Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Chấp hành Luật giao thông, cần cả truyền thông lẫn cưỡng chế

Nguyễn Sử: Thứ bảy 03/08/2024, 06:10 (GMT+7)

Mặc dù các ngành chức năng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo TT ATGT. Đặc biệt, lực lượng CSGT cũng đã tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp. Tuy nhiên ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn hạn chế dẫn đến tình hình TNGT vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Làm thế nào để cải thiện, nâng cao ý thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật về giao thông, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Hải - Phụ trách truyền thông và chính sách của tổ chức Vital Strategies tại Việt Nam.

PV: Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ TN, gây thiệt hại về người và của, thì truyền thông đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Ông Lê Thanh Hải: Là một đơn vị chuyên môn thực hiện các chương trình truyền thông không chỉ ở Việt Nam mà còn tại khoảng 50 nước khác trên thế giới, chương trình của chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là những người dân sinh sống tại các nước có thu nhập thấp. Bởi vì đó là những cộng đồng có rủi ro cao nhất đối với TNGT.

Lý do vì sao cần phải nâng cao nhận thức thì chúng ta cũng biết rồi, không chỉ là đối với an toàn giao thông mà còn nhiều lĩnh vực khác. Khi con người có hiểu biết và tuân theo các quy định của pháp luật, đặc biệt là liên quan đến an toàn giao thông, thì cũng sẽ góp phần thực thi các quy định của Chính phủ.

Đặc biệt, trong TP.HCM, đó là những quy định của CSGT để đảm bảo tất cả mọi người dân tham gia giao thông đều tuân thủ đúng quy định và pháp luật.

Empty

PV: Hiện nay, ở Việt Nam, chúng ta đang triển khai công tác truyền thông như thế nào và hiệu quả của nó ra sao?

Ông Lê Thanh Hải: Tuyên truyền giao thông ở Việt Nam, ở cấp Trung ương thì có Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các thành phố, các tỉnh thành thì đều có các Ban An toàn giao thông cấp thành phố, cấp tỉnh và xuống đến quận, huyện.

Tôi thấy đây là một cách tuyên truyền truyền thống rất hiệu quả, Việt Nam làm rất tốt so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn đọng là làm sao để người dân khi tham gia giao thông có thể có trách nhiệm hơn.

Vấn đề này liên quan đến ý thức, mà ý thức đã tiềm ẩn sâu trong con người chúng ta rồi, nên thay đổi thì không thể trong thời gian ngắn mà thay đổi được. Kinh nghiệm thực tế từ các nước khác cho thấy rằng truyền thông luôn luôn đi song hành với cưỡng chế, tức là khi người ta đưa ra một quyết định, một chiến lược về truyền thông thì việc thực hiện phải hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật.

Tôi nói ví dụ như là ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện quản lý nồng độ cồn, đã có quy định không uống rượu bia khi lái xe. Một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM khi có Nghị định 100 thì vừa tuyên truyền, truyền thông rất rộng rãi đến tất cả người dân, tất cả cộng đồng, và song song đó là việc thực thi pháp luật, đặc biệt là CSGT giám sát thực hiện, đóng góp phần rất quan trọng.

Đấy là một trong những bài học mà Việt Nam có được từ việc thực hiện thành công so với các nước khác.

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài


PV: Có nhiều trường hợp cho rằng không phải họ không muốn chấp hành luật giao thông, mà do hạ tầng giao thông một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu nên tình trạng chạy xe trên lề hoặc đi ngược chiều, bất chấp một số quy định về giao thông, vẫn thường xuyên xảy ra. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Lê Thanh Hải: Đây thực sự là vấn đề rất khó, không chỉ với riêng những nhà hoạch định chính sách mà Chính phủ cũng cần phải xem xét, bởi vì tôi cũng hoàn toàn đồng ý, đúng thật là nó tồn đọng lại rất nhiều vấn đề. Đặc biệt, ví dụ như cơ sở hạ tầng và những vấn đề khác có liên quan, như anh có nói, là người ta đi lấn lên vỉa hè.

