Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cao tốc ĐBSCL nỗ lực về đích (Bài 2): Cần tiếp tục “gỡ khó”...

Thanh Phê: Thứ hai 12/08/2024, 09:05 (GMT+7)

Trước tình trạng các dự án cao tốc “đói cát”, nhiều giải pháp đã được đặt ra để gỡ khó, đưa các dự án về đúng tiến độ. Đặc biệt là cần phải tìm thêm các vật liệu khác thay thế với mục tiêu đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc.

Hiện ĐBSCL đã khai thác và thông xe được 200km cao tốc với quy mô 4 làn xe, đang tổ chức thi công gồm: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Cao Lãnh - An Hữu… Hiện nay, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đang thi công 5 gói thầu cao tốc tại khu vực Tây Nam Bộ, gồm dự án Cần Thơ - Hậu Giang, dự án Hậu Giang - Cà Mau, dự án Thành phần 1, Thành phần 3 và Thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1. Tổng chiều dài tuyến cao tốc đảm nhận là 64,3Km đường và 43 cầu, giá trị đảm nhận hơn 10.243 tỷ đồng.

Thượng tá Dương Đình Tuấn, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 10, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, cho biết: Hiện nay vật liệu đá, toàn bộ Đông và Tây Nam Bộ các công trình trọng điểm rất nhiều. Nhu cầu về vật liệu đá đáp ứng tiêu chuẩn cao tốc là rất lớn.

Trong khi đó, rất ít mỏ đáp ứng được. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Kiên Giang, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chủ tịch UBND tỉnh phải có trách nhiệm nâng công suất đưa vào khai thác. Bởi vì nhu cầu toàn tuyến trục ngang, trục dọc Đông Tây Nam Bộ là rất lớn.

Cái này là một trong những điểm nút thắt cần phải hoàn thành, với tư cách nhà thầu chiếm tỷ trọng 30% trên toàn dự án. Chúng tôi sẽ cố gắng, quyết tâm vượt nắng, thắng mưa, tăng ca, tăng kíp để làm sao hoàn thành đúng tiến độ.

Tại Hậu Giang, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau, có chiều dài gần 111km, đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang là 63,6km. Còn dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có chiều dài hơn 188km, đi qua tỉnh Hậu Giang gần 37km. Với 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn mở ra nhiều cơ hội vàng để phát triển do vậy cả hệ thống chính trị Hậu Giang đều nỗ lực rất lớn. Khó khăn lớn nhất về nguồn nguyên vật liệu cát cũng từng bước được tháo gỡ, đưa dự án cán đích đúng tiến độ.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết: Các địa phương trong ĐBSCL vừa qua thể hiện sự gắn kết, kết nối rất chặt chẽ, tinh thần là lợi ích hài hoà, tức là kết nối các tuyến cao tốc sẽ phát triển cho tất cả các tỉnh và khó khăn là chia sẻ. Thế thì đối với Hậu Giang vừa qua chúng tôi nhận được sự quan tâm của các tỉnh có nguyên liệu cát ở đây có Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre các đồng chí hết sức chia sẻ. Cả hai tuyến nhất là tuyến Hậu Giang làm chủ đầu tư đến giờ lượng cát hoàn toàn đủ, trong thời gian tới sẽ về nguyên liệu cát khó khăn nhất thì đối với Hậu Giang sẽ đủ.

Mục tiêu đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc. (Ảnh: Thanh Phê

Mục tiêu đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc. (Ảnh: Thanh Phê

Tại cuộc họp bàn xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam diễn ra vào chiều ngày 13-7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm cát biển, tro xỉ làm đường giao thông và hạ tầng khu công nghiệp. Theo ông Hiếu, Cần Thơ không chỉ có các dự án cao tốc, hiện nay, thành phố còn đang triển khai làm Quốc lộ 91, các tuyến đường tỉnh và rất nhiều công trình giao thông kết nối đường cao tốc với các tuyến đường khác. Và tất cả các dự án này đều cần cát san lấp và khối lượng rất lớn.

Theo thống kê, từ nay đến giai đoạn 2026-2027, thành phố phải có 20 triệu m3 cát để làm các công trình giao thông trọng điểm, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ... Tuy nhiên, ở Cần Thơ không có mỏ cát lớn, không thể khai thác cho san lấp. Ngoài ra, thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ sông luôn diễn ra, không chỉ có ở mùa khô mà còn diễn ra ở mùa mưa.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí Thư Thành ủy Cần Thơ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm cát biển, tro xỉ làm đường giao thông: Chúng tôi đề xuất tiếp tục chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong đó Cần Thơ liên quan đến nguồn vật liệu san lấp cát, đá và có thể chỉ đạo cho thành phố Cần Thơ xin được làm thí điểm về vấn đề này, liên quan sử dụng tro xỉ, hoặc là cát biển, chúng ta trong phạm vi giới hạn để kiểm soát. Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với các bộ, ngành để triển khai thực hiện. Bây giờ chúng ta làm sao phải thực hiện được việc này còn nếu không có cát sang lấp thì không đảm bảo được các công trình dự án đầu tư nhất là các công trình trọng điểm về công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đối với tiêu thụ tro xỉ hiện nay được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực san lấp, phụ gia cho xi măng, phụ gia cho bê tông, phục vụ chủ yếu cho đường giao thông nông thôn và sử dụng một phần thay thế nguyên liệu sản xuất gạch xây. Hiện nay, chưa có nước nào trên thế giới sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.

Tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các địa phương ĐBSLC, Thủ tướng đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị thi công để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Thường xuyên làm việc với các địa phương có nguồn vật liệu để kiểm soát tình hình cung ứng, chủ động giải quyết ngay tại cơ sở đối những vướng mắc phát sinh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhấn mạnh: Bây giờ đẩy nhanh 3 ca, 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm xuyên ngày tết, ngày nghỉ. Thứ hai chúng ta hưởng ứng phong trào thi đua nước rút 500 ngày đêm để hoàn thành 3.000 km đường cao tốc. Khi chúng ta hoàn thành sớm thì chúng ta đưa vào khai thác, sử dụng sớm hay là chúng ta có không gian phát triển mới, tạo ra giá trị mới, tạo ra thặng dư về đất lớn hơn, tạo ra các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ, tạo ra công ăn việc làm, sinh kế cho người dân nhưng với tinh thần là gì, chỉ bàn làm không bàn lùi.

***

Với mục tiêu đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc như Thủ tướng Chính phủ giao, đòi hỏi các Bộ, ngành và địa phương phải nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt là tính đến chuyện tìm nguồn vật liệu tin cậy, đủ sức thay thế cát sông trong việc san lấp...

Có thể nói, việc hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng sớm các dự án đường cao tốc tại ĐBSCL có ý nghĩa rất lớn. Mở ra không gian phát triển, giá trị mới cho ĐBSCL, thặng dư về đất lớn hơn, tạo ra các khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ mới, công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Theo quy hoạch đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 1.200km đường cao tốc, với 3 tuyến theo trục Bắc - Nam và 3 tuyến theo trục Đông - Tây, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông và Tây Nam bộ. Khi ấy, không chỉ việc lưu thông, đi lại của người dân các vùng miền được thuận lợi, dễ dàng hơn mà kinh tế của những địa phương, khu vực từng được xem là ngăn sông, cách trở cũng được đánh thức.

Thực tế, đến nay, ĐBSCL đã có những tín hiệu tích cực để thoát khỏi vùng trũng về hạ tầng. Việc xây dựng các tuyến cao tốc là cần thiết, mang lại lợi ích lâu dài và bền vững là điều nhìn thấy rõ. Với sự quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, nút thắt về nguyên vật liệu cát để san lấp và đá đã được tháo gỡ phần nào. Tuy nhiên, về lâu dài, với nhiều công trình lớn cần tính đến vật liệu san lấp khác chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào cát sông. Và dù là vật liệu nào đi chăng nữa cũng cần phải tính toán kỹ, đảm bảo không đánh cược với môi trường.

Để đưa dự án về đích đúng hẹn, cần quyết tâm của các nhà thầu, mỗi cán bộ, công nhân trên công trường. Đặc biệt là quyết tâm của các địa phương nơi dự án đi qua. Địa phương phải xác định, làm cao tốc cũng chính là làm cho sự phát triển của mình.

Hy vọng khi các khó khăn dần được tháo gỡ sẽ đưa các công trình cao tốc đang được xây dựng tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung về đích đúng tiến độ, vừa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, vừa không gây xáo trộn đời sống, sản xuất của những người dân đã giao đất, nhường sinh kế của mình cho dự án trọng điểm quốc gia.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

Cây xanh là tài sản quý giá của mỗi thành phố, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do thiếu tư duy quy hoạch tổng thể.

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Bão số 3 gây ra những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này đây những tấm lòng nhân ái, của cộng đồng được thể hiện qua hoạt động quyên góp, ủng hộ. Tuy nhiên, đáng buồn thay, có những kẻ lợi dụng tình hình này để lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người hảo tâm.

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Hàng trăm đoàn cứu trợ tự phát từ các địa phương với hàng tấn hàng cứu trợ đã và đang lên đường. Tuy nhiên, nhiều đoàn cứu trợ tập trung ở một điểm, hàng hóa dư thừa, hư hỏng, trong khi nhiều vùng khác lại rất thiếu thốn.

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

Chiều 14/9, tại Công viên Văn hoá Đầm Sen, gần 800 trẻ em từ 20 Mái ấm, Cô nhi viện, Lớp học tình thương.... cùng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Nụ cười đêm trăng”. Chương trình do CLB Những người bạn tổ chức cùng sự đồng hành của Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM.

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Mưa lũ, úng ngập là bối cảnh người tham gia giao thông phải đối diện với nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe trong điều kiện này là việc không đơn giản, ngay cả với những người cầm lái nhiều năm và có thể gây nguy hiểm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng.

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Đằng sau những mùa mía đắng

Đằng sau những mùa mía đắng

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....