẫn bị nhân viên quét mã để thu phí. Một số trường hợp chủ xe ngay lập tức phản đối, đã được các nhân viên thu phí trả lại tiền.

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 đặt ra các mức xử phạt nghiêm khắc đối với vi phạm giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp và tài xế tuân thủ quy định, giảm thiểu tai nạn và vi phạm.

Đỗ xe cổng bệnh viện Bạch Mai, biết vi phạm nhưng vẫn phải làm

Đỗ xe cổng bệnh viện Bạch Mai, biết vi phạm nhưng vẫn phải làm

Tình trạng lộn xộn, nhếch nhác tại các cổng bệnh viện là điều không khó để bắt gặp tại Hà Nội. Tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai (Giải Phóng, Hà Nội) vẫn tiếp diễn dù lực lượng chức năng liên tục ra quân xử lý.

5 thú vị về đường Nguyễn Trãi

5 thú vị về đường Nguyễn Trãi

Khám phá đường Nguyễn Trãi - tuyến đường huyết mạch bậc nhất Hà Nội với 5 cái "nhất" đầy thú vị.

Hà Nội: Cháy tầng 4 khu tập thể, may mắn không có thương vong

Hà Nội: Cháy tầng 4 khu tập thể, may mắn không có thương vong

Vụ việc xảy ra vào trưa nay (18/3) tại Khu tập thể số 11 Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Quên gạt chân chống gây tai nạn: Xe máy bị phạt 14 triệu, trừ 10 điểm GPLX

Quên gạt chân chống gây tai nạn: Xe máy bị phạt 14 triệu, trừ 10 điểm GPLX

Thính giả Văn An (Hà Nội), gần đây nghe được thông tin rằng nếu điều khiển xe mà quên gạt chân chống có thể bị phạt tới 14 triệu đồng.