“Trẻ con có biết gì đâu…”
Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sau nhiều năm tồn tại, café đường tàu không chỉ thu hút du khách đến trải nghiệm mà còn nhận được sự quan tâm của dư luận vì mô hình café này đang khá mới mẻ ở Việt Nam. Còn lực lượng chức năng thì vẫn “loay hoay” bởi giữ lại thì không được mà dẹp bỏ cũng chẳng xong.
Ngồi sát ngay đường ray uống cafe, tán gẫu cùng bạn bè và chờ tàu qua để trải nghiệm cảm giác “thử thách tử thần” chính là một trong những lý do mà các các quán café đường tàu thu hút rất đông du khách mỗi ngày.
Đoạn đường tàu chạy qua trung tâm Hà Nội từ đường Điện Biên Phủ đến Phùng Hưng lâu nay đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ và du khách nước ngoài bở mô hình café đường tàu.
Chỉ vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán cafe mở ra với cách bài trí mới lạ, bắt mắt.
Việc cafe đường tàu hoạt động cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của các du khách. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện Hà Nội đang thiếu các điểm du lịch mới lạ, độc đáo. Do đó việc có một điểm thu hút khách đến không chỉ uống cà phê mà còn tìm hiểu về cuộc sống của người Hà Nội, nét độc đáo của tuyến đường sắt đi xuyên qua thủ đô.
Thay vì đề xuất dẹp, Hà Nội nên có góc nhìn mới mẻ hơn, tăng thêm biện pháp đảm bảo an toàn đường sắt. Điều quan trọng hơn là nên chấp nhận café đường tàu như một trải nghiệm du lịch, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân sống dọc tuyến đường tàu này.
“Tôi cùng bạn bè đến để chụp ảnh vì không gian rất cổ kính, có nhiều bức ảnh rất cảm xúc nên chúng tôi rất thích”.
“Tôi có đến đây 1 lần từ lúc café đường tàu chưa bị cấm. Hiện tại bị cấm cũng có lý vì mọi người đi lại trên tuyến đường sắt gần lúc tàu hỏa đi ngang qua. Tôi cũng mong Hà Nội có thêm các điểm du lịch mới để đảm bảo an toàn cho người dân và thu hút du lịch của Việt Nam”.
Đã hàng chục năm sống “bám vào” đường ray tàu hỏa, bà Nguyễn Thị Nguyệt (trú tại phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Phố đường tàu ngày trước đơn thuần chỉ là một khu dân cư chật hẹp, tĩnh lặng với những ngôi nhà mọc san sát 2 bên đường ray.
Đồng thời đây cũng là nơi vứt rác thải của người dân, khách đi tàu và là địa điểm tụ tập của các đối tượng hút, trích ma túy. Mãi những năm gần đây, sau khi hình ảnh quán café cạnh đường ray tàu hỏa xuất hiện trên báo nước ngoài, phố đường tàu mới được khách du khách biết đến nhiều hơn.
Từ ngày có khách du lịch, người dân đã có ý thức chỉnh trang nhà cửa, xếp gọn đồ đạc, mọi người nhắc nhở đứng gọn vào trong khu vực an toàn mỗi khi tàu đến. Cũng từ đây, xóm đường tàu trở nên khang trang, sạch sẽ hơn, người dân có thêm thu nhập và tránh được khỏi các tệ nạn xã hội.
“Bây giờ cấm bán hàng ở đây thì chúng tôi lại phải đi làm thuê, lên chợ Long Biên vác hộp hoa quả, chứ không có công ăn việc làm gì cả. Chúng tôi ở đây đã 3 thế hệ rồi mà không có vụ tai nạn nào ở đây cả. Ở đây từ thứ 2- thứ 6 không có tàu chạy sáng thì sao lại cấm chúng tôi đi lại?
Trong đó 3 phường thì phường Hàng Bông cấm mà phường Cửa Đông, Điện Biên lại mở cho đi bình thường, dân chúng tôi không được đi, người nhà, bạn bè cũng không cho vào.
Chúng tôi có nguyện vọng là từ thứ 2-thứ 6 không có tàu chạy thì mở cửa cho chúng tôi để mưu sinh cuộc sống, chúng tôi ở đây rất nghèo, không có ai là khá giả cả”.