Đúng thật thì nguyên nhân này bao giờ cũng đến từ hai phía: chủ quan và khách quan. Nhưng tôi nghĩ để mà thay đổi được, để có một kết quả tốt nhất như những nước khác đã làm, thì chúng ta cũng cần phải có một quá trình lâu dài để dần dần vừa thay đổi nhận thức, vừa hoàn thiện dần dần các điều kiện vật chất, điều kiện cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông

PV: Ông đánh giá như thế nào về chủ đề thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn mà những năm gần đây chúng ta đang thực hiện?

Ông Lê Thanh Hải: Đây thực ra là một điều kiện kiên quyết trong việc tuyên truyền về an toàn giao thông, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới. Đặc biệt, tổ chức Y tế Thế giới cũng như Liên Hợp Quốc trong chương trình về an toàn giao thông cũng luôn chỉ ra các điều kiện rất cơ bản, đó là thượng tôn pháp luật.

Các chiến lược truyền thông đưa ra không chỉ riêng về truyền thông mà luôn phải đồng hành song song với việc cưỡng chế yêu cầu thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đó là điều kiện kiên quyết để đảm bảo sự thành công hay không.

Và tất nhiên, nó không thể có kết quả ngay lập tức mà đây là một quá trình lâu dài. Thay đổi hành vi thì không thể một sớm một chiều được, mà cần một quá trình để thay đổi, cũng như là môi trường và nhiều yếu tố khác thì mới thay đổi được

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Nguyễn Sử/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghị quyết 68, gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản

Nghị quyết 68, gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản

Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân, mà còn mở ra một hành lang cơ chế thông thoáng, minh bạch, hiệu quả. Những định hướng mới tạo ra cú huých chính sách mạnh mẽ, qua đó góp phần gỡ nút thắt cơ chế, tăng nguồn cung tăng lên theo hướng đa dạng phân khúc.

Quyết liệt chuyển đổi xanh trong giao thông

Quyết liệt chuyển đổi xanh trong giao thông

Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vừa qua về việc “cấm xe sản xuất trước năm 2017” cho thấy chủ trương nâng mức khí thải lên mức 4 đang gặp không ít thách thức về dư luận.

Mất cân bằng giới tính ngày càng nghiêm trọng, cần tập trung thay đổi quan niệm

Mất cân bằng giới tính ngày càng nghiêm trọng, cần tập trung thay đổi quan niệm

Theo Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024 công bố mới đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta ngày càng nghiêm trọng.

Đường nối vành đai 2.5 dang dở: Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn TNGT và tiếng kêu cứu

Đường nối vành đai 2.5 dang dở: Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn TNGT và tiếng kêu cứu

Gần đây VOV Giao thông Quốc gia đã nhận được phản ánh của người dân thường xuyên lưu thông qua đoạn đường ven hồ Đền Lừ, thuộc tuyến đường nối từ vành đai 2.5 đến UBND phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hà Nội: “Chợ” họp ngay ngoài chợ

Hà Nội: “Chợ” họp ngay ngoài chợ

Lâu nay, xung quanh khu vực chợ Bông Đỏ thuộc địa phận phường La Khê, (quận Hà Đông, Hà Nội) đã hình thành một khu chợ tự phát, tồn tại ngang nhiên bất chấp quy định về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường.

Gấp rút xây dựng bệnh án điện tử, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh

Gấp rút xây dựng bệnh án điện tử, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh

Một buổi sáng trung tuần tháng 5/2025, Bệnh viện TP. Thủ Đức có khoảng 3.000 - 4.000 lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú. Gần như không ai mang theo giấy tờ, hồ sơ hay phim X-quang. Các thông tin, lịch hẹn đều đã được bác sĩ cập nhật trên hệ thống. Bệnh nhân chỉ cần mang căn cước công dân đến viện.

Lần đầu tiên xăng dầu được đề xuất giảm thuế VAT

Lần đầu tiên xăng dầu được đề xuất giảm thuế VAT

Ngoài nhóm đối tượng được giảm VAT tại Nghị quyết 43 đang áp dụng, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng phạm vi giảm thuế VAT 2% đối với nhiều sản phẩm khác như xăng dầu và mở rộng phạm vi áp dụng đến hết năm 2026.