Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Được biết tình trạng này diễn ra đã hàng chục năm nay nhưng chưa được giải quyết triệt để. PV VOV Giao thông đã có mặt tại khu này và trò chuyện cùng người dân để ghi nhận ý kiến:
Đứng cạnh tôi lúc này là bác Phạm Trọng Công, một người dân sinh sống gần khu vực sông Kim Ngưu và bạn Nguyễn Thị Khánh Huyền, học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ. Cháu thấy bác Công vừa bước rất nhanh từ bên kia cầu sang. Bác thấy tình trạng của cây cầu tạm bắc qua con sông này ra sao?
Bác Công: Gọi là cầu cho nó oai chứ nó còn chả phải cây cầu nữa mà là cái bẫy. Lở loét xong người ta đắp vội, mấy người có hảo tâm người ta để vội mấy tấm bê tông, tấm sắt để người đi bộ qua đỡ rơi xuống cống.
Đi qua thường xuyên mà, vì nhà bác trong Đền Lừ thì bác đi qua thường xuyên, vừa đi tập thể dục, vừa đi công việc nữa.
Tôi rất hiểu cho sự lo lắng của bác Công. Còn bạn Khánh Huyền có thường xuyên di chuyển trên chiếc cầu này không?
Bạn Huyền: Em hay thường xuyên đi qua vì đây là cây cầu mà em phải đi học qua đây. Em cảm thấy rất là lo lắng khi đi qua cầu này vì khi đi qua đây em thấy có một số chỗ bị thủng và phải đắp vá rất là nhiều, em cũng hơi lo ngại khi đi qua đây.
Tình trạng cầu dân sinh xuống cấp như vậy diễn ra từ khi nào?
Bác Công: Mấy chục năm nay nó như thế này rồi, nói dại mồm bây giờ trời sáng chứ trời tối đi qua đây khéo còn vấp, có khi ngã lăn xuống hồ.
Qua các đợt mưa bão vừa rồi, việc di chuyển qua những cây cầu tạm như thế này gây khó khăn, nguy hiểm ra sao?
Bác Công: Hàng chục năm nay nó như thế này rồi, nguy hiểm lắm chứ. Người già, trẻ con, buổi tối các cháu nhỏ đi xe đạp nó không biết, nó phi vào những cái tấm bê tông kia, nói dại đâm đầu vào cái cọc sắt này. Tối người già trẻ con đi xe đạp mà, nó có biết gì đâu, cứ thế nó phi. Còn bên kia ô tô thì ai dám đi bộ.
Bạn Huyền: Không chỉ có những người đi bộ mà em còn thấy cả những người đi xe máy đi qua đây rất là nhiều. Và không chỉ thế thì sức nặng của những người đấy càng khiến cho cây cầu ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Em thấy tình trạng như thế này thì đi qua đây không an toàn.
Bác Công và người dân ở đây đã từng kiến nghị lên cơ quan chức năng về tình trạng này trước đây hay chưa?
Bác Công: Hàng chục năm nay rồi, kiến nghị các kiểu rồi nhưng nó vẫn cứ thế này, mà nhất là hàng công cộng, cha chung không ai khóc.
Trước nguy cơ gây mất an toàn kéo dài như vậy, bác có mong muốn gì gửi đến cơ quan quản lý không?
Bác Công: Bác chả hiểu gì về cầu cống nhưng mà đây, người dân như bác cũng chẳng biết kêu ai. Có cầu mới thì tốt quá, cho người già, trẻ con tối đi tập thể dục, đi xe đạp đỡ nguy hiểm. Cái đấy thì ai chả mong, chả cứ tuổi già như bác đi bộ qua cũng an toàn. Sửa hay không cũng được nhưng mà miễn sao cho nó tử tế một tí, cho nó ngon lành một tí chứ trông nó ghê quá.
Bạn Huyền: Em cảm thấy cũng qua những cái sự việc mà cây cầu bị đổ như mọi người đã biết từ trước nên em nghĩ là nên xây sửa lại cây cầu này cho hoàn thiện hơn bởi vì sự an toàn của mọi người là trên hết.
Cảm ơn ý kiến của bác Công và bạn Huyền.
Theo thông tin của Sở GTVT Hà Nội, trên địa bàn thành phố còn tồn tại 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới. Điển hình như Cầu Trắng (Giáp Bát, Hoàng Mai), cầu 72 II (Hoài Đức), cầu Kim Ngưu (Hai Bà Trưng), cầu Yên Sở (Hoài Đức),….
Sở GTVT Hà Nội cũng đã đánh giá, phân loại các công trình cầu tạm, cầu yếu thành 3 nhóm để làm cơ sở đề xuất danh mục và thứ tự ưu tiên đầu tư. Trong đó, nhóm 1 là các cầu cần đầu tư xây dựng mới, thay thế cầu cũ; nhóm 2 gồm các cầu còn sử dụng được, cần sửa chữa, cải tạo; nhóm 3 gồm các cầu chưa có phát hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn chịu lực, cần theo dõi, kiểm tra duy tu định kỳ. Dự kiến, các cây cầu nhóm 1 cần đầu tư xây mới sẽ được chuẩn bị công tác đầu tư trong giai đoạn 2024-2025.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.
Sáng 11/12, tại kỳ họp thứ 20 khóa X, HĐND TP.HCM thông qua Quyết định đổi tên một số tuyến quốc lộ (QL) qua địa bàn thành phố.
Ven Hồ Gươm, gần về phía cầu Thê Húc, còn có một cây muỗm cổ thụ đã xòa bóng xuống mặt hồ gươm xanh hàng trăm năm qua, mang theo những làn gió mát lành gửi vào trong phố.