Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Cần sự chung tay của người dân để vỉa hè trở lại gọn gàng, sạch đẹp?

Hải Bằng: Thứ bảy 08/06/2024, 10:19 (GMT+7)

Những ngày qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được những phản ánh của nhiều thính giả về tình trạng vi phạm trật tự đô thị tại một số tuyến đường tại phường Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội).

Điều đáng nói, nhiều tuyến phố liên tục xảy ra ùn tắc vào khung giờ cao điểm do các xe đỗ tràn lan, nhiều lần được phản ánh trên sóng của Kênh VOV Giao thông, thế nhưng tình trạng này vẫn chưa hề thuyên giảm…

Phố Đội Cấn thuộc địa bàn phường Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội), nhiều khu vực vỉa hè của tuyến phố này luôn trong tình trạng chật kín xe cộ dừng đỗ, nơi nào không có xe đỗ thì cũng trở thành điểm bán hàng của một số tiểu thương.

Ngang nhiên dừng đỗ xe ngay dưới chân biển cấm

Ngang nhiên dừng đỗ xe ngay dưới chân biển cấm

Theo người dân tại khu vực này, các vi phạm trật tự đô thị đã diễn ra nhiều năm qua, Công an phường cũng nhiều lần ra quân, triển khai xử lý, thế nhưng vỉa hè chỉ gọn gàng được vài ngày rồi đâu lại hoàn đấy…: “Người ta đỗ trên vỉa hè như thế này, mình phải đi xuống lòng đường, lòng đường mà có ô tô đỗ thì mình phải đi ra giữa lòng đường. Nhiều lúc mình cũng nghĩ nếu mà đi ra giữa lòng đường mà bị đâm hoặc tai nạn xảy ra thì ai chịu trách nhiệm. Bời vì trên vỉa hè thì không đi được, mình bắt buộc phải đi xuống, có những lúc đường vắng xe máy, ô tô người ta vượt ẩu sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường. Mình là người trẻ, mình có thể luồn lách cố thì mình vẫn đi được, còn đối với người già hoặc trẻ em sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều”.

Cả vỉa hè bị quán cafe này chiếm dụng để kê bàn ghế bán hàng và làm nơi để xe cho khách

Cả vỉa hè bị quán cafe này chiếm dụng để kê bàn ghế bán hàng và làm nơi để xe cho khách

Cũng theo ghi nhận của PV Kênh VOV Giao thông, ngoài Đội Cấn thì nhiều tuyến phố khác của quận Ba Đình cũng trong tình trạng tương tự.

Tại các tuyền phố này, không khó để bắt gặp cảnh lấn chiếm lòng đường vỉa hè của các hàng quán kinh doanh café, ăn vặt hay quán bia… mặc dù đã có không gian trong nhà nhưng vẫn cố tăng thu nhập bằng cách chiếm luôn vỉa hè để làm nơi bán hàng hay để xe cho khách. Dưới lòng đường thì hoàng loạt ô tô ngang nhiên dừng đỗ dưới chân biển cấm, khiến nhiều tuyến phố chẳng còn lối cho người đi bộ.

Đỗ ngược đỗ xuôi... bất tuân quy tắc.

Đỗ ngược đỗ xuôi... bất tuân quy tắc.

Còn theo chị Trần Thị Linh và ông Phan Văn Quang trú tại phố Nguyễn Văn Ngọc (phường Cống Vị, Ba Đình) cho rằng, mặc dù lực lượng Công an vẫn liên tục có các buổi kiểm tra, xử lý về vi phạm trật tự đô thị, xử lý mạnh tay với các trường hợp xe ô tô dừng đỗ trái phép.

Thế nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng, người dân lại tái lấn chiếm, do đó các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa trong xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng đường hè phố để trả lại vỉa hè cho người đi bộ: 

“Một năm thì không biết là bao nhiêu lần UBND phường thông báo sẽ dẹp vỉa hè nhưng mà cứ một thời gian người ta lại đỗ tràn lan ra vỉa hè như thế, cũng chẳng biết việc dẹp vỉa hè có tác dụng hay không. Tình trạng đỗ xe này tối thì nhiều hơn vì mọi người đi ăn hàng quán, ban ngày cũng có nhưng không nhiều như buổi tối. Vỉa hè nào bị chiếm như thế nó cũng gây ra bất tiện cho người dân sống xung quanh quanh đấy”.