Trước đó, nhiều giải pháp của người dân phố đường tàu đã được đề xuất để đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như an ninh đường sắt như: Tự dựng barie trước khu vực cửa nhà để ngăn không cho hành khách bước ra khu vực đường ray, lắp camera giám sát để biết trước mỗi khi có tàu đến nhằm cảnh báo cho người dân và du khách du lịch…
Bên cạnh đó, phương án thực hiện di dời, tái định cư các hộ sinh sống, kinh doanh trong khu vực hành lang ATGT đường sắt, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Đường sắt và ổn định đời sống, cũng như hoạt động kinh doanh lâu dài cho người dân cũng được các cơ quan chức năng đưa ra. Thế nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện do nhiều vướng mắc còn kéo dài.
Còn theo ông Trần Thanh Tùng, Phó Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Nội. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cafe đường tàu đang vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt và an ninh trật tự trên địa bàn:
“Với vai trò là trưởng tiểu ban ANTT, ATGT ĐS khu vực HN chúng tôi cũng nhiều lần có ý kiến và đề nghị chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo giải quyết xử lý dứt điểm để chấm dứt hiện tượng cũng như việc kinh doanh trái phép cafe đường tàu.
Việc xử lý các vi phạm đối với hoạt động café đường tàu không thuộc thẩm quyền của đơn vị nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương làm sao xóa bỏ được việc kinh doanh trái phép cafe đường tàu”.
Theo chuyên gia giao thông, Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, về nguyên tắc đường sắt là phạm vi cần được bảo vệ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu sử dụng đường sắt kết hợp kinh doanh để thu hút khách du lịch, cần phải có những biện pháp đảm bảo an toàn giao thông để bảo vệ tính mạng của người dân:
“Một ngày tàu chạy mấy chuyến, vào những giờ nào, trong giờ tàu chạy thì phải rào lại, còn các giờ khác không có tàu chạy qua thì có thể mở. Các công ty du lịch và cơ quan công quyền muốn phát triển du lịch, cho người dân có thể trải nghiệm được thì tất cả giờ tàu không chạy chắc chắn thì có thể mở ra để người dân vào trải nghiệm, có thể thiết kế hàng rào kéo được và mở cho người dân tham quan. Đấy là điều cần nghiên cứu cụ thể nếu muốn phát triển du lịch mà vẫn đảm bảo an toàn cho người dân”.
Sự tồn tại của các hộ gia đình ở hai bên đường tàu là lịch sử để lại. Mô hình khai thác du lịch bên cạnh đường ray đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và phát triển nhằm thu hút du khách. Thế nhưng không thể phủ nhận việc du khách ngồi cạnh đường ray để uống nước, mua bán, chụp ảnh… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Theo các chuyên gia, để xử lý dứt điểm, quyết dẹp bỏ café đường tàu, TP. Hà Nội cần chú trọng tới đời sống kinh tế của các hộ dân, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu về việc kinh doanh ảnh hưởng ra sao tới an toàn đường sắt. Điều quan trọng nhất là cần tạo điều kiện di dời nơi ở cho người dân để tránh tình trạng vi phạm chỉ chỉ giới, hành lang ATGT đường sắt.
Còn nếu Hà Nội muốn giữ lại mô hình cafe đường tàu nên có cơ chế, chính sách đặc thù và thay đổi công tác quản lý các hộ dân kinh doanh để thủ đô vừa có thể mô hình du lịch mới vửa đảm bảo được an toàn giao thông đường sắt.
Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.
Năm 2025 sẽ chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.
Mỗi ngày có 17 triệu học sinh trên cả nước di chuyển trên quãng đường từ nhà đến trường. Phần lớn khu vực cổng trường hiện nay đều thiếu biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc và các cảnh báo an toàn, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.
Theo quy định hiện hành, sau khi tịch thu xe đua, nếu là xe chính chủ, chủ phương tiện không liên quan, thì phải trả lại phương tiện. Điều này khiến việc xử lý gặp khó khăn, hiệu lực răn đe bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt bờ kè... trăm tỷ là những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai và đưa vào ứng dụng trong năm 2024 nhằm khắc chế triều cường gây ngập lụt.
Ngõ ở phố cổ Hà Nội không giống với chốn khác, ngõ mà như phố, phố lại giống ngõ, hầu hết các con ngõ ấy đều nhộn nhịp suốt ngày đêm. Và có lẽ hầu hết ngõ ở phố cổ có một điểm giống nhau, nối liền hai con phố lớn...