“Chỗ đỗ xe chiếm hết chỗ đi bộ cho nên không có lối dành cho người đi bộ, phải đi xuống dưới đường. Thường buổi sáng và buổi chiều, tôi thỉnh thoảng đi trả tiền điện, tiền nước phải đi xuống dưới đường rất không an toàn. Trước đây thì đỡ hơn vì xe cộ ít, bây giờ càng ngày càng nhiều xe cho nên không còn chỗ nào đi trên vỉa hè. Ở phố này vỉa hè rất hẹp, chỉ để 1 lần xe máy là không có chỗ để đi bộ rồi. Tôi nghĩ là cần tính tới lợi ích của người đi bộ, phải sắp xếp và quy định lại chỗ để xe, thì người đi bộ không phải đi xuống dưới đường”.

Chiếm luôn vỉa hè, chiếm luôn cả lòng đường...

Chiếm luôn vỉa hè, chiếm luôn cả lòng đường...

Trao đổi với PV Kênh VOV Giao thông, Thượng Úy Nguyễn Tiến Đức, cán bộ Công an Phường Cống Vị cho biết, trong khoảng 1 tháng vừa qua công an phường đã kiểm tra, xử lý đối với 15 trường hợp ô tô dừng đỗ trái quy định, 6 trường hợp xe máy để xe trên hè phố hoặc lòng đường trái quy định, 6 trường hợp các cơ sở kinh doanh sử dụng trái phép hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Tuy nhiên, do đặc thù địa bàn có dân cư đông, nhiều cơ quan, văn phòng… dẫn đến vi phạm vẫn còn tái diễn khi vắng bóng lực lượng chức năng: “Phường Cống Vị giáp ranh với một số phường khác khi các lực lượng công an các phường khác xử lý vi phạm, các lái xe lại di chuyển từ phường khác sang địa bàn giáp ranh phường chúng tôi. Đấy cũng là một số khó khăn nhất định trong quá trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm. Việc dừng đỗ xe ở trên các tuyến phố có hè phố rộng, các lái xe thường căn cứ vào việc họ đỗ xe, để xe trên hè phố còn thừa lại 1,5 mét cho người đi bộ là không sai, nên họ căn cứ vào điều đó để dừng đỗ. Đối với các trường hợp này, công an phường chúng tôi cũng đã tuyên truyền nhắc nhở đối với quy định làm thế nào để đảm bảo được vẫn có phần đường dành cho người đi bộ”.

Năm 2023, UBND TP. Hà Nội thực hiện kế hoạch 01, với quyết tâm lập lại trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng sau 1 năm triển khai, liệu lòng đường, vỉa hè vẫn chưa thể đưa vào quy củ. Bên cạnh việc vào cuộc của các cơ quan chức năng, cần lắm sự chung tay của người dân, để vỉa hè thực sự phong quang, sạch sẽ, hình thành văn hóa giao thông văn minh, hiện đại…

Thêm một số hình ảnh phóng viên ghi nhận: 

Một số trường hợp tập kết, thu gom rác tại tuyến đường Phan Kê Bính cũng gây không ít bức xúc cho người tham gia giao thông, nhất là vào khung giờ cao điểm

Một số trường hợp tập kết, thu gom rác tại tuyến đường Phan Kê Bính cũng gây không ít bức xúc cho người tham gia giao thông, nhất là vào khung giờ cao điểm

---

---

Lực lượng Công an phường Công Vị yêu cầu đại diện các quán cafe không chiếm dụng lòng đường hè phố làm nơi kinh doanh, buôn bán và để xe cho khách

Lực lượng Công an phường Công Vị yêu cầu đại diện các quán cafe không chiếm dụng lòng đường hè phố làm nơi kinh doanh, buôn bán và để xe cho khách

Các chủ cửa hàng nhanh chóng dọn dẹp, trả lại vỉa hè khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng

Các chủ cửa hàng nhanh chóng dọn dẹp, trả lại vỉa hè khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng

Các bàn ghế, vật dụng bán hàng chiếm dụng vỉa hè lòng đường đều bị đưa về trụ sở Công an để xử lý theo quy định

Các bàn ghế, vật dụng bán hàng chiếm dụng vỉa hè lòng đường đều bị đưa về trụ sở Công an để xử lý theo quy định

Trường hợp phương tiện dừng đỗ sai quy định, Công an phường Cống Vị phải liên tục gọi loa và điện thoại để mời lái xe ra làm việc.

Trường hợp phương tiện dừng đỗ sai quy định, Công an phường Cống Vị phải liên tục gọi loa và điện thoại để mời lái xe ra làm việc.

Một trường hợp xe taxi khác dừng đỗ sai quy định bị xử lý. Được biết, để xử lý xong một trường hợp thế này, lực lượng Công an phải mất 30 - 45 phút.

Một trường hợp xe taxi khác dừng đỗ sai quy định bị xử lý. Được biết, để xử lý xong một trường hợp thế này, lực lượng Công an phải mất 30 - 45 phút.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Chiều 4/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an TP HCM và các cơ quan chức năng thông tin về việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, bị bạo hành.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